Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ II năm 2014, vùng DTTS và miền núi tỉnh Lai Châu đã có nhiều bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên, đời sống không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm khá nhanh. Những thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn từ công tác dân tộc và các chính sách dân tộc.
Kinh tế -
Hoài Dương -
10:11, 04/11/2019 Những năm qua, tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một “kênh chính sách quan trọng để Lai Châu phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) vùng đồng bào DTTS. Hướng tới chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ III - năm 2019, Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Giàng A Tính, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xung quanh nội dung này.
Dân tộc Mảng ở Lai Châu hiện sinh sống chủ yếu tại hai huyện biên giới Mường Tè và Nậm Nhùn, với dân số gần 5.700 người. Là một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước, nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Mảng đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng do phong tục tập quán còn lạc hậu, cộng với các tệ nạn xã hội, nên nhiều năm trôi qua, cuộc sống của đồng bào Mảng vẫn chưa thoát được đói nghèo.
Thời gian qua, dù đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư, tuy nhiên, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Lai Châu luôn ở mức thấp so với cả nước, xếp từ 60 đến 62/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Để khắc phục thực trạng này, Lai Châu đã và đang triển khai nhiều giải pháp đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hướng tới một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp…
Với chủ đề “Tam Đường nơi hội tụ sắc màu văn hóa”, Tuần Văn hóa Du lịch huyện Tam Đường (Lai Châu) đã diễn ra từ 18 – 22/10/2019.
Thời sự -
Hoài Dương -
10:00, 18/10/2019 Những năm qua, đã có nhiều chính sách, dự án được triển khai, nhằm hỗ trợ bà con bản Pan Khèo (100% là đồng bào dân tộc Mông), xã Thèn Sin, huyện Tam Đường (Lai Châu) giảm nghèo. Thế nhưng, đến nay vẫn còn 90% trong số 56 hộ của bản (284 khẩu) là hộ nghèo, 10% cận nghèo.
Xã hội -
Hoài Dương -
15:18, 15/10/2019 Là một thành phố trẻ, cùng với sự thay đổi tích cực của kinh tế - xã hội, Lai Châu đang dần trở thành một địa danh hấp dẫn du khách bởi sự hòa quyện giữa nếp sống văn minh, hiện đại với những phong tục, tập quán đa dạng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Thời sự -
HOÀI DƯƠNG -
09:16, 06/10/2019 Tối 5/10, tại Quảng trường Nhân Dân, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, 15 năm chia tách thành lập tỉnh Lai Châu và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất lần thứ II. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng dự Lễ kỷ niệm.
Năm 2017, bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) bắt đầu mở hướng phát triển du lịch cộng đồng. Bước đầu tiếp cận với mô hình làm kinh tế mới mẻ này, nhưng bản Sì Thâu Chải nhanh chóng trở thành điểm du lịch thu hút rất đông du khách. Bởi lẽ nơi đây không chỉ có cảnh đẹp, bản sắc văn hóa đặc trưng được lưu giữ mà còn bởi cách làm du lịch rất riêng của đồng bào dân tộc Dao.
“Người con gái dân tộc Giáy phải biết làm giày vải, vừa thể hiện sự khéo léo, đảm đang, đồng thời, giày vải cũng là một lễ vật không thể thiếu của người con gái Giáy khi về nhà chồng”, bà Má Thị Mùi ở bản Nậm Lỏong 2, phường Quyết Thắng (TP. Lai Châu) chia sẻ.
Với lợi thế cảnh quan được thiên nhiên ban tặng, bản Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu đang dần trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Lai Châu. Nắm bắt lợi thế đó, anh Vàng A Chỉnh đã tiên phong mang du lịch cộng đồng homestay về với bản Sin Suối Hồ.
Chiều 19/3, tại bản Đông Phong, xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, cơ quan chức năng huyện Tam Đường phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Lai Châu tổ chức tiêu huỷ 117 con lợn được xác định nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Để khống chế dịch lây lan ra diện rộng, tỉnh Lai Châu đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ và quyết liệt.
Nậm Xe là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Phong Thổ (Lai Châu), đa số các hộ nghèo trên địa bàn thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất. Với thực tế đó, trong những năm qua, thông qua Chương trình 135, các hộ nghèo, hộ khó khăn đã nhận được các nguồn hỗ trợ để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.
Với việc xây dựng và đưa vào vận hành các dự án thủy điện trên sông Đà, Tây Bắc đã trở thành trung tâm thủy điện của cả nước, đóng góp tỷ trọng lớn trong nguồn cung của hệ thống điện quốc gia. Thành quả đó có sự đóng góp và hy sinh to lớn của cộng đồng dân cư Tây Bắc, sẵn sàng di chuyển nơi ở để nhường đất cho các dự án thủy điện. Hôm nay, sông Đà đã khoác lên mình chiếc áo mới làm thay đổi diện mạo, đời sống Nhân dân các dân tộc nơi đây cũng đang phát triển từng ngày.
Lai Châu có 385km đường thủy nội địa, thuộc 3 tuyến sông chính là sông Đà, Nậm Mu và sông Nậm Na. Mặc dù chưa có tuyến vận tải hành khách, song số lượng phương tiện, hoạt động đi lại của nhân dân gia tăng nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn giao thông cũng như giữ gìn an ninh trật tự, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đã vào cuộc tích cực.
Là huyện mới được thành lập (năm 2008), tuy nhiên, với quyết tâm tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng dạy và học cho con em đồng bào các dân tộc, huyện Tân Uyên đã hoàn thành và vượt tiến độ việc sát nhập các trường học trên địa bàn với dấu ấn nổi bật về đích trước hơn 10 năm so với lộ trình.
Vừa qua, Thanh tra tỉnh Lai Châu đã có buổi làm việc với Ban quản lý khu kinh tế (BQLKKT) cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu. Qua đó, cơ quan này đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý đất đai, quản lý kinh tế cửa khẩu.
Trước đây, xã Tả Ngảo từng là địa phương tiềm ẩn nhiều yếu tố mất an ninh trật tự của huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên thông qua phong trào phát động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, bản làng nơi đây đã dần bình yên, người dân yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế.
Bắt đầu từ năm học 2017-2018, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu triển khai việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị trường học trên địa bàn theo Nghị quyết số 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về việc “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập”. Qua triển khai thực hiện, việc sáp nhập đang cho những tín hiệu tích cực về lợi ích.
Những năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Lai Châu đã tích cực đấu tranh, phòng chống tội phạm về mua bán người (MBN); tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao cảnh giác, từng bước ngăn chặn loại tội phạm này.