Ngày 26/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV (SV_STARTUP). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu ý kiến.
Cả nước có 70 dự án của học sinh, sinh viên lọt vào vòng chung kết cuộc thi, trong đó có 50 dự án của sinh viên, 20 dự án của học sinh. Vòng chung kết diễn ra theo 2 chặng là trưng bày và thuyết trình.
Sau hơn 3 năm ra đời, sản phẩm mật hoa dừa của Công ty TNHH Trà Vinh FARM (Sokfarm) do cô gái dân tộc Khmer - Thạch Thị Chal Thi làm Giám đốc đã được người tiêu dùng công nhận là đặc sản Trà Vinh. Sản phẩm hiện có mặt tại hơn 30 tỉnh, thành trong nước và đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan. Thành công của chị Thạch Thị Chal Thi đã truyền cảm hứng cho những người phụ nữ, người DTTS muốn khởi nghiệp.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng gió, rong ruổi mưu sinh nhiều nơi, anh Hà Văn Hưng (SN 1989) chọn huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) dừng chân và lập nghiệp. Hơn 10 năm gắn bó, giờ đây anh đã xây dựng được cơ ngơi của mình với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại OCH, chuyên sản xuất sản phẩm từ cây chè dây tại xã Ba.
Từ cây cỏ thiên nhiên, chị Nguyễn Thị My Sa, sinh năm 1989, là giảng viên Trung tâm Chính trị huyện Chư Păh đã tạo ra tinh dầu đặc trưng của vùng đất cao nguyên Gia Lai, cho thu nhập khá. Khởi nghiệp thành công từ nghề "tay trái" của cô đang tác động tích cực đến ý thức tự lực, sáng tạo cho nhiều thanh niên DTTS trên con đường khởi nghiệp tại huyện miền núi Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
A Mĩm, sinh năm 1993, dân tộc Ba Na ở làng Kon Jơ Ri, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum). Từ nhỏ, A Mĩm đã được tiếp cận với những phong tục, tập quán văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đây cũng là lý do, động lực giúp cho A Mĩn thực hiện ý tưởng phát triển du lịch gắn với văn hóa địa phương.
Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên DTTS huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên quê hương. Đã có nhiều người thành công và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng đồng bào DTTS.
Đại dịch Covid-19 dường như là một yếu tố hối thúc quá trình chuyển đổi số ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ hơn. Thanh niên nông thôn tích cực thực hiện chuyển đổi số đã góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp. Những mô hình khởi nghiệp chuyển đổi số tiên phong của thanh niên nông thôn thành công cần được nhân rộng để tạo ra làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ trong nông nghiệp trong thời gian tới.
Tuổi trẻ hôm nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm những cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày Xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của các bạn trẻ.
Nhận thấy tiềm năng phát triển từ nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương, cùng với mong muốn tạo sinh kế, phát triển đời sống, mở lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), cô gái trẻ Lưu Thị Hòa (sinh năm 1993), dân tộc Cờ Lao quyết tâm khởi nghiệp và thành công với dự án nông nghiệp sạch.
Ngày 28/12, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP. Cần Thơ phối hợp với Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ thuộc Bộ KH&CN, Thành đoàn Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn trực tuyến về Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo vùng Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần 2 với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Tận dụng cơ hội, tạo đà bứt phá”.
57 gương thanh niên nông thôn được nhận giải thưởng năm nay có hoàn cảnh, xuất phát điểm khác nhau, nhưng đều có điểm chung đó là ý chí, nghị lực, khát vọng vượt khó, không cam chịu đói nghèo, quyết tâm vươn lên lập thân, lập nghiệp.
Kinh tế -
Mai Hương -
09:01, 14/12/2021 Với mong muốn bảo tồn, giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của bản, làng quê hương, anh Thào A Lo, dân tộc Mông ở bản Chống Tra, xã Háng Đồng (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La), đã chọn cách xây dựng homestay để khởi nghiệp, mang lại thu nhập cho gia đình.
Hòa Bình là tỉnh miền núi với không ít khó khăn về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế-xã hội trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh nói chung, phong trào khởi nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, những năm qua, phong trào khởi nghiệp tại Hòa Bình đã có những bước tiến cả về chất và lượng.
Hầu hết họ sinh ra và lớn lên ở vùng đất khó khăn, trong gia đình nghèo. Tuy nhiên, cùng với sự hòa nhập, phát triển của quê hương, không ít thanh niên đã "bắt nhịp" cuộc sống, tận dụng tiềm năng lợi thế miền núi, gây dựng những mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao, trở thành hình mẫu thoát nghèo cho người dân trên địa bàn học tập. Điển hình như hai thanh niên dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn là anh Hà Văn Thương, ở bản Din và anh Ngân Văn Học, bản Chung Sơn.
Kinh tế -
Mai Hương -
11:48, 25/11/2021 Với đức tính cần cù, chịu khó và biết cách sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả trong chăn nuôi, anh Lê Văn Hưng, dân tộc Thổ, ở xóm Màn, xã Nghĩa Thọ (huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An) đã vươn lên thoát nghèo, tạo hiệu ứng tích cực trong phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp.
Kinh tế -
Kim Anh -
15:45, 12/11/2021 Nuôi ước mơ khởi nghiệp từ chính bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, Chu Thị Thảo, sinh năm 1991, dân tộc Nùng ở Cao Bằng đã quyết định đầu tư mở quán cà phê dân tộc tại Cao Bằng và Hà Nội, thu hút đông đảo lượng khách tới trải nghiệm.
Khởi nghiệp từ năm 20 tuổi, sau nhiều lần thất bại, cô gái trẻ dân tộc Tày- Nguyễn Thị Đoan (tên thường gọi là Đoan Nguyễn), sinh năm 1989, ở Văn Bàn (Lào Cai) vẫn không từ bỏ công việc kinh doanh, quyết tâm vươn lên làm giàu, trở thành nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho giới trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS).
Kinh tế -
Hồng Phúc -
14:25, 26/10/2021 Ở xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, Cao Bằng, khi hỏi thăm đến gia đình chị Lầu Thị Hoa ở xóm Lũng Ngần, rất nhiều cán bộ và người dân trong xã đều biết. Bởi gia đình chị là một trong những hộ tiêu biểu của địa phương vượt khó làm kinh tế giỏi.
Hơn 3 năm xây dựng “Tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị cây atisô”, phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) xã vùng sâu Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã tích cực hưởng ứng tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó, có thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.