Từ hai năm nay, vào mỗi buổi chiều thứ 5 hằng tuần, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Tần (thuộc BĐBP Lai Châu, đứng chân trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ) lại tổ chức đến các điểm trường trên địa bàn xã để cắt tóc miễn phí cho các em học sinh. Việc làm nhỏ nhưng sức lan tỏa lớn, tạo hình ảnh thắm tình quân dân trên vùng biên giới.
Nhận thấy cây sa nhân tím là loại cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân lại có giá trị kinh tế cao, nhiều năm qua, Phòng Nông nghiệp huyện Mường Tè (Lai Châu) đã chủ động hướng dẫn người dân các xã phát triển diện tích. Đến nay sau hơn 4 tháng qua công tác kiểm tra đánh giá của các cơ quan chuyên môn diện tích cây sa nhân trồng mới có tỷ lệ sống rất cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Thực hiện mô hình liên kết “3 nhà” (nhà nông - nhà nước và doanh nghiệp), Hợp tác xã (HTX) Duy Sơn trụ sở tại xã Bình Lư (huyện Tam Đường, Lai Châu) đã phối hợp với chính quyền và người dân xã Trung Chải (huyện Nậm Nhùn) triển khai thực hiện mô hình trồng cây dong riềng và sản xuất miến dong đem lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.
Tà Hừa là một trong những xã của huyện Than Uyên (Lai Châu) có điểm tái định cư thủy điện Bản Chát. Hiện tại, sau 7 năm di chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân tại các điểm tái định cư xã Tà Hừa đã từng bước ổn định.
Dự án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững” được triển khai thí điểm tại xã Phúc Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) hơn 1 năm qua nhờ nguồn vốn tài trợ của Nhật Bản. Bước đầu Dự án đã đem lại những hiệu quả trong việc bảo vệ rừng và tạo sinh kế cho người dân nơi đây.
Hỏi: Tôi là Nguyễn Văn Sơn, dân tộc Kinh, là cán bộ huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đã nghỉ hưu, có uy tín với bà con ở địa phương. Được biết, Nhà nước mới sửa đổi chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, xin hỏi người Kinh có thuộc diện được bình chọn là Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số không?
Tưới rau bằng phần mềm máy tính hay điện thoại thông minh từ lâu đã không còn là chuyện xa lạ. Tuy nhiên mô hình tưới rau thông minh được lắp đặt ở một huyện nghèo còn nhiều khó khăn như Mường Tè (Lai Châu) và được vận hành bởi những thanh niên người DTTS thì quả là chuyện hiếm.
Khi thấy nhóm phóng viên chúng tôi đến bản Huổi Cuổng (thuộc xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), nhiều người dân tưởng chúng tôi là cán bộ cấp trên về nên đã chạy ra “trình bày hoàn cảnh” để mong nhận được sự hỗ trợ. Dường như việc làm ấy của đồng bào dân tộc Mảng ở bản Huổi Cuổng đã trở thành thói quen. Thiếu đức tính cần cù trong lao động, tỷ lệ người nghiện ma túy, nghiện rượu cao, nhiều người bị bệnh tật, ốm đau, chết trẻ khiến bản làng trở nên xơ xác…
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc cùng chung sống với các phong tục tập quán văn hóa phong phú, đa dạng. Trong đó, phải nhắc đến những sản phẩm văn hóa phi vật thể đang được các nghệ nhân dân gian trong buôn làng miệt mài truyền lại cho thế hệ con, cháu.
Lai Châu là tỉnh vùng cao, biên giới khó khăn nhưng nhiều thế hệ thầy, cô giáo đã và đang khắc phục khó khăn, lặng thầm đem cái chữ cho con em đồng bào DTTS. Các em học sinh tới trường được thầy, cô giáo dạy chữ và yêu thương, đùm bọc, chăm sóc như con cháu trong gia đình.
Theo thống kê sơ bộ của Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Lai Châu, từ đầu năm đến nay, trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ xảy ra 6 vụ lật, đổ xe container, xe đầu kéo khi di chuyển qua các đoạn đèo dốc. Đây là lời cảnh báo đối với các phương tiện khi lưu thông trên các tuyến đường, nhất là các cung đường đèo.
Nhiều năm nay, cùng với phát triển các cây trồng chủ lực như: lúa, chuối, thảo quả... người dân bản Pho (xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, Lai Châu) đã chủ động đưa cây sa nhân tím có giá trị kinh tế vào gieo trồng.
Những năm qua, mặc dù Nhà nước cùng các cấp chính quyền của tỉnh Lai Châu đã đầu tư xây mới nhiều trường học, nhưng một số trường ở vùng sâu, vùng xa vẫn chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, cơ sở vật chất vẫn còn tạm bợ.
Năm 1979, Chuẩn úy, Tiểu đội trưởng Lừu A Phừ được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nay dù sắp bước sang tuổi 70, song kỷ niệm ấy luôn mãi theo ông, và nó như là động lực để người cựu binh già tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, tuyên truyền, vận động bà con trong bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Những năm gần đây, nhờ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng rừng, đặc biệt là Nghị định 75 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020, đồng bào DTTS vùng biên giới ven sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu đã có một phần thu nhập ổn định.
Ông Bùi Ngọc Lẩn ở thôn Tây Sơn (xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu) luôn được nhiều người cảm phục và yêu mến, bởi ông không chỉ là một bệnh binh có nghị lực vươn lên thoát nghèo mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong thôn.