Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Về Vĩnh Long đốt đuốc đi xem hát bội

Như Ý-Hồng Diễm - 10:37, 08/07/2022

Đốt đuốc đi xem hát bội ở cù lao An Bình, huyện Long Hồ, là sản phẩm du lịch ấn tượng, đặc sắc được ngành du lịch Vĩnh Long đưa vào khai thác phục vụ du khách từ 2016, nhằm tái hiện đời sống tinh thần của người Nam bộ xưa một cách chân thật, mộc mạc.

Du khách được trải nghiệm cầm đuốc lá dừa xem hát bội ở cù lao An Bình
Du khách được trải nghiệm cầm đuốc lá dừa đi cả cây số trong đêm đến đình thần ở cù lao An Bình xem hát bội

Hát bội là loại hình nghệ thuật sân khấu, thường được biểu diễn ở các võ ca đình thần vào dịp Lễ hội Kỳ yên ở các tỉnh Tây Nam bộ. Với đặc trưng là tính ước lệ để chuyển tải các tuồng tích. Người dân Nam bộ đã dựa vào những tích xưa để lồng vào đó các câu chuyện mang tính nhân văn, đạo đức, đề cao các giá trị làm người như: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm, bài trừ những cái xấu. Cùng với đờn ca tài tử, hát bội là món ăn tinh thần được đông đảo người dân Nam bộ các thế hệ yêu thích.

Tuy nhiên, với sự phát triển của các loại hình nghệ thuật hiện đại, loại hình nghệ thuật này đang dần vắng bóng trên sân khấu, bởi lẽ thiếu người xem và thiếu cả người diễn. 

Có nhiều ý kiến cho rằng, nên đưa hát bội diễn ở nhà văn hóa để duy trì và phục dựng. Song điều đặc biệt của loại hình này, là không thể rời xa võ ca đình thần và chỉ có thể diễn ở đình thần (Ngôi đình làng thờ Thần Thành hoàng), mới thể hiện hết cái hồn của một loại hình nghệ thuật. Vì thế việc giữ gìn và đưa hát bội vào làm sản phẩm du lịch của Vĩnh Long, vừa bảo tồn văn hóa truyền thống vừa là điểm nhấn níu chân du khách trong và ngoài nước tìm đến Vĩnh Long.

Điểm đặc sắc của sản phẩm du lịch này không chỉ ở chỗ lời ca tiếng hát, mà còn cả một sự cộng hưởng khi du khách được phiêu bồng xuôi dòng Cổ Chiên, những đêm tối ánh trăng soi rọi xuống dòng nước óng ánh, gió thổi hương hoa bưởi, hoa xoài, mùi ổi chín ngoài vườn hòa quyện, tạo nên một không gian yên bình hiếm có.

 Không chỉ có thế, để du khách tận hưởng hết không khí “hồi đó”, du khách còn được trải nghiệm trong tay cầm ngọn đuốc dừa, huơ huơ chút ánh sáng héo hắt để soi đường đi tới đình thần xem hát bội.

Sau khi đến đình thần, du khách hòa mình cùng người dân nơi đây, thắp một nén hương tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân mở cõi về vùng đất phương Nam và cầu mong được sự bình an cho gia đình, cùng trò chuyện với bà con thân thiện nơi đây, cùng giao lưu và trao đổi những câu chuyện kể về tình đất và tình người, trước khi được xem hát bội.

Các vở diễn trong những tuồng hát bội, thường là những câu chuyện kinh điển về một thuở đi mở cõi, các vị anh hùng đấu tranh bảo vệ đất nước, tình yêu xóm làng, tình yêu đất nước,.. được các nghệ nhân ca diễn xuất thần. Từ đôi mắt, gương mặt, điệu bộ hòa cùng tiếng trống chầu dưới mái đình làng, sự chuẩn bị rất cầu kỳ từ trang điểm, trang phục, dàn dựng sân khấu cho đến âm thanh nhạc cụ…tạo ra một không gian xưa, những hoài niệm về những ngày ấu thơ theo chân mẹ chân bà đi xem hát bội ở đình thần.

Nghệ nhân biểu diễn hát bội tại võ ca đình thần
Nghệ nhân biểu diễn hát bội tại võ ca đình thần

“Khi guồng quay của cuộc sống hiện đại đang từng ngày tách ta ra khỏi những nét quê mộc mạc, thì nay khi chạm tay vào bó lá dừa những kí ức của một thuở thiếu thời ùa về, những câu chuyện xưa kể mãi chẳng hết suốt dọc đường đi. Không gian này, khung cảnh này làm mình nhớ ngày xưa quá!” chị Đỗ Thị Kim Dung du khách đến từ Long An chia sẻ cảm xúc.

Không chỉ được xem hát bội, điều vô cùng thích thú với một du khách đó là phần học cách biểu diễn, tìm hiểu các đặc trưng và trải nghiệm với các động tác ngay trên sân khấu. Hát bội là nghệ thuật kết hợp của ca, kịch và các động tác biểu diễn. 

Chị Nguyễn Diễm Trinh du khách đến từ Hậu Giang thích thú: “Mình cũng sinh ra và lớn lên ở miền Tây, nhưng chưa lần nào mình được xem hát bội, cũng như là được trải nghiệm cầm đuốc lá dừa. Mọi thứ đều rất mới mẻ, dọc đường đi mình nghe nhiều cô chú nhắc chuyện ngày xưa, làm mình tò mò muốn tìm hiểu ngày xưa vui như thế nào, đáng nhớ như thế nào mà những thế hệ trước đều muốn một lần quay lại.”

Theo ông Nguyễn Khắc Khoan, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch Vĩnh Long: “Đốt đuốc lá dừa đi xem hát bội”, là sản phẩm du lịch mới lạ, tạo ra trong không gian văn hóa đình làng Nam bộ khiến nhiều du khách tò mò thích thú khi trải nghiệm. Đây cũng là dịp để tìm lại giá trị văn hóa giá trị nghệ thuật trong không gian văn hóa đình làng Nam bộ xưa, cũng là cơ hội cho giới trẻ hôm nay ít nhiều biết được những giá trị di sản văn hóa mà ông cha ta đã để lại, nhớ về một thời các bậc tiền nhân đi mở cõi. Đối với những người trẻ là một một sự trải nghiệm quý giá, một kỷ niệm đẹp dưới mái đình làng

Hiện tỉnh đang xây dựng hát bội trở thành điểm nhấn đặc trưng cho du lịch Vĩnh Long. Để quảng bá loại hình văn hóa phi vật thể, nghệ thuật hát bội đến với du khách, trung tâm cũng đang nỗ lực kết nối tour tuyến với các đơn vị lữ hành, để du khách có thể trải nghiệm sản phẩm độc đáo này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Thời gian qua, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn
Tin nổi bật trang chủ
Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Gieo chữ ở "đỉnh trời" Khuôn Vình

Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Chuyện về người La Hủ nơi cuối trời Tây bắc: Những triệu phú người La Hủ tuổi đôi mươi (Bài 2)

Nhờ các chính sách đầu tư của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của chính quyền địa phương, hỗ trợ về cây con giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt, từ cuộc sống nghèo khó, nay đời sống đồng bào La Hủ đã có những đổi thay. Trên những bản làng của đồng bào La Hủ đã có những triệu phú trẻ chỉ mới ở tuổi đôi mươi.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Tận dụng nguồn lực thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719 (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 10:29, 08/12/2023
Trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), bên cạnh việc thực hiện hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước, tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực thực hiện hiệu quả nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, góp phần đạt được mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Di sản Then của người Tày, Nùng, Thái - Tự hào để giữ gìn và trao truyền: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng tầm di sản Then (Bài cuối)

Thời gian qua, các địa phương đang tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc đã được bảo tồn, phát huy và nâng tầm, trong đó có di sản Then của người Tày, Nùng, Thái. Ghi nhận từ Lạng Sơn
Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Hà Nội: Những dấu hiệu bất thường trong việc cấp hàng loạt Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Dương Nội?

Pháp luật - Nhóm PVĐT - 08:27, 08/12/2023
Với diện tích xấp xỉ 200 ha đất, Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Dương Nội, là một trong những dự án đầu tư xây dựng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bạn đọc của Báo Dân tộc và Phát triển phản ánh và theo xác minh của phóng viên thì việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (GCN) tại Khu đô thị mới Dương Nội có nhiều dấu hiện bất thường, rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, để đảm bảo quyền lợi của hàng nghìn hộ dân đang sinh sống tại nơi này.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 7/12/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ chúc mừng Giáng sinh năm 2023 tại giáo phận Bắc Ninh và Lạng Sơn. Bắt đối tượng tự xưng "Đại đức Thích Tâm Phúc" về tội lừa đảo và làm giả giấy tờ. Dịch giả của sách lễ bằng tiếng Cơ Ho. Cùng các tin tức thời sự khác.
Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bắc Kạn: Tăng cường truyền thông bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số

Bất bình đẳng giới vẫn đang gây trở ngại đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Để hạn chế tình trạng bất bình đẳng giới, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh Bắc Kạn đã tập trung tuyên truyền, vận động đến người dân, nhằm nâng cao ý thức, dần dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.
Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang phát huy hiệu quả ở Đăk Lăk

Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có thể nói là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới một cách hiệu quả. Tỉnh Đắk Lắk đã kịp thời triển khai các nội dung của Dự án và đạt những kết quả tích cực bước đầu. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại xoay quanh vấn đề này.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin

Công tác Dân tộc - Mai Hương - Việt Hà - 07:39, 08/12/2023
Huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) xác định việc phổ cập dịch vụ Internet, mạng di động, tăng cường chuyển đổi số, sẽ là giải pháp tích cực trong việc giảm nghèo về thông tin, giảm nghèo đa chiều. Từ đó khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Kiên Giang: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên DTTS học nghề và kết nối việc làm

Trong những năm gần đây, chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động vùng đồng bào DTTS được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả. Đây là một trong những giải pháp bền vững trong công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới và cũng là một trong những nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Giữ hồn quê ở vùng đất mới

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, theo phong trào làm kinh tế mới, nhiều hộ đồng bào Tày, Nùng rời vùng núi Tây Bắc di dời đến các địa phương trong cả nước để xây dựng cuộc sống mới, trong đó có xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên).