Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Có một thứ rượu men lá đặc trưng ở bản Xiềng

Thành An - 15:22, 02/12/2021

Nguyên liệu là lá rừng, các vị thuốc Bắc cùng với bột gạo… nhưng đồng bào Thái đã tạo ra thứ rượu men lá độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Trong cái lạnh miền sơn cước, nhấp bát rượu men lá thơm nồng, ngọt hậu mà chếnh choáng men say vị núi rừng...

Bản Xiềng có 3 tổ nấu rượu men lá với hàng chục hộ dân tham gia
Bản Xiềng có 3 tổ nấu rượu men lá với hàng chục hộ dân tham gia

Từ lâu, bản Xiềng, xã Đôn Phục, huyện Con Cuông (Nghệ An) được biết đến là “thủ phủ” của rượu men lá. Rượu được bà con nấu quanh năm, nhưng những ngày này, làng nghề nấu rượu men lá bản Xiềng, xã Đôn Phục tất bật hơn với những mẻ rượu phục vụ Tết. Vào bất cứ gia đình nào dịp này, cũng dễ dàng bắt gặp cảnh người dân đang chẻ củi, đắp lò, đỏ lửa suốt ngày để chưng cất rượu phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết. Rượu men lá bản Xiềng được người tiêu dùng ưa chuộng bởi hương vị đặc trưng, được tạo nên từ những viên men lá.

Men được nặn và phơi khô
Men được nặn và phơi khô

Theo các cụ cao tuổi trong bản, thì men nấu rượu được làm từ lá rừng, các vị thuốc Bắc và bột gạo. Mỗi mẻ men cần đến 20 - 30 loại cây, lá rừng khác nhau, là những loại lá thuốc có lợi cho sức khỏe. Những loại lá này phải vào rừng sâu để thu hái.

Quan sát kỹ, chúng tôi nhận thấy, lá rừng sau khi thu hái về được rửa sạch, băm nhỏ, hong nắng, phơi sương (nếu không có nắng thì hong khô bằng khói bếp). Khi lá đã khô, thì giã mịn, còn thân cây thì nấu sắc lấy nước để ngâm gạo. Gạo làm men phải là thứ nếp nương thơm, sau khi ngâm với nước lá cây rừng một ngày, thì vớt ra nghiền thành bột. Bột này đem trộn đều với nước lá và nặn thành những viên men. Phía ngoài phủ một lớp “bột áo” để men không bị bám dính, không bị nát.

Mỗi viên men lá gồm hàng chục loại lá và cây rừng
Mỗi viên men lá gồm hàng chục loại lá và cây rừng

Men sau khi đã được nặn sẽ xếp ra một cái nong to có trải rơm khô bên dưới, xếp men xong tiếp tục phủ một lớp rơm lên trên, vào mùa hè phủ thêm một lớp chăn mỏng; còn mùa Đông thời tiết lạnh, cần phải ủ hai ngày mới ra được men. Men sau khi ủ xong đem trải đều trên nong để chỗ thoáng mát cho khô dần, hoặc đem ra phơi nắng ít nhất 5 - 7 ngày mới dùng để nấu rượu.

Để có được mẻ rượu ngon, không thể thiếu gạo nếp nương. Gạo được đồ thành xôi, xới tung chờ nguội rồi giã men lá thật mịn rắc vào, ủ chừng 25 - 30 ngày mới đem chưng cất thành rượu. Nước nấu rượu là loại nước suối đầu nguồn trong và ngọt. Khi nấu phải đun đều lửa, lửa nhỏ thì không đủ hơi nóng để ra rượu, lửa to dễ bị trào, sục chua, khê.

Mỗi mẻ cơm rượu được ủ hơn 20 ngày rồi mới đem nấu
Mỗi mẻ cơm rượu được ủ hơn 20 ngày rồi mới đem nấu

Rượu men lá trở nên quý, vì cách làm kỳ công từ khâu tìm kiếm nguyên liệu, cách làm men và cách nấu. Trong đó, khâu làm men là công phu nhất, đòi hỏi độ kiên trì, chịu khó và kinh nghiệm, bí quyết riêng của mỗi gia đình. Mỗi viên men lá là vị thuốc quý, rất lành, tạo nên hương vị đặc trưng riêng của rượu bản Xiềng.

Bà Vi Thị Hồng, Tổ trưởng Tổ nấu rượu men lá bản Xiềng cho hay: Chúng tôi đã có quy định riêng để giữ gìn nghề truyền thống. Đó là, men ủ cơm rượu phải là men lá rừng, cơm nấu rượu phải là nếp nương và quá trình ủ, nấu không sử dụng bất cứ hóa chất, phụ gia nào khác. Mặt khác, các hộ dân cũng không được pha trộn rượu của các nơi khác vào để bán.

Rượu men lá của người Thái đã là mặt hàng ngày càng chiếm lĩnh được thị trường
Rượu men lá của người Thái đã là mặt hàng ngày càng chiếm lĩnh được thị trường

Nấu rượu men lá, đã là nghề truyền thống bao đời của bà con người Thái ở bản Xiềng. Thời gian gần đây, nghề nấu rượu men lá bản Xiềng phát triển mạnh, thị trường tiêu thụ được mở rộng. Theo khảo sát, bản Xiềng đã có 41 hộ, với 48 lao động tham gia làm nghề. Làng có 3 tổ nấu rượu tập trung tại 3 hộ gia đình, luôn có 30 - 40 lao động. Với công suất bình quân khoảng 200 - 300 lít rượu/ngày; mỗi tháng tiêu thụ bình quân 6.000 - 7.000 lít, mang lại thu nhập bình quân mỗi lao động làng nghề 18 triệu đồng/người/năm.

Cuối tháng 10/2021, làng nấu rượu men lá bản Xiềng đáp ứng đủ các tiêu chí cấp bằng công nhận làng nghề cấp tỉnh
Cuối tháng 10/2021, làng nấu rượu men lá bản Xiềng đáp ứng đủ các tiêu chí cấp bằng công nhận làng nghề cấp tỉnh

Tin vui với bà con bản Xiềng là cuối tháng 10/2021, Hội đồng thẩm định công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh Nghệ An, đã thẩm định và công nhận làng nấu rượu men lá bản Xiềng đáp ứng đủ các tiêu chí cấp bằng công nhận làng nghề cấp tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND xã Đôn Phục huyện Con Cuông Lữ Ngọc Chi chia sẻ: "Được công nhận làng nghề, đó là niềm vinh dự của bà con, là cơ hội để bảo tồn, phát huy nghề truyền thống, phát triển kinh tế từ nghề. Để tạo dựng thương hiệu riêng cho rượu men lá bản Xiềng, chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn bà con sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng chất lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã, cách đóng gói và hoàn thiện tem, nhãn mác, đăng ký bảo hộ sản phẩm. Đồng thời, từng bước xây dựng rượu men lá bản Xiềng thành sản phẩm OCOP của địa phương".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Người trẻ kể chuyện bản làng

Người trẻ kể chuyện bản làng

Không đứng ngoài xu thế phát triển của các trang mạng xã hội, những người trẻ xứ Tuyên đã tận dụng lợi thế kết nối, lan tỏa của Facebook, Tiktok, Youtube để kể lại câu chuyện bản làng. Những nhà sáng tạo nội dung GenZ (thế hệ sinh năm 2000 đến nay) đã quảng bá bản sắc văn hóa, mỹ tục theo cách riêng với tất thảy niềm tự hào về dân tộc, quê hương.
Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Đội văn nghệ thôn bản - Đánh thức vai trò của những chủ nhân văn hóa: Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống từ cơ sở (Bài 1)

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Những năm qua, phong trào văn nghệ quần chúng tại vùng đồng bào DTTS có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, Với những hoạt động của mình, các đội văn nghệ thôn bản đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở”, nâng cao đời sông tinh thần cho Nhân dân.
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương trong thực hiện chế độ, chính sách với Người có uy tín

Người có uy tín - Mạnh Cường - 6 giờ trước
Những năm qua, đánh giá cao về vai trò, sức ảnh hưởng của những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đội ngũ này, qua đó, Người có uy tín ngày càng phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác ở cơ sở. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế xung quanh vấn đề này.
Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Thanh Hóa: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông

Công tác Dân tộc - Hòa Cao - 23:56, 04/06/2023
Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, trong tháng 5, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện Mường Lát, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức 03 Hội nghị tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông cho 35 bản thuộc 05 xã có đồng bào Mông sinh sống trên địa bàn huyện Mường Lát.
Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Phó Trưởng Ban dân tộc Nghệ An Lương Văn Khánh: Phải có văn bản điều chỉnh Nghị quyết HĐND tỉnh về phân khai nguồn vốn

Tiếng nói từ cơ sở - T.Hải - 23:49, 04/06/2023
Huyện Kỳ Sơn đã làm tờ trình gửi và đề nghị UBND tỉnh Nghệ An tập trung nguồn lực cho địa phương thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719.
Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực giữ gìn, phát huy giá trị làng nghề truyền thống

Công tác Dân tộc - Hải Khánh - 23:46, 04/06/2023
Các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều có lịch sử lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể phong phú, mang tính cộng đồng cao. Bởi vậy, việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hoá của làng nghề truyền thống là hướng đi quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản

Sáng 3/6, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã chủ trì cuộc họp lần thứ 3 Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Lai Châu: Phát huy vai trò đảng viên trong xóa đói giảm nghèo

Gương sáng - H.Thắm – P.Ly - 23:38, 04/06/2023
Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh

Tin tức - Như Tâm - 23:37, 04/06/2023
Vừa qua, đoàn lãnh đạo tỉnh Cà Mau do ông Trần Văn Hiện, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự Phật giáo và Thường trực Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhân mùa Phật Đản Phật lịch 2567. Tham gia cùng đoàn có đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo Công an tỉnh; Ban Tôn giáo tỉnh.
Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 23:33, 04/06/2023
Nằm bên sườn dãy núi Hoàng Liên hùng vĩ, có độ cao trên 1.300 mét so với mực nước biển, từ lâu địa danh xã Tà Mung, huyện Than Uyên (Lai Châu) là điểm đến của nhiều du khách. Và đã thành thông lệ, cứ vào thứ Bảy hàng tuần, bà con người Thái, Mông, Khơ Mú các xã Tà Mung, Ta Gia, Khoen On (Than Uyên) lại mang các sản vật ngược núi Tà Mung đi chợ phiên Nậm Pắt.
Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Ghi nhận từ công cuộc chuyển đổi số ở Bắc Giang

Khoa học - Công nghệ - Ngọc Diệp - 23:28, 04/06/2023
Trong ba năm liên tiếp (2020, 2021, 2022), tỉnh Bắc Giang dẫn đầu cả nước về lĩnh vực “Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số” trong chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh. Năm 2021, 2022, tỉnh Bắc Giang xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh.
Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Bộ NN&PTNT khảo sát tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Trí Phương - 16:16, 04/06/2023
Ngày 4/6, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) do Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát, nắm tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG): Xây dựng nông thôn mới (NTM); phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).