Những lễ nghĩa thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cái dành cho cha mẹ mình chính là những nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa giáo dục nhân văn, sâu sắc nhằm củng cố nếp nhà.
Lễ Tạ ơn năm nay, người dân Mỹ đón Lễ Tạ ơn bằng nhiều hoạt động như Lễ diễu hành Macy nổi tiếng, chạy bộ và tổ chức bữa ăn từ thiện.
Từ một nét văn hóa truyền thống lâu đời, gắn với đời sống tâm linh của đồng bào Cơ Tu, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phát triển nghi lễ tạ ơn thần rừng thành lễ hội truyền thống, tổ chức thường niên vào những ngày đầu năm, nhằm thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, đời sống người dân yên ấm, thịnh vượng.
Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,…; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một trong những nghi lễ nông nghiệp được đồng bào Gia Rai ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy tổ chức với quy mô gia đình.
Trong sinh hoạt của đồng bào Cơ-tu (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế), sau khi thu hoạch mùa vụ và bắt đầu một mùa gieo trồng mới thường tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hằng năm. Đồng bào dân tộc Cơ-tu lại nô nức chuẩn bị ngày Lễ tạ ơn Yàng Xứ (hay còn gọi là Lễ tạ ơn các vị thần linh: Yàng trời, Yàng đất, Yàng sông suối, Yàng núi rừng...).