Đầu tháng 9, trong chuyến công tác tại huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), chúng tôi đã có dịp đến thăm một số điểm du lịch cộng đồng của huyện Lâm Bình. Tại đây, có nhiều nhóm văn nghệ phục vụ khách du lịch, trong đó có không ít nhóm then với những thành viên còn rất trẻ, nhưng biểu diễn khá chuyên nghiệp. Họ chính là học trò của các lớp học “không đồng”, do cô Lý Thị Ngoan, dân tộc Tày truyền dạy.
Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn nên hát Then của người Tày bị hạn chế. Những năm trở lại đây, mạch nguồn văn hóa ấy đã được khơi thông trở lại.
Tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, Thủ đô Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Xã hội -
Giang Lam -
10:55, 20/09/2019 Người Tày Chiêm Hóa quý trọng ông Hà Ngọc Cao, thôn Trung Quang, xã Xuân Quang, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) bởi ông là một thầy Then uyên thâm và là một người tâm huyết với thế hệ trẻ. Ông đã truyền dạy cho nhiều học trò nối nghiệp hát Then và đọc thông thạo tiếng Nôm Tày. Vừa qua, ông vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng Nghệ nhân Ưu tú. Đối với ông, đó là niềm vui cũng là trách nhiệm để tiếp tục góp phần lưu giữ văn hóa dân tộc.
Bằng niềm đam mê làn điệu hát Then, đàn Tính, em Liễu Thị Minh Thơ (sinh năm 2002, ở thôn Lộc Hồ, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn) đã gìn giữ và phát huy tốt những giá trị văn hóa dân tộc Tày tỉnh Lạng Sơn.
Với mong muốn bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật hát Then, tỉnh Quảng Ninh đã đưa hát Then vào hoạt động du lịch. Theo đó, Văn phòng Du lịch Bình Liêu đã kết nối với các công ty lữ hành thành lập một đội hát Then-đàn Tính chuyên biểu diễn phục vụ khách du lịch.
Là giảng viên bộ môn Then của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc, nghệ nhân Nguyễn Xuân Bách có điều kiện và tâm huyết gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật hát Then của các dân tộc Tày-Nùng vùng miền núi phía Bắc.
Sáng 27/7, dự hội nghị về di sản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ di sản về bản chất là thuộc về quá khứ và dễ bị ngủ yên nhưng chúng ta có nhiệm vụ làm di sản luôn hồi sinh và tồn tại có ích, đóng góp vào phát triển bền vững. Để phát huy giá trị di sản phi vật thể cần tôn vinh các nghệ nhân và coi họ là báu vật sống của quốc gia.
Khi nhắc tới đàn Tính tẩu trên mảnh đất Điện Biên anh hùng không thể không nhắc tới nghệ nhân Mào Văn Ết, người có thâm niên chế tác đàn Tính tẩu giỏi có tiếng ở vùng Tây Bắc.
Nghệ nhân Mã Trung Trực, dân tộc Tày ở bản Hon, xã Bành Trạch, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn sinh ra trong một gia đình có ông bà, bố mẹ đều hát Then, đàn Tính.
Câu lạc bộ hát Then Hương rừng Hà Nội được thành lập ngày 01/8/2017 tại Quyết định số 61/QĐ-VHDT của Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam. Với mong muốn những người con các dân tộc Tày, Nùng dù xa quê hương vẫn gìn giữ được tiếng hát mang hồn cốt văn hóa dân tộc. Bằng tâm huyết của các thành viên, đến nay CLB hát Then Hương rừng đã chính thức trở thành một chủ thể văn hóa đại diện cho cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Thái tại Hà Nội.
Trong quá trình sinh sống, cộng đồng dân tộc Tày luôn nêu cao ý thức răn dạy con người sống sao cho phù hợp với đạo đức. Song hành cùng những câu chuyện cổ tích…, cha ông còn sáng tạo ra những lời dạy bằng thơ diễn đạt quan niệm truyền thống, giáo dục trong cuộc sống.
Với các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… hát Then tồn tại như một phần không thể thiếu trong hầu hết các nghi lễ liên quan đến vòng đời; như một phương tiện để chuyển tải ước nguyện về sự bình an, hạnh phúc cho con người và cộng đồng. Trong thời đại công nghệ số, hát Then vẫn được bảo tồn các giá trị vốn có và đang được các thế hệ nối tiếp nhau đưa hát Then bay xa.
Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang hội tụ hơn 400 nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành trong cả nước về giới thiệu, trình diễn các nghi lễ, làn điệu, âm nhạc Then đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền.
Đến hẹn lại lên, không biết từ khi nào chợ tình Khâu Vai đã dần trở thành niềm mong mỏi, háo hức của biết bao đôi trai gái yêu nhau. Lễ hội chợ tình Khâu Vai năm 2018 với chủ đề “Ru tình Khâu Vai” diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 vừa qua (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã thu hút hàng ngàn du khách đến thăm quan, tìm hiểu, khám phá nét đẹp văn hóa đặc sắc này. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018, tổ chức tại tỉnh Hà Giang.
Di sản văn hóa Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam từ bao đời nay là một loại hình tín ngưỡng tâm linh dân gian đặc sắc, do nhân dân lao động sáng tạo, gắn liền với cuộc sống hằng ngày.
Lần đầu tiên, công chúng Thủ đô Hà Nội và du khách nước ngoài đã được thưởng thức một Chương trình diễn xướng dân gian đặc sắc với chủ đề “Câu then Việt Bắc” tại phố cổ Hà Nội vào một ngày cuối tháng Tư.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hoan nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày-Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI-năm 2018 sẽ diễn ra trong hai ngày (từ 13-14/5) tại TP. Hà Giang (tỉnh Hà Giang).