Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ngày Xuân nghe thanh niên kể chuyện khởi nghiệp

PV - 19:00, 09/02/2022

Tuổi trẻ hôm nay luôn thể hiện bản lĩnh, mạnh dạn dấn thân, tìm kiếm những cơ hội, chinh phục những thử thách mới trên con đường khởi nghiệp. Ngày Xuân, nghe những câu chuyện khởi nghiệp càng cảm nhận rõ hơn sự quyết tâm và khát vọng vươn lên của các bạn trẻ.

Cô gái trẻ Dương Khánh Ly người đưa “hoa vàng” thành thương hiệu Trà hoa vàng Bắc Kạn
Cô gái trẻ Dương Khánh Ly người đưa “hoa vàng” thành thương hiệu Trà hoa vàng Bắc Kạn

Người đưa “hoa vàng” thành thương hiệu Trà hoa vàng Bắc Kạn

“Khi tôi mới đến với tỉnh Bắc Kạn, chính sự chân thành, vô tư của người dân đã giúp tôi mạnh mẽ, vui vẻ. Hôm nay, thật hạnh phúc khi tôi đã phần nào giúp đời sống của bà con có những đổi thay tích cực khi phát triển thương hiệu “Trà hoa vàng” Bắc Kạn”. Đó là chia sẻ của Dương Khánh Ly - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông lâm Nghĩa Tá, xã Nghĩa Tá (huyện Chợ Đồn).

Theo con đường bê tông nhỏ, chúng tôi đến thôn Bản Bẳng, xã Nghĩa Tá để gặp Khánh Ly. Đón chúng tôi là cô gái có nước da trắng, vóc người nhỏ và nụ cười thật tươi. Hôm nay, Ly đang mải miết xếp những bông “hoa vàng” đã sấy khô vào hộp để chuẩn bị chuyến hàng Tết đầu tiên. Nhấp ngụm chè thơm, chúng tôi có dịp cùng Ly trở lại “cái duyên” với Trà hoa vàng.

Dương Khánh Ly quê gốc ở tỉnh Thái Nguyên, năm 2015, Ly theo chồng đến với thôn đồng bào dân tộc Dao Bản Bẳng. Khi ấy, thôn bắt đầu mới có điện, nhưng đường còn gập ghềnh bùn đất. Đời sống bà con nơi đây rất khó khăn, họ chủ yếu sống dựa vào khai thác lâm sản từ núi rừng. Những tán rừng rộng lớn ở Nghĩa Tá có rất nhiều cây dược liệu quý hiếm, đặc biệt là cây Trà hoa vàng, một loại dược liệu quý. Người dân ở xã Nghĩa Tá do chưa hiểu hết giá trị của Trà hoa vàng nên thường tìm hái về bán cho thương lái với giá rất rẻ. Trung bình mỗi cân trà hoa vàng tươi chỉ có giá trị 200 - 300 nghìn đồng. Cây giống trà hoa vàng cũng chỉ được mua với giá 10 nghìn đồng đến 20 nghìn đồng.

Khánh Ly nhớ lại: “Ban đầu tôi cũng thắc mắc khi thương lái đến mua rất nhiều, sau khi tìm hiểu qua các kênh thông tin, tôi nhận ra rằng, nếu không có một hướng phát triển phù hợp người dân nơi đây sẽ chịu thiệt thòi, vì sản phẩm thu hái luôn bị thương lái ép bán rẻ, loài cây quý hiếm của quê hương không có được thương hiệu xứng đáng với giá trị của nó”.

Vì vậy, cô gái sinh năm 1990 này quyết tâm xây dựng thương hiệu cho “Trà hoa vàng” Bắc Kạn. Tháng 9/2019, Dương Khánh Ly đề xuất thành lập HTX sản xuất Trà hoa vàng để phát triển thương hiệu và tìm đầu ra xứng tầm cho loài cây quý hiếm này. HTX Hòa Thịnh ra đời và Ly đứng vai trò là Phó Giám đốc. Từ khi HTX thành lập, Ly đứng ra thu mua và tổ chức dây chuyền sản xuất sấy khô Trà hoa vàng.

Để phát triển vùng nguyên liệu, tạo hướng phát triển lâu dài, Khánh Ly đã lên kế hoạch trồng Trà hoa vàng. Mặc dù trước đó chưa từng trồng loài cây này, nhưng Ly phối hợp cùng một số hộ gia đình giâm hom và trồng được 1,5ha Trà hoa vàng, tổng số trên 3.000 cây. Cũng nhờ Ly, loài cây đặc sản này đã được quy hoạch trồng trọt, sản xuất bài bản, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

Với những mong muốn lớn hơn, tháng 5/2021, Dương Khánh Ly mạnh dạn tách riêng, thành lập HTX Nông lâm Nghĩa Tá. Đến nay, HTX đã có 10 thành viên, chủ yếu là người dân thôn Bản Bẳng. Xác định sản phẩm chủ lực là Trà hoa vàng, Ly tiếp tục thu mua, xây dựng thương hiệu, tạo thị trường để đưa sản phẩm đi xa hơn. Hiện nay, mỗi cân Trà hoa vàng sau khi sấy khô có giá 12 triệu đồng.

Sau khi HTX mới được thành lập, Khánh Ly cũng đã mạnh dạn đầu tư máy sấy hơn 100 triệu đồng và tỷ mỉ nghiên cứu, thử nghiệm sấy khô những mẻ Trà hoa vàng chất lượng cao. Khánh Ly nắm rõ từng bước ngâm hoa trong bao nhiêu phút, tách hoa ra sao và có thể ngồi nhiều giờ đồng hồ để xếp “hoa vàng” vào lọ thật đẹp mắt. Ly cho biết: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại Trà hoa vàng. Để phân biệt Trà hoa vàng Nghĩa Tá (Chợ Đồn) với các loại khác đó là nhìn vào các cánh hoa. Trà hoa vàng ở Chợ Đồn các cánh hoa đều màu, không có viền đen như các loại trà hoa vàng ở các nơi khác, nên rất dễ nhận biết.

Khánh Ly chia sẻ: “Trà hoa vàng là loài cây quý hiếm, có nhiều giá trị để sử dụng như lấy gỗ, có thể làm cây trồng tầng dưới ở vùng rừng phòng hộ, làm cây cảnh. Đặc biệt, cây có thể làm đồ uống cao cấp, có tác dụng phòng và chống các bệnh huyết áp, tim mạch... Thời gian tới tôi dự định sẽ mở rộng thêm 5ha diện tích trồng, tiếp tục thu mua hoa tươi và chế biến túi lọc Trà hoa vàng, Ngoài ra, tôi còn mong muốn có thể đồng hành cùng bà con phát triển các sản phẩm nông, lâm nghiệp, để từ đó đời sống người dân ngày càng phát triển”.

Dự án “Sản xuất rau, củ, quả hữu cơ trong nhà lưới công nghệ cao” đã xuất sắc giành giải Nhất trong Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Bắc Kạn” năm 2021
Dự án “Sản xuất rau, củ, quả hữu cơ trong nhà lưới công nghệ cao” đã xuất sắc giành giải Nhất trong Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Bắc Kạn” năm 2021

Ước mơ sản xuất nông sản sạch

Những ngày đầu năm mới, đến thăm mô hình sản xuất rau, củ, quả hữu cơ trong nhà lưới công nghệ cao (CNC) của thanh niên Dương Công Huấn (sinh năm 1995) ở thôn Nà Chào, xã Như Cố (huyện Chợ Mới), khi anh đang chuẩn bị cho vụ dưa mới.

Trò chuyện và hỏi lý do vì sao lại chọn sản xuất rau, củ, quả hữu cơ trong nhà lưới CNC làm hướng khởi nghiệp, anh Huấn đã chia sẻ: Nhận thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch, an toàn ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, song trên địa bàn tỉnh cũng như nhiều địa phương khác, việc cung ứng nguồn hàng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, việc sử dụng nhà lưới CNC hiện tại ở đây chưa nhiều, các mô hình sản xuất rau, củ, quả hữu cơ, sử dụng phân vi sinh còn hạn chế..., vì vậy, năm 2019, xuất phát từ ý tưởng muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Huấn đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới, hướng tới việc sản xuất hoa quả sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quy mô dự án 800m2, trồng 3 vụ/năm với khoảng 2.200 cây dưa mỗi vụ.

Ban đầu, việc khởi nghiệp của anh Huấn không hề dễ dàng do cần vốn đầu tư cao, thiếu kinh nghiệm sẽ có rủi ro lớn. Trăn trở tìm hướng đi, anh đã vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và một số nguồn khác để đầu tư xây dựng nhà lưới. Mặc dù chưa phải là thành viên của HTX nhưng trong quá trình xây dựng mô hình, anh Huấn đã nhận được sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên xã và các thành viên của HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố trong việc hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, ủ phân vi sinh hữu cơ. Cùng với đó, anh Huấn đã tự mình mày mò, tìm tòi học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc dưa lưới từ sách, báo trên mạng Internet để có thêm kiến thức vận dụng vào mô hình trồng của mình.

Vụ đầu tiên trồng dưa lưới, để chăm sóc cho cây, anh Huấn sử dụng các loại phân chuồng sẵn có tại địa phương, ủ men vi sinh làm phân bón, nuôi giun đất làm cho đất tơi xốp. Cùng với đó, anh còn tận dụng đường, trứng, sữa, đậu tương để ủ cùng chế phẩm vi sinh EM gốc và tưới cho cây dưa qua hệ thống tưới nhỏ giọt.

Gắn bó với đồng ruộng lâu năm, anh nhận thấy sinh vật gây hại cho lúa là ốc bươu vàng cũng có thể ủ cùng chế phẩm vi sinh EM gốc. Vì vậy, tận dụng được nguồn ốc bươu vàng dồi dào tại địa phương, anh đã ủ và pha loãng tưới cho cây dưa qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Trong ốc bươu vàng có nhiều chất đạm và chất khoáng rất tốt cho sự phát triển của cây dưa. Ngoài ra, anh Huấn sử dụng các loại cá tạp về ủ cùng men vi sinh. Phân cá hữu cơ có chứa nhiều nhóm chất cần để cây sinh trưởng tốt, vì thế vừa tăng cường dinh dưỡng, vừa tăng chức năng trao đổi chất cho cây, giúp rễ cây khỏe mạnh.

Từ những nguyên liệu sẵn có tại địa phương, thân thiện với môi trường, vụ dưa lưới đầu tiên thu được hơn 1 tấn quả, giá trị kinh tế đạt 60 - 70 triệu đồng. Vườn dưa của anh cũng đã tạo việc làm cho 3 - 6 lao động thời vụ với thu nhập 180.000 - 200.000 đồng mỗi ngày.

Anh Huấn cho biết, so với cây trồng khác, trồng cây dưa lưới đem lại giá trị kinh tế cao hơn, đầu ra thuận lợi. Thời gian tới, anh dự định sẽ mở rộng sang trồng dưa lê Hàn Quốc, dâu tây, cà chua, dưa chuột gối vụ để nâng cao giá trị kinh tế. Trong kế hoạch kinh doanh, anh hướng tới phát triển dịch vụ kèm theo cho du khách trải nghiệm hái dưa tại vườn, nếu khách hàng có nhu cầu tự tay trồng và chăm sóc thì nhà vườn cũng có thể đáp ứng nhu cầu đó. Khách hàng có thể tự chăm sóc, tự làm giàn, thụ phấn và trải nghiệm hái quả từ cây do chính khách hàng chăm sóc. Đây là dịch vụ mới mẻ, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm quá trình chăm sóc, thu hoạch dưa an toàn.

Vừa qua, anh Huấn đã tham gia Cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Bắc Kạn” năm 2021, với dự án “Sản xuất rau, củ, quả hữu cơ trong nhà lưới CNC” và xuất sắc giành giải Nhất. Đây sẽ là động lực để anh vững vàng hơn trên con đường khởi nghiệp của bản thân.

Anh Dương Công Huấn tâm sự: “Làm nghề gì cũng vậy, phải có đam mê, không ngại khó thì mới mang lại hiệu quả được. Dù mỗi ngày tất bật nhưng tôi thấy rất vui và cuộc sống thật ý nghĩa”. Hiện anh Huấn đang xây dựng thêm một nhà lưới mới để mở rộng diện tích trồng rau, củ, quả.

Dương Khánh Ly và Dương Công Huấn chỉ là 2 trong hàng trăm thanh niên giàu nghị lực, chăm chỉ, biết nắm bắt thời cơ, tận dùng điều kiện, lợi thế sẵn có để khởi nghiệp ngay chính quê hương. Những ngày sắc Xuân đang ngập tràn, có dịp trò chuyện với họ mới thấy hết ý chí vươn lên làm giàu chính đáng của những thanh niên này. Tin rằng với sự cần cù, chịu khó cùng với sự lạc quan thì những dự định làm giàu của họ chắc chắn sẽ thành công trong tương lai không xa…/.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Thanh Hóa: Thanh niên vùng DTTS và miền núi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp, làm chủ cuộc sống

Từ phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp, những năm qua, ở các huyện miền núi Thanh Hóa xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm với nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp tạo việc làm và tăng thu nhập ở vùng DTTS. Đặc biệt, thông qua những tấm gương này đã thôi thúc nhiều đoàn viên, thanh niên ở vùng nông thôn, vùng DTTS, miền núi vượt qua chính mình, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp để làm chủ cuộc sống.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ lĩnh của bản Ngà

Thủ lĩnh của bản Ngà

Gương sáng giữa cộng đồng - Tào Đạt - 21 phút trước
Gánh trọn ba vai Bí thư Chi bộ, Trưởng bản, Người có uy tín, ông Vàng Văn Suồn ở bản Ngà, xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được người dân ngợi khen là tấm gương đi đầu trong thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế, được bà con tin tưởng làm theo…
Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thủ tướng chỉ rõ 3 mục tiêu, 6 nhiệm vụ trọng tâm để ngành ngân hàng tiên phong chuyển đổi số, phát triển lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 8/5, dự Ngày Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ 3 mục tiêu và 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để ngành ngân hàng phát huy vai trò tiên phong trong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển lên tầm cao mới, trong đó có việc sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.
Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Quảng Bình: Giải cứu thành công 7 thuyền viên trên tàu gặp nạn trên biển

Tin tức - khánh Ngân - 13 giờ trước
Tàu cá QB 92198 TS đang đáng bắt hải sản ở vùng biển Đông Nam, cách cửa biển Nhật Lệ khoảng 80 hải lý thì bốc cháy dữ đội. Rất may, các thuyền viên trên tàu gặp nạn đã được giải cứu thành công.
Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Giữ nghề đan lát truyền thống của đồng bào Tày ở Ba Chẽ

Sắc màu 54 - Trí Phương - 13 giờ trước
Từ bao đời nay, việc đan lát từ cây tre, cây cọ tạo ra những vật dụng để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt, lao động hằng ngày đã trở thành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Những chiếc quạt cọ, nón mê, đôi lồng... được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo của bà con người Tày nơi đây.
Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Hiệu quả trong chuyển đổi cây trồng ở vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Nhiều năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp từ cây kém hiệu quả sang trồng, canh tác các loại cây có kinh tế cao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang dần trở thành phong trào thi đua sâu rộng. Qua đó, đã tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có

Người đàn ông tài hoa và những sản phẩm tre Việt có "hồn"

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân-H.Trường - 14 giờ trước
Từ những thân tre, gốc tre xù xì thô ráp qua bàn tay tài hoa của anh Võ Tấn Tân (TP.Hội An, Quảng Nam) đã trở thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo và có hồn. Những tác phẩm của anh Tân không chỉ thu hút khách hàng trong nước, mà du khách nước ngoài cũng rất thích thú khi trải nghiệm tại xưởng sản xuất của anh. Nhờ đó, hình ảnh cây tre Việt lan toả đến với bạn bè quốc tế và mang lại cho anh Tân khoảng thu nhập không nhỏ.
Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch sinh thái qua những mùa hoa

Du lịch - Phương Ly - 14 giờ trước
Nằm ở vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Lai Châu được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan đẹp với núi non hùng vĩ, những cánh rừng già nguyên sinh cùng khí hậu trong lành, mát mẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi để tỉnh khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, checkin mạo hiểm. Trong đó, du lịch sinh thái qua những mùa hoa đang được người dân và du khách thích thú với câu cửa miệng “đi chữa lành”.
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 14 giờ trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 15 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"shopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 15 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.