Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Quang Vinh - 2 giờ trước

Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,…; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một trong những nghi lễ nông nghiệp được đồng bào Gia Rai ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy tổ chức với quy mô gia đình.

Vợ chồng gia chủ tổ chức Lễ Tạ ơn chọn chỗ đất trống, đẹp để dựng cây nêu.
Vợ chồng gia chủ tổ chức Lễ Tạ ơn chọn chỗ đất trống, đẹp để dựng cây nêu.

Theo quan niệm của người Gia Rai, con người sinh ra chưa biết gì về thế giới của mình, chính các Yàng (thần linh) đã chỉ bảo cho dân làng biết làm rẫy trồng cây lúa, tỉa hạt bắp để có lương thực ăn, biết dệt vải để mặc, đan những chiếc gùi đẹp để dùng. Yàng phù hộ cho sức khỏe, phù hộ cho mùa màng được tốt tươi,… 

Vì vậy, để đền đáp công ơn của Yàng, các gia đình người Gia Rai tổ chức Lễ Tạ ơn để cúng trâu đen và dê cho Yàng, với mong muốn Yàng sẽ tiếp tục phù hộ cho gia đình mình gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Lễ Tạ ơn diễn ra trong 3 ngày, nhưng đồng bào phải chuẩn bị các điều kiện về vật chất, tinh thần trước đó cả tháng. Chủ nhà xem ngày và thông báo cho con cháu trong gia đình về việc chuẩn bị làm lễ. Khi ngày giờ đã được ấn định, tất cả thành viên trong gia đình bắt tay vào chuẩn bị rượu, gạo, trâu, dê, heo, gà... 

Thanh niên trai tráng vào rừng tìm gỗ thẳng ngọn, cây le giữa bụi để giúp gia đình dựng và trang trí dựng cây nêu
Thanh niên trai tráng vào rừng tìm gỗ thẳng ngọn, cây le giữa bụi để giúp gia đình dựng và trang trí dựng cây nêu

Thanh niên trai tráng vào rừng tìm gỗ thẳng ngọn, cây le giữa bụi để làm cây nêu. Những người khác xuống sông, suối bắt cá, lên rừng lấy đọt mây, rau rừng để chuẩn bị cho ngày hội được tổ chức chu đáo, đầm ấm.

Sau khi chặt đủ cây để làm cây nêu, chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, tối hôm đó chủ nhà chuẩn bị một con gà và một ghè rượu nhỏ để làm lễ cúng báo cho các Yàng. Cúng báo xong, chủ nhà tổ chức ăn uống, mừng cho việc chặt cây về làm cây nêu đã hoàn tất. Lễ Tạ ơn của gia đình chính thức bắt đầu.

Ngày thứ nhất: Những người khéo tay nhất trong làng sẽ đến phụ giúp gia đình làm cây nêu, dây cột trâu, cột dê cho lễ hội. Những người còn lại được phân công theo khả năng của mình, người thì chặt cây, người chẻ nan, người làm chuỗi dây, làm tua, đan hoa văn trang trí,…


Chủ nhà dắt con trâu ra cây cột để làm lễ hiến sinh
Chủ nhà dắt con trâu ra cây cột để làm lễ hiến sinh

Khi các công đoạn đã hoàn tất, chủ nhà chọn vị trí dựng cây nêu để các thanh niên tiến hành đào hố. Cây nêu được dựng trước sân nhà, vị trí cây nêu cột dê phải ở phía mặt trời mọc, còn cây nêu cột trâu ở phía mặt trời lặn.

Sau khi vật hiến sinh đã được đưa vào vị trí từng cây nêu, các thành viên trong gia đình tập trung tại vị trí cây nêu trong nhà tiến hành thực hiện nghi thức cúng. Chủ nhà cắt tiết gà, sau đó thực hiện nghi thức quăng gà về phía đối diện cửa chính của ngôi nhà, nếu đầu gà quay ra cửa chính thì báo hiệu điềm tốt.

Sau khi thực hiện xong các nghi thức, đội cồng chiêng tiến vào trong nhà, tiếng cồng chiêng vang lên. Lúc này, chủ nhà chọn một ghè rượu to và ngon nhất cõng ra cột tại vị trí cây nêu ngoài sân để mời bà con dân làng uống trong những ngày diễn ra lễ hội.

Kết thúc các nghi lễ trong ngày, chủ nhà đại diện cho gia đình đi mời bà con trong làng đến chứng kiến chung vui với gia đình. Suốt đêm hôm đó, dân làng cùng ăn, uống rượu, đánh cồng đánh chiêng, múa xoang không biết mỏi chân, mỏi tay để thức cùng trâu.


Chủ lễ chuẩn bị một bát gạo có gắn nến bằng sáp ong rồi cùng các thành viên trong gia đình ra vị trí cây nêu để thực hiện nghi thức ném gạo vào các con vật hiến sinh
Chủ lễ chuẩn bị một bát gạo có gắn nến bằng sáp ong rồi cùng các thành viên trong gia đình ra vị trí cây nêu để thực hiện nghi thức ném gạo vào các con vật hiến sinh.

Ngày thứ hai, là ngày chính lễ, chủ nhà cùng con cháu có mặt đông đủ tại cây nêu để làm lễ hiến sinh trước sự chứng kiến của đông đảo bà con trong làng. Cồng chiêng tiếp tục nổi lên, vòng xoang dập dìu để tiễn biệt con vật yêu quý, thể hiện lòng chân thành sự tiếc thương, sự biết ơn đối với con vật đã làm vật hiến sinh cho Yàng.

Các thành viên trong gia đình lần lượt khấn và lấy gạo ném vào con vật hiến sinh. Nữ chủ nhà ném trước rồi đến các thành viên khác. Nghi thức này nhằm thông báo cho Yàng biết, đồng thời xin Yàng chấp nhận con dao để thực hiện nghi thức đâm trâu. Trong Lễ tạ ơn, đồng bào làm nghi thức hiến sinh trâu trước, sau đó mới đến dê.


Những người dân đến dự Lễ Tạ ơn mang theo ghè rượu ngon nhất để góp vui
Những người dân đến dự Lễ Tạ ơn mang theo ghè rượu ngon nhất để góp vui.

Các nghi thức đã hoàn tất, lúc này chủ nhà mời mọi người đến uống rượu nhận lộc của Yàng cùng với gia đình. Dân làng góp vui cùng với gia đình làm Lễ Tạ ơn bằng những ghè rượu thơm ngon nhất đã mang đến từ trước.

Ngày thứ ba là ngày cuối của Lễ Tạ ơn, với nhiều nghi thức quan trọng. Nếu như ngày đầu là sự hối hả chuẩn bị, ngày thứ hai là ngày hội tưng bừng, thì ngày thứ ba, con người như được cởi bỏ tất cả những băn khoăn, trăn trở của đời sống để thanh thản đón chờ ngày mới bắt đầu.

Tiếng cồng tiếng chiêng được vang lên trong suốt 3 ngày đêm họ cùng ăn, uống rượu, múa xoang không biết mỏi chân, mỏi tay để thức cùng trâu
Tiếng cồng tiếng chiêng được vang lên trong suốt 3 ngày đêm, dân làng cùng ăn, uống rượu, múa xoang vui vẻ để thức cùng trâu.

Ngày thứ ba, cũng còn được gọi là ngày ăn đầu trâu, chủ nhà làm lễ hạ Yàng. Kết thúc lời khấn, chủ nhà lấy xương đầu trâu gác lên vị trí trang trọng nhất bên trong mái chồ của nhà sàn, báo hiệu nghi lễ kết thúc. 

Lúc này, các thành viên trong gia đình thay nhau mời khách đến tham dự những cang rượu tình nghĩa, đồng thời gửi lời cảm ơn dân làng đã đến chung vui cùng với gia đình mình.

Theo người Gia Rai, chính các Yàng (thần linh) là người đã chỉ bảo cho họ biết làm rẫy trồng cây lúa, tỉa hạt bắp để ăn, biết dệt vải để mặc, đan những chiếc gùi đẹp
Theo quan niệm của người Gia Rai, chính các Yàng (thần linh) đã chỉ bảo cho đồng bào biết làm rẫy trồng cây lúa, tỉa hạt bắp để ăn, biết dệt vải để mặc, đan những chiếc gùi đẹp để dùng

Lễ tạ ơn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Gia Rai, thể hiện khái quát nhận thức về thế giới quan cũng như tín ngưỡng của đồng bào về vạn vật hữu linh. Trong lễ hội này, có lúc Yàng là Vật tổ trong nghi lễ rước Yàng; có lúc Yàng là khách được mời xuống chung vui; cũng có lúc Yàng như một cá thể riêng lẻ, một thành viên của cộng đồng, cùng ăn cùng uống, cùng vui chơi trong lễ hội. 

Lễ Tạ ơn cũng là dịp để con cháu đoàn tụ sau những tháng ngày vất vả với công việc nương rẫy, là dịp để dân làng thể hiện tình đoàn kết gắn bó giữa các thành viên trong cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người dân Hoà Bình vươn lên thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

Người dân Hoà Bình vươn lên thoát nghèo nhờ du lịch cộng đồng

Với nhiều lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên địa bàn, những năm qua, du lịch cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình đang được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, khuyến khích người dân phát triển trở thành hướng đi chủ đạo. Nhờ đó, góp phần tạo sinh kế bền vững, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS trên địa bàn thoát nghèo, từng bước vươn khá giả.
Tin nổi bật trang chủ
Quỹ học bổng Vừ A Dính

Quỹ học bổng Vừ A Dính "chấp cách ước mơ" cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức

Giáo dục - Duy Chí - 29 phút trước
Bắt đầu thành lập từ năm 1999, sau 25 năm hoạt động, đặc biệt là trong giai đoạn 15 năm từ năm 2009-2024, Ban Điều hành Quỹ học bổng Vừ A Dính đã xác định mục tiêu hoạt động cho giai đoạn mới, đó là: Đầu tư hoạt động theo chiều sâu với nhiều mô hình nhằm góp phần xây dựng, tạo nguồn lực lâu dài, bền vững cho vùng dân tộc thiểu số và biển đảo, những vùng khó khăn, vùng phên dậu của Tổ quốc.
Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế về công tác dân tộc và chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Hương Trà - 1 giờ trước
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 491/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc.
Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Ảnh hưởng bão số 6, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, gây ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 27 - 28/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 4 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…gây ngập lụt trên diện rộng và nguy cơ sạt lở đất.
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV năm 2024: Thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc

Sự kiện - Bình luận - Th. Phong và nhóm PV - 1 giờ trước
Đại hội đại biểu các DTTS cấp tỉnh là sự kiện có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết gắn bó keo sơn giữa các dân tộc Việt Nam. Đại hội là dịp tổng kết việc thực hiện công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; đồng thời, thống nhất mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ công tác dân tộc từ nay đến năm 2029. Điểm lại việc tổ chức thành công Đại hội cấp tỉnh ở một số địa phương, càng khẳng định tình đoàn kết các dân tộc ngày càng thắt chặt...
Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số cuộc cách mạng đối với sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Sự kiện - Bình luận - Thanh Huyền - 1 giờ trước
Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, công cuộc CĐS ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh CĐS là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bình Gia (Lạng Sơn): Tổ chức 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tin tức - Minh Anh - 1 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 4 "Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn từ năm 2021-2025, theo kế hoạch đến hết năm 2024 huyện tổ chức được 16 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Thêm cơ hội việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở Đồng Văn

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ở buổi học cuối cùng, cả giáo viên và học viên ở lớp dạy nấu ăn tại thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn (Hà Giang) dường như ai cũng như bận bịu hơn, nhưng không khí thì sôi nổi lắm! Học viên các nhóm cùng nhau chế biến những món ăn từ kiến thức đã được học trong hơn một tháng qua. Giáo viên ẩm thực Phạm Hồng Nam, người đứng lớp chia sẻ: Tới giờ này mỗi học viên đều sẵn sàng trở thành một đầu bếp, đó là điều mình hạnh phúc nhất rồi!
Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Đại tá Phạm Văn Thắng giữ chức Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 2 giờ trước
Sáng 28/10, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Kiên Giang. Trung tướng Lê Đức Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh BĐBP chủ trì hội nghị.
Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Quảng Bình: Hơn 16 nghìn ngôi nhà của người dân bị ngập lụt

Tin tức - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Do hoàn lưu bão số 6 gây mưa lớn trên diện rộng, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều nơi bị ngập lụt trong nước lũ. Tính đến sáng nay (28/10), toàn tỉnh Quảng Bình đã có hơn 16 nghìn ngôi nhà bị ngập lụt.
Hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Đề xuất điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc

Hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình MTQG 1719 tại Nghệ An: Đề xuất điều chỉnh, tháo gỡ vướng mắc

Công tác Dân tộc - An Yên - 2 giờ trước
Sau hơn 3 năm kể từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đọan I: từ năm 2021-2025, nhưng việc thực hiện nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo Chương trình ở Nghệ An vẫn chưa thể triển khai và giải ngân nguồn vốn do nội dung này đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc ngay từ khi triển khai và đến nay những khó khăn vẫn hiện hữu.