Tin tức -
Thúy Hồng -
07:59, 02/10/2022 Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp quốc gia lần thứ 3, được tổ chức ngày 1/10, tại Hà Nội.
Sáng 28/9, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức chương trình Gặp mặt báo chí giới thiệu Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp quốc gia 2022 với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp cùng đất nước phục hồi và phát triển sau đại dịch”.
Theo Thông tư 53/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành, phụ nữ khởi nghiệp; thanh niên làm kinh tế sẽ được hỗ trợ nhằm triển khai hiệu quả Chương trình trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới.
Sau hơn 3 năm triển khai Dự án “Sự tham gia nâng cao năng lực cho các đoàn thể, tổ chức xã hội và thanh niên DTTS tham gia tích cực vào việc khởi nghiệp, ra quyết định KT-XH tại Yên Bái” đã được khẳng định, bước đầu làm thay đổi tư duy, định hướng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, góp phần nâng cao năng lực, chủ động cho thanh niên nhất là thanh niên người DTTS trong phát triển KT-XH ở địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 897/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030 với nhiều hỗ trợ như: tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nền tảng cho thanh niên về khởi sự kinh doanh, phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn; xây dựng, phát triển các kênh hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên;...
Nhận thấy ở địa phương có lợi thế về trồng rau các loại, chàng trai người Nùng ở thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã quyết định về quê khởi nghiệp từ việc trồng rau sạch. Mùa nào thức nấy, vườn rau sạch của Lâm Đình Trọng cho thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.
Ngân hàng HSBC và Công ty KPMG vừa công bố báo cáo “Những người khổng lồ mới nổi ở châu Á - Thái Bình Dương 2022”.
Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” đã đến với chị em vùng cao, khi họ đào tạo năng lực khởi nghiệp, kết nối thị trường, xây dựng thương hiệu và hỗ trợ vốn vay... Từ đó, xuất hiện mô hình phụ nữ DTTS biết tính toán làm ăn và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Hội thảo nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong người trẻ, đặc biệt là hộ thanh niên đồng bào DTTS, giúp quảng bá sản phẩm, giới thiệu ra thị trường tiêu thụ, góp phần vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang phát triển rất mạnh mẽ và tiếp tục là xu hướng mở ra sự tăng trưởng lớn trên thị trường. Đây là chia sẻ của các diễn giả tại chương trình tập huấn trang bị kiến thức về phát triển kinh tế cho thanh niên nông thôn, khai mạc tại Lào Cai ngày 7/7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ mong muốn các đối tác Hoa Kỳ phối hợp với các đối tác Việt Nam để góp phần phát động, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp toàn dân, giải quyết những vấn đề có tính chất toàn cầu, toàn dân, trên tinh thần chân thành, tin cậy, trách nhiệm, tạo hệ sinh thái khởi nghiệp thực chất, hiệu quả, mạnh mẽ hơn tại Việt Nam.
Kinh tế -
Kim Anh -
10:09, 22/04/2022 Tìm hiểu, nắm bắt và tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có của quê hương, anh Lường Văn Chùm, sinh năm 1989, dân tộc Thái, đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, đồng bào Chăm ở An Giang vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, trong đó có nghề truyền thống và các làng nghề truyền thống hiện vẫn đang tồn tại và phát triển.
Ngày 26/3, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ IV (SV_STARTUP). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu ý kiến.
Cả nước có 70 dự án của học sinh, sinh viên lọt vào vòng chung kết cuộc thi, trong đó có 50 dự án của sinh viên, 20 dự án của học sinh. Vòng chung kết diễn ra theo 2 chặng là trưng bày và thuyết trình.
Sau hơn 3 năm ra đời, sản phẩm mật hoa dừa của Công ty TNHH Trà Vinh FARM (Sokfarm) do cô gái dân tộc Khmer - Thạch Thị Chal Thi làm Giám đốc đã được người tiêu dùng công nhận là đặc sản Trà Vinh. Sản phẩm hiện có mặt tại hơn 30 tỉnh, thành trong nước và đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan. Thành công của chị Thạch Thị Chal Thi đã truyền cảm hứng cho những người phụ nữ, người DTTS muốn khởi nghiệp.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng gió, rong ruổi mưu sinh nhiều nơi, anh Hà Văn Hưng (SN 1989) chọn huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) dừng chân và lập nghiệp. Hơn 10 năm gắn bó, giờ đây anh đã xây dựng được cơ ngơi của mình với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại OCH, chuyên sản xuất sản phẩm từ cây chè dây tại xã Ba.
Từ cây cỏ thiên nhiên, chị Nguyễn Thị My Sa, sinh năm 1989, là giảng viên Trung tâm Chính trị huyện Chư Păh đã tạo ra tinh dầu đặc trưng của vùng đất cao nguyên Gia Lai, cho thu nhập khá. Khởi nghiệp thành công từ nghề "tay trái" của cô đang tác động tích cực đến ý thức tự lực, sáng tạo cho nhiều thanh niên DTTS trên con đường khởi nghiệp tại huyện miền núi Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
A Mĩm, sinh năm 1993, dân tộc Ba Na ở làng Kon Jơ Ri, xã Đăk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum). Từ nhỏ, A Mĩm đã được tiếp cận với những phong tục, tập quán văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Đây cũng là lý do, động lực giúp cho A Mĩn thực hiện ý tưởng phát triển du lịch gắn với văn hóa địa phương.
Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên DTTS huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên quê hương. Đã có nhiều người thành công và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng đồng bào DTTS.