Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Một rừng cây - trăm thế hệ người Cơ Tu

PV - 17:53, 03/07/2021

Khi xu hướng tiếp cận hoang dã theo phong cách mới của khách du lịch nảy sinh gần đây, khu rừng cấm còn lại những cây pơ mu cổ thụ hiện ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam bỗng nhiên được chú ý. Đường lên Tây Giang là lên đỉnh dãy Trường Sơn, giáp Lào và vào sâu trong lòng của đại ngàn đúng nghĩa. Rừng pơ mu này được xem là đi liền với lịch sử tộc người Cơ Tu trên dãy Trường Sơn.

Làng du lịch sinh thái Pơ mu là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào Cơ Tu
Làng du lịch sinh thái Pơ mu là nơi tổ chức các lễ hội truyền thống của đồng bào Cơ Tu

Huyện miền núi biên giới Tây Giang của tỉnh Quảng Nam tách ra từ huyện Hiên là quê hương của người dân tộc thiểu số Cơ Tu, chủ nhân của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Huyện Hiên trước đây từng là huyện biên giới có mật độ dân số thấp nhất và có diện tích rừng nhiều nhất Việt Nam. Nhiều thế hệ người dân Cơ Tu cư trú rải rác, không tụ thành làng bản như những dân tộc khác, sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng và lưu truyền nhiều phong tục riêng, trong đó có tục thờ thần rừng, kiêng cữ và quy ước các vùng rừng ma, rừng cấm xâm phạm. Đây là lý do chính khiến khu rừng gỗ pơ mu cổ thụ còn lại đến ngày nay.

Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 1.146 cây pơ mu ở đây là Cây di sản Việt Nam. Địa phương này cũng đã xây dựng khu vực chỉ dấu dành cho tham quan và nghiên cứu tại xã A Xan, một xã biên giới cách trung tâm Tây Giang khoảng 40km về phía biên giới Việt - Lào.

Quần thể cây di sản hiện nằm chủ yếu ở 2 xã A Xan và Tr’Hy của huyện Tây Giang mới phát lộ được hơn một thập kỷ, do chính những người dân ở đây tìm kiếm, đánh dấu và thống kê lại chủ yếu nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, dưới chân núi Zi’lieng. Những cây pơ mu chủ yếu có tuổi từ hơn 300 năm đến 1.000 năm. Đường kính cây pơ mu lớn nhất gần 5,5m và chỗ tập trung nhiều cây pơ mu nằm ở địa phận xã A Xan trong tổng thể 90 ngàn ha rừng tự nhiên.

Không chỉ có cây pơ mu quý hiếm, đại ngàn Tây Giang còn nhiều loại gỗ quý như lim, đỗ quyên, đa sộp, dổi..., vì vậy, rừng ở khu vực này còn nguyên vẻ hoang sơ, kì bí, là một điểm cuốn hút đặc biệt đối với những người ưa thích du lịch khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.

Nếu may mắn, du khách đến tham quan rừng tự nhiên pơ mu tại A Xan còn được lưu trú tại làng sinh thái pơ mu tại đây, tham dự lễ tạ ơn thần rừng tổ chức vào mùa Xuân, mùa lễ hội và tham dự lễ cưới, hoặc lễ đâm trâu của người Cơ Tu. Dân tộc Cơ Tu vốn là những “cánh chim dũng mãnh” của đại ngàn Trường Sơn. Họ có kiến trúc nhà truyền thống, có dân ca, dân vũ, lễ hội, có lời ca tung tung ja já, nói lí, hát lí, có kỹ thuật may thêu thổ cẩm riêng, có tục cúng rừng và cả một tổ hợp các kỹ nghệ săn rừng, chinh phục tự nhiên và những cách thức trấn áp nỗi sợ hãi từ rừng thiêng nước độc, sơn lam chướng khí để tồn tại và lưu truyền nòi giống đến ngày nay.

Quần thể rừng pơ mu Tây Giang đã minh chứng một điều, thiên nhiên không tách rời đời sống con người. Khu rừng thiêng Tây Giang luôn đi liền với văn hóa, đời sống của người Cơ Tu, chính là đã gìn giữ, bảo tồn rừng tự nhiên như áo mặc của mình. Đối với người Cơ Tu, rừng là nguồn sống, là gốc gác văn hóa phát triển tộc người và quy định lại văn hóa tộc người.

Khách du lịch gán cho khu rừng rất nhiều cái tên mĩ lệ: “Vương quốc pơ mu” “công chúa ngủ trong rừng”, “đại ngàn lâm mộc ngũ hổ pơ mu”... chính vì quá yêu mến và choáng ngợp trước thiên nhiên ở nơi này. Chỉ cần tới được nơi đặt chỉ dấu thì đã sờ được vào những thân pơ mu xù xì hơn cả ngàn năm tuổi. Mỗi gốc cây có hình thù khác nhau, cây như rồng cuộn, cây như hổ ngồi. Du khách tận mắt thấy những nhà gươl - nhà cộng đồng bằng gỗ được chạm, khắc, vẽ đậm chất văn hóa dân gian. Du khách còn được gặp gỡ và trò chuyện với cán bộ Kiểm lâm bảo vệ rừng ở trạm bảo vệ rừng cách đó không xa. Họ thường tự hào rằng, vì ở quá lâu với rừng, với cộng đồng người Cơ Tu nên họ thuộc từng cây, từ cây nào to nhất, cây nào có năm mưa bão sét đánh gãy cành, đến cây nào phải đi bộ vất vả trèo núi lội suối hết hơi mới tới nơi được...

Các ngôi làng của người Cơ Tu hiện nay đã được quy hoạch lại để đồng bào được cư trú gần đường giao thông, gần nguồn nước và có khu canh tác lúa nước tập trung tiện cho thủy lợi. Không có ở đâu, địa phương làm quyết liệt, triệt để để có thể gom toàn bộ dân cư rải rác trong các cánh rừng về lại một nơi, làm mặt bằng để dân làm nhà sàn, sinh sống như ở Tây Giang và đã làm thành công.

Một cây pơ mu ngàn tuổi ở Tây Giang. Ảnh: TTH
Một cây pơ mu ngàn tuổi ở Tây Giang. Ảnh: TTH

Người dân Cơ Tu còn tự nguyện dành tiền bảo vệ rừng hằng năm, đối ứng với khoản hỗ trợ của chính quyền nhằm làm đường giao thông nông thôn để tiện đi lại, hướng cuộc sống ra ngoài, hướng về miền xuôi, bớt phụ thuộc vào rừng sâu. Đây cũng là cách bảo vệ rừng hữu hiệu, tiến tới có thể làm du lịch cộng đồng, sống nhờ vẻ đẹp của rừng, nhưng biến rừng thành tài nguyên phục vụ con người. Trước đây, các làng Cơ Tu không biết trồng cấy, chăn nuôi, bây giờ, đến đầu làng đã có cổng chào, vườn rau, ao cá, cuộc sống xanh tươi bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn.

Gần đây nhất, vào tháng 3-2021, làng sinh thái pơ mu tại xã A Xan đã tổ chức lễ tạ ơn rừng nhằm ra mắt cộng đồng du lịch trong và ngoài nước, đồng thời cũng muốn duy trì và biến hoạt động này trở thành thường niên, là một sản phẩm du lịch cộng đồng đặc trưng. Trước đây, lễ tạ ơn rừng chỉ được làm quy mô làng bản, nay địa phương làm thành lễ hội văn hóa tổ chức khơi mào cho hoạt động du lịch cộng đồng theo kiểu sinh thái bền vững. Đồng bào tự hào về bản sắc văn hóa riêng và quần thể cây pơ mu, rừng nguyên sinh, rừng tự nhiên còn giữ được. Người Cơ Tu không chỉ là tộc người giữ được nét văn hóa riêng, họ còn có lối sống cộng đồng, tộc họ rất rõ thể hiện qua các lễ hội săn bắn, tế thần, luôn ăn chung mâm cả làng vào ngày hội thể hiện sự đoàn kết ý chí và tính thống nhất rất cao.

Du lịch ngắm rừng sẽ là hành trình du lịch mới mẻ và hấp dẫn ở Tây Giang. Ngoài thiên nhiên hùng vĩ choáng ngợp hiện ra trước mắt, du khách còn có cơ hội được thưởng thức văn hóa tộc người Cơ Tu đặc sắc và thăm cột cờ Tổ quốc trên đỉnh Zi’lieng, thăm thung lũng A Xan, cổng trời Tây Giang...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 16:29, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 16:18, 19/05/2025
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:12, 19/05/2025
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.