Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Rượu trời” của người Cơ Tu

Minh Ngọc - 15:23, 16/09/2021

Trên vùng cao biên giới Tây Giang (Quảng Nam) quanh năm mù sương có một loại rượu đặc biệt, gọi là rượu tr’đin. Loại rượu này được người Cơ Tu lấy từ ngọn cây tr’đin trên núi và được coi là thứ “rượu trời”.

Phóng viên đi cùng đồng bào Cơ Tu lên rừng lấy rượu tr’đin
Phóng viên đi cùng đồng bào Cơ Tu lên rừng lấy rượu tr’đin

Sinh sôi hồn rừng

Một ngày trên vùng cao biên giới, anh Bh’ling Khôi (ở xã Tr’hy, huyện Tây Giang) dẫn chúng tôi đi tìm những cây “rượu trời” cách cửa khẩu chừng 5 km. Trên những thân cây đã treo sẵn chiếc can nhựa, nối với thân cây bằng một ống nứa. Nước từ thân cây nhỏ giọt theo máng xuống chai nhựa. Anh Khôi bảo rằng, đây là thức uống độc đáo của người Cơ Tu, là loại “rượu trời”.

Anh Khôi thông tin thêm, người Cơ Tu không chỉ có loại “rượu trời” này, mà còn có rượu tà vạc (đoác), adương (song mây) uống rất ngon và bổ. Nhưng “Thiên hạ đệ nhất tửu" ở Trường Sơn vẫn là rượu tr’đin, được khai thác từ cây tr’đin. Mùa Xuân, mùa Hè, người Cơ Tu uống rượu tà vạc, mùa Thu, mùa Đông sẽ uống rượu tr’đin. Các làng người Cơ Tu ở miền sơn cước Quảng Nam nơi nào cũng có cây tà vạc, nhưng cây tr’đin thì chỉ có ở Tây Giang, vùng sát biên giới Việt - Lào.

Một thân cây tr’đin đang cho rượu
Một thân cây tr’đin đang cho rượu

Rượu tr’đin không phải chưng cất từ men với gạo mà được chiết xuất từ những giọt nhựa quý của cây tr’đin. Trước tiên, bằng con mắt “nhà nghề”, người Cơ Tu, chỉ cần nhìn lên cây tr’đin là xác định được cây có trúng thời điểm đục thân ra nước hay không. 

Để có rượu tr’đin, người Cơ Tu lấy vỏ cây chuồn, loại cây này có hai loại: apăng và zuôn lột ra phơi khô và ngâm vào ống đựng nước tr’đin, dung dịch sẽ lên men. Rượu có vị thơm như sâm banh, hơi chát làm tê tê đầu lưỡi. Nước tr’đin dành cho trẻ con và phụ nữ uống thì không bỏ vào apăng để lên men, nước sẽ ngọt lịm và thơm ngon như hương vị đường thốt nốt.

Anh Khôi giải thích, cây tr’đin thường mọc ở những nơi ẩm ướt, nhất là những khu vực gần khe hoặc suối. Nước có màu trắng đục, vị ngọt như đường. Trung bình mỗi ngày, cây tr’đin to thường cho khoảng 5 - 10 lít/ ngày, đêm. Muốn lấy rượu tr’đin thì phải dùng dao, rựa đục vào thân cây. Tính từ ngọn xuống chừa lại 4 cuống lá già, tại cuống lá già thứ tư từ trên xuống, đục đối diện với cuống lá này sẽ thấy ở trong đọt trắng mềm là khả năng ra nước nhiều. Ngược lại, nếu đọt trong cứng vàng thì nước ít.

Người dân nơi đây thường dùng dao thật sắc xén phía trên ngọn, cố gắng làm sao cho vết cắt thật ngọt để ngọn cây không bị thối, cho ra nhiều rượu trong thời gian dài. Nếu cây lâu năm, không bị sâu, ngày đầu tiên có thể hứng được cả chục lít. Mỗi cây tr’đin trưởng thành cho rượu khoảng 3 đến 4 tháng mới hết. Sau đó người dân sẽ cho cây nghỉ. Lần sau muốn lấy tiếp phải dùng dao hớt ngắn đi một đoạn giúp cây cho rượu mới.

Một phụ nữ Cơ Tu trèo lên cây t'rđin để hứng rượu
Phụ nữ Cơ Tu trèo lên cây tr'đin để hứng rượu

Rượu của trời, tình của làng

Anh Bh’ling Khôi thích thú kể rằng, người làng đi lấy rượu theo từng nhóm bạn thân nhau hoặc cả gia đình. Bởi vậy, việc lấy rượu còn thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của người dân. Không chỉ thế, khách dưới xuôi lên, người Cơ Tu sẽ sẵn sàng mời uống rượu, nếu có thời gian thì khách còn được chủ mời cùng đi lên rừng lấy rượu.

Ở vùng biên giới Tây Giang, không chỉ riêng anh Khôi mà người dân Cơ Tu đều luôn tự hào về rượu tr’đin, vì đây là thứ "rượu trời" sạch tuyệt đối. Anh Bh’ling Đan khoe về đặc sản của làng mình: “Rượu tr’đin như là cái hồn của rừng núi, của người dân nơi đây. Từ già tới trẻ ai cũng thích uống. Đàn ông mê rượu, uống rượu này nhiều đến mấy cũng không say mà chỉ thêm khỏe thôi!”.

Rượu tr’đin có màu đục đục như nước đậu nành, sủi bọt và có mùi gần giống mùi của bia pha lẫn mùi men đặc trưng của rượu, khi uống vào thì không nóng rát như uống rượu mà mát rười rượi. Đó cũng là lý do phụ nữ ở Tây Giang không bao giờ ngăn cản chồng đi tìm “rượu trời” này. 

Rượu tr’đin có màu đục đục như nước đậu nành và uống vào rất mát
Rượu tr’đin có màu đục đục như nước đậu nành và uống vào rất mát

Thời gian qua, nhiều du khách lên bản làng Cơ Tu ở Tây Giang tham quan, trải nghiệm du lịch sinh thái, văn hóa cộng đồng rất thích thú khi được đồng bào mời thưởng thức rượu tr’đin. Nhiều người lần đầu được nếm thử “rượu trời” đã ví đây chính là “rượu sâm banh tr’đin” đặc biệt. Rượu tr’đin được nhiều du khách mua về làm quà cho gia đình, bè bạn và giới thiệu tới nhiều địa phương khác.

Để tạo ra loại rượu đặc sản này nhiều hơn nhằm phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách, một số thôn làng ở vùng Tây Giang đã nhân giống, mở rộng diện tích trồng cây tr’đin. Điển hình như tại thôn Arung (xã Bhalêê, huyện Tây Giang) có gia đình ông Ploong Cril (71 tuổi) trồng hàng trăm cây tr’đin để thu hoạch lấy rượu. Mỗi lít rượu tr’đin được ông Ploong Cril bán với giá từ 15.000 đồng -20.000 đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Gỡ rào cản phát triển dân số dân tộc Si La (Bài 8)

Không những tỷ lệ nghèo cao mà tình hình phát triển dân số có dấu hiệu chững lại bởi nhiều rào cản cho sự gia tăng dân số tự nhiên. Đây là những vấn đề cấp bách cần được giải quyết để bảo vệ, phát triển dân tộc Si La – một trong 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người hiện nay và là một trong 14 dân tộc thiểu số có khó khăn đặc thù của cả nước.
Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Yên Bái: Tận dụng nguồn lực nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em vùng đồng bào DTTS

Nguồn lực từ Dự án 7 về "Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, có ý nghĩa rất thiết thực, hỗ trợ rất lớn cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

HTX nông nghiệp Thạnh Thắng với thương hiệu khóm Cầu Đúc

Kinh tế - Phương Nghi - 4 phút trước
Trải qua nhiều thăng trầm nhưng khóm (dứa) Cầu Đúc vẫn chứng tỏ được giá trị khi mang về thu nhập ổn định cho nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vị Tân và các hộ thành viên HTX Nông nghiệp Thạnh Thắng (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

Tính ưu việt trong chính sách dân tộc của Việt Nam: Nhất quán chủ trương (Bài 1)

LTS: Qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc Đổi Mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Tính ưu việt của CNXH đã được thể hiện rõ trong những thành tựu to lớn của đất nước trên tất cả các lĩnh vực; trong đó có lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc.
Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Kiên Giang: Phụ nữ chung tay bảo vệ đường biên cột mốc

Để biên giới bình yên, bên cạnh công tác tuần tra không mệt mỏi của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Kiên Giang còn có sự góp sức của người dân, trong đó có lực lượng phụ nữ. Nhiều tổ phụ nữ đã được thành lập và tích cực tuyên truyền, vận động bảo vệ đường biên, cột mốc, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội biên phòng trong việc quản lý địa bàn, giữ vững chủ quyền biên giới.
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.