Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Vĩnh Long: Phát triển du lịch gắn với làng nghề và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số

N.Tâm –H.Diễm - 08:20, 03/11/2022

Vĩnh Long là tỉnh thuộc trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại hàng trăm năm, mang dấu ấn văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc vùng Nam bộ xưa. Tỉnh Vĩnh Long xác định, đây là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế du lịch.

Làng nghề làm gạch nằm nép mình bên dòng Long Hồ hiền hòa
Dọc bên dòng sông Long Hồ là những làng nghề truyền thống

Tạo điểm nhấn từ làng nghề

Dọc tuyến sông thuộc huyện Long Hồ, có chiều dài khoảng 7km là những làng nghề truyền thống được hình thành từ rất nhiều năm, như xóm nghề chằm nón lá, làm gạch, đan rổ tre, sản xuất hủ tiếu, bún... Có thể thấy, chỉ một đoạn sông nhưng chứa đựng cả một bề dày văn hóa trăm năm. Nhiều sản phẩm đặc trưng của đồng bào các dân tộc đã tạo điểm nhấn cho làng nghề.

Men theo tuyến sông Long Hồ, đến xóm nghề chằm nón lá tại khóm 6, thị Trấn Long Hồ, nơi có nhiều hộ gia đình gắn bó, truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà trong đó lực lượng chủ lực, là những người phụ nữ khéo tay ngày ngày miệt mài làm nên những chiếc nón lá, trở thành một trong những biểu tượng khi nghĩ tới vùng quê miền Tây sông nước.

Làng nghề truyền thống chằm nón được duy trì lâu đời. Hiện, địa bàn có hơn 400 hộ dân, trong đó hơn một nửa theo nghề. Hầu hết phụ nữ tranh thủ thời gian nông nhàn để chằm nón, có thêm thu nhập. Nhiều người mong ước, nếu làng nghề được chính quyền, đơn vị chuyên ngành quan tâm, kết hợp với phát triển du lịch sẽ có ý nghĩa rất lớn, vừa hỗ trợ kinh tế, vừa góp phần quảng bá làng nghề đến du khách gần xa, và như vậy nghề chằm nón lá mới không bị mai một.

Cũng nằm trên dòng sông này, đoạn qua xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, du khách có thể tìm đến xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Nơi đây có gần 200 hộ dân theo nghề. Nét độc đáo của làng nghề, là sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương như cây tre, cây trúc và những bụi rơm. Đây là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo từ đôi bàn tay của người thợ.

Với kinh nghiệm hơn 50 năm trong nghề, bà Lê Thị Tuyết Mai chia sẻ: “Nghề này phải chịu khó, tỉ mẩn công phu mới theo được. Để hoàn thành một cái rổ tre, một chiếc rế lót nồi, cần qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm phải thật khéo, để ý từng chi tiết nhỏ mới có thể đan được rổ đều và tròn. Vì vậy, mấy đứa nhỏ giờ không mê, nếu như xóm nghề được gắn kết với du lịch có thể giới thiệu nghề truyền thống đến với nhiều người.”

Trải nghiệm làng nghề làm cốm nổ
Du khách được trải nghiệm và thưởng thức sản phẩm của làng nghề làm cốm nổ

Tăng thu nhập từ làng nghề

Có dịp về cù lao An Bình (huyện Long Hồ) du khách sẽ được lênh đênh sông nước, ghé thăm những vườn trái cây trĩu quả, tự tay hái những quả chín mọng còn trên cây. Và cũng tại đây, du khách có thể tận mắt chứng kiến và tham gia làm cốm nổ của bà con trên miệt cù lao, một loại cốm được bắt nguồn từ phum sóc của đồng bào Khmer.

Vừa thoăn thoắt đôi tay rang chảo cốm, ông Dương Hữu Nghĩa chủ cơ sở làm cốm Cửu Long cho biết: Gia đình ông sống với nghề này trên 20 năm. Lúc đầu làm để bán cho bà con trong xóm, thời gian gần đây được Nhà nước đưa vào hệ thống làng nghề phục vụ khách du lịch, so với việc làm để bán ra thị trường, thì làm để phục vụ du lịch khỏe hơn, thu nhập cũng cao hơn.

 Hiện tại, cơ sở có khoảng 10 lao động, cả thường xuyên và thời vụ, mỗi ngày làm trên dưới 50 mẻ để phục vụ trải nghiệm và bán cho du khách. Đa số lao động là người dân địa phương, thu nhập ổn định, ai cũng có cuộc sống ổn định.

Mục tiêu thu hút lượng khách du lịch đến Vĩnh Long từ nay đến năm 2025, tăng trung bình 9%/năm, doanh thu tăng bình quân 25%/năm; giai đoạn 2026 – 2030 lượng khách tăng trung bình tăng 10%/ hàng năm, doanh thu tăng bình quân 30%/năm. Đặc biệt việc phát triển làng nghề truyền thống và sử dụng lao động là người DTTS, đã được quan tâm, xây dựng trong quy hoạch phát triển du lịch, gắn với bảo tồn văn hoá của đồng bào các dân tộc.

Du khách tham quan vườn trái cây ở cù lao An Bình
Du khách tham quan vườn trái cây ở cù lao An Bình

Theo ông Phan Văn Giàu, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, để trợ lực cho ngành Du lịch của địa phương, tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Đề án xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, triển khai thực hiện các đề án về phát triển du lịch như: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch đến năm 2025”, “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù Vĩnh Long”, “Bảo tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, “Di sản đương đại Mang Thít”, “Cơ cấu lại ngành du lịch đến năm 2025”.

"Với đề án phát triển du lịch của tỉnh, chúng tôi kỳ vọng, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Việc triển khai Đề án cũng sẽ tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương tham gia. Bởi Đề án cũng chú trọng đến đào tạo nghề cho lao động là người DTTS, tạo mọi điều kiện để đồng bào có cơ hội tham gia trực tiếp vào các làng nghề truyền thống để phát huy được hết giá trị của ngành nghề đặc thù ", ông Phân Văn Giàu chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tuyển sinh GDNN và GDTX: Cần linh hoạt trong hình thức xét tuyển, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng miền

Tuyển sinh GDNN và GDTX: Cần linh hoạt trong hình thức xét tuyển, phù hợp với từng đối tượng và từng vùng miền

Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn, tại Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và Giáo dục thường xuyên (GDTX), tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 15 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.