Đề án phát triển kinh tế- xã hội các dân tộc đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1672 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo đã giúp cho hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn Cống, Mảng, La Hủ trên địa bàn tỉnh Lai Châu có nhà ở đáp ứng tiêu chuẩn “3 cứng”.
Những năm gần đây, nắm bắt được thời điểm tích nước và xả nước của Thủy điện Sơn La, bà con nhân dân tại các xã vùng thấp trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã tận dụng thời điểm nước rút để gieo trồng ngô, lúa.
Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vai trò đặc biệt quan trọng trong các phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an ninh Tổ quốc.
Với mục tiêu xây dựng bản Sì Thâu Chải trở thành bản tiêu biểu trong xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng, thời gian qua xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã dành nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bản Sì Thâu Chải.
Với mục đích phát huy nội lực của thanh niên các dân tộc thiểu số, Chương trình “Tọa đàm Thanh niên” được tài trợ và hỗ trợ thực hiện bởi tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM), Tổ chức ChildFund, Trung tâm vì sự phát triển bền vững miền núi (CSDM), Liên minh Châu Âu (EU), Đại sứ quán Ireland, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Tổ chức Plan Quốc tế.
Trong những năm qua, chính sách cấp thẻ BHYT cho các hộ đồng bào DTTS của Nhà nước trên địa bàn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã giúp người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh.
Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Lai Châu đã giúp hàng nghìn lượt hộ hội viên, nông dân trên địa bàn được vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo và làm giàu…
Nhiều năm qua, tại Lai Châu, chương trình tín dụng chính sách xã hội đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vay vốn ưu đãi, đầu tư phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Nằm dưới chân núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc xã San Thàng, TP. Lai Châu; địa danh chợ Tam Đường đất không chỉ là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng mà còn là địa điểm để bà con gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình của người dân trong vùng thuộc các huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP. Lai Châu (Lai Châu).
Lai Châu là một trong những địa phương thực hiện hiệu quả nhất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên cả nước. Nguồn tiền chi trả DVMTR được trao tận tay người dân, tuy nhiên nhiều hộ được chi trả với số tiền lớn nhưng gia đình vẫn nghèo đói do sử dụng đồng tiền không hợp lý.
Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, nhiều năm qua, tỉnh Lai Châu đã tích cực xây dựng các mô hình can thiệp, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại các bản làng. Mô hình đã góp phần không nhỏ vào “cuộc chiến” chống lại vấn nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc rất ít người đang mai một hoặc bị biến dạng nghiêm trọng, dễ nhận thấy nhất là những giá trị văn hóa vật thể. Đó là cấu trúc làng bản, là nhà ở, là những công trình văn hóa gắn liền với đời sống của đồng bào….
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc phát triển cây chè đã góp phần thay đổi tập quán, tư duy canh tác của đồng bào các dân tộc.
Chiều 21/5/2018, thay mặt lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải đã thân mật tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín tỉnh Lai Châu nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô Hà Nội.
Từ lâu, sản phẩm miến dong ở xã Bình Lư, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu) được người tiêu dùng ví như “lộc trời” trên miền biên ải.
Thời gian qua, thực hiện Cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” (Với 8 nội dung cụ thể: Không đói nghèo, không có trẻ suy sinh dưỡng, không sinh con thứ ba trở lên, không có bạo lực gia đình, không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là một trong những hoạt động tích cực của Hội Phụ nữ huyện Sìn Hồ (Lai Châu). Qua đó góp phần hoàn thành tiêu chí căn bản trong XDNTM của huyện Sìn Hồ.
Được đánh giá là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất toàn tỉnh Lai Châu, mỗi năm Than Uyên có khoảng gần 800 hộ thoát nghèo. Để có được kết quả này, bên cạnh các chính sách của Nhà nước và tính tự lực tự cường của đồng bào nơi đây thì một phần rất lớn đó là từ các hoạt động tích cực của những cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Để hỗ trợ người khuyết tật ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế gia đình, những năm qua, các cấp ngành, địa phương ở Lai Châu đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ giúp người khuyết tật “tàn nhưng không phế”.
Những năm qua, huyện Tam Đường (Lai Châu) đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng các xã đạt chuẩn về y tế. Mục tiêu phấn đấu của huyện là đến năm 2020, 100% số xã, thị trấn đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, không ít giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đang dần mai một. Tuy nhiên, nghề chạm bạc của đồng bào Dao huyện Sìn Hồ vẫn đang được bảo tồn và phát huy, bởi những nét độc đáo riêng biệt mà công nghệ hiện đại không thể làm ra được.