Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Không để di sản văn hóa mất “quốc tịch”

Hồng Phúc - 10:16, 23/06/2020

Thế giới phẳng, sự hội nhập toàn cầu giúp các nền văn hóa dễ dàng giao lưu, tạo động lực bảo tồn và phát triển. Thế nhưng, chúng ta cũng phải đối diện với những nguy cơ nhiều sản phẩm văn hóa truyền thống bị mất chủ quyền.

Áo dài là trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng của phụ nữ Việt Nam
Áo dài là trang phục truyền thống mang đậm nét văn hóa đặc trưng của phụ nữ Việt Nam

Phim cổ trang “Thịnh Đường huyễn dạ” của Trung Quốc được sản xuất năm 2018 mới đây đã bị khán giả Việt tố ăn cắp “Nhã nhạc cung đình Huế” vào một phân cảnh. Phim được chiếu trên sóng VTV8 và được nhiều đơn vị khác mua bản quyền phát sóng. 

Giới chuyên môn nhận định, bản nhạc được dùng trong phim là “Lưu thủy - Kim tiền” - bản hòa tấu quen thuộc của người Việt trong các sinh hoạt, nghi lễ mang tính cộng đồng hay lễ hội truyền thống ở khắp đất nước chúng ta từ hàng trăm năm qua. 

Tại Tuần lễ thời trang Trung Quốc Xuân-Hè 2019, áo dài mà các người mẫu mặc trong sự kiện này cùng với chiếc nón lá được truyền thông nước này gọi là “phong cách Trung Quốc”. Thậm chí, phía nhãn hàng còn cung cấp tài liệu chứng minh từ phom dáng, sắc màu và hoạ tiết trong trang phục Trung Quốc giống đến 99% thiết kế Việt Nam.

Đó chỉ là hai trong nhiều ví dụ di sản văn hoá của chúng ta bị “nhận vơ”, dù rằng có di sản đã được UNESCO công nhận. Đây là vấn đề vĩ mô cần được nhìn nhận nghiêm túc, bởi trong thời đại truyền thông bùng nổ như hiện nay, mọi công dân trên toàn cầu dễ dàng tiếp cận những sản phẩm, ấn phẩm văn hoá của mọi quốc gia thông qua các trang mạng xã hội.

Chính những tính năng xoá tan ranh giới địa lý của những ứng dụng này khiến nguy cơ “mất quốc tịch” của những di sản văn hoá của chúng ta trở thành một nỗi lo có cơ sở. Công chúng nước ngoài mặc nhiên sẽ cho rằng, những gì họ đang được xem, thưởng thức là văn hoá nước khác chứ không phải Việt Nam. 

Áo dài Việt Nam đã bị một số nhà thiết kế Trung Quốc “đánh cắp bản quyền”. (Trong ảnh: Bộ sưu tập của thương hiệu Ne Tiger của tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân – Hè 2019, Áo dài Việt Nam được các báo Trung Quốc gọi là phong cách Trung Quốc)
Áo dài Việt Nam đã bị một số nhà thiết kế Trung Quốc “đánh cắp bản quyền”. (Trong ảnh: Bộ sưu tập của thương hiệu Ne Tiger của tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân – Hè 2019, Áo dài Việt Nam được các báo Trung Quốc gọi là phong cách Trung Quốc)

Khán giả nước ngoài khó trách nếu hiểu nhầm quốc tịch của di sản, nhưng không ít người Việt cũng hiểu biết “không tới nơi tới chốn” để có thể phản biện. Nếu không bảo vệ vững chắc chủ quyền văn hoá, bản sắc của chúng ta sẽ đi về đâu? 

Thậm chí, trên thực tế, đã có nhiều trường hợp những đặc sản văn hoá của Việt Nam lại nổi tiếng ở nước ngoài chứ không phải được biết đến từ nơi khai sinh. Điều này đặt ra vấn đề đối với các cơ quan quản lý văn hoá về truyền thông di sản. Chúng ta sẽ ứng xử với di sản nào? 

Kinh nghiệm từ các quốc gia thành công trong việc quảng bá văn hóa ra thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản… cho thấy, đầu tư cho quảng bá văn hóa nội địa ra nước ngoài chính là tăng cường tiềm lực, “sức mạnh mềm” cho quốc gia. Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời và đậm đà bản sắc, tuy nhiên để “mã định danh” này có sức sống và lan tỏa mạnh mẽ; để thế giới chỉ cần nhìn vào đó đã có thể khẳng định là Việt Nam, thì cần phải tập trung quảng bá và định vị thương hiệu. Khi sức mạnh của “mã định danh” văn hóa Việt được lan tỏa, sẽ không còn chuyện âm nhạc, trang phục, món ăn… của nước này bị lẫn, “nhận vơ” thành nước khác. 

Trên thực tế, tại Việt Nam, nhiều địa phương đã chủ động tăng cường công tác quảng bá văn hóa ra nước ngoài, như: TP. Hà Nội làm các phim quảng cáo ngắn giới thiệu lịch sử, di sản, văn hóa, con người Hà Nội phát sóng trên kênh CNN; tỉnh Quảng Bình xúc tiến, quảng bá hình ảnh Phong Nha-Kẻ Bàng tại kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood và tại New York Times Travel show 2019. Tuy nhiên song song với việc tích cực đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về văn hoá, chúng ta, mỗi người dân, mỗi cơ quan, đặc biệt là cơ quan quản lý văn hoá cần có một thái độ kiên quyết khi chủ quyền văn hoá của mình bị xâm lăng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Tin nổi bật trang chủ
Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tin tức - Hương Trà - 18:16, 26/10/2024
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Cảng Hàng không quốc tế: Đà Nẵng, Phú Bài; Cảng hàng không: Đồng Hới, Chu Lai; Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Thừa Thiên Huế: Lợi ích

Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Kinh tế - Phạm Tiến - 18:16, 26/10/2024
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc, hai huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì chợ phiên vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi đồng bào trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn là điểm nhấn trong phát triển du lịch của địa phương.
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Phóng sự - An Yên - 18:11, 26/10/2024
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Tin tức - Tạ Tùng - 17:22, 26/10/2024
31 công dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh vừa được chính quyền xã trao quyết định công nhận là thành viên chính thức của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn xã.
Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 16:55, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, Đài Phát thanh- Truyền hình Ninh Thuận phối hợp Nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Huệ.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Chương trình 1719 - Minh Thu - 16:53, 26/10/2024
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.
Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:13, 26/10/2024
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.
Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Tin tức - Hương Trà - 15:48, 26/10/2024
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.
Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 14:39, 26/10/2024
Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thời sự - PV - 13:03, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.