Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những nghệ nhân giữ hồn Then cổ

PV - 13:47, 21/05/2018

Liên hoan Nghệ thuật hát Then-đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng-Thái toàn quốc lần thứ VI tại Hà Giang hội tụ hơn 400 nghệ nhân, diễn viên của 14 tỉnh, thành trong cả nước về giới thiệu, trình diễn các nghi lễ, làn điệu, âm nhạc Then đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng miền.

Mỗi nghệ nhân Then vừa là một nghệ sĩ tài hoa, vừa là một “kho tàng sống” về di sản văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đặc sắc. Báo Dân tộc và Phát triển giới thiệu đến bạn đọc một số nghệ nhân Then tiêu biểu tham dự tại Liên hoan.

Nghệ nhân Bế Sơn Trung:

Thầy giáo kiêm thầy Then: Sinh ra trong một gia đình có 8 đời làm pựt (Then) ở xóm Bản Co, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa (Cao Bằng), từ 9-10 tuổi, cậu bé Bế Sơn Trung đã theo cha đi làm Then tại nhiều gia đình trong và ngoài bản. Có “căn Then” nên lớn lên mặc dù đi học ngành Sư phạm và trở thành giáo viên dạy văn, thầy giáo Bế Sơn Trung vẫn dành nhiều thời gian nghiên cứu sách cổ bằng chữ Hán, chữ Nôm của gia đình để nắm được nội dung, ý nghĩa lời hát Then trong từng nghi lễ lẩu Then.

baodantoc_be_son_trung

 

Năm 30 tuổi, thầy Then Bế Sơn Trung được cấp sắc bậc đầu tiên rồi lần lượt lên bậc 2 (38 tuổi), bậc 3 (49 tuổi), bậc 4 (năm 61 tuổi). Hiện nay, sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Bế Sơn Trung chỉ chuyên tâm vào việc làm Then và truyền dạy hát Then, đàn Tính cho bà con tại cộng đồng. Ông đã truyền nghề làm Then cho 16 đệ tử; mở 3 lớp dạy hát Then, đàn Tính cho 50 người dân và học sinh dân tộc Tày trong xã. Thời gian tới, ông đang dự kiến mở thêm một lớp dạy hát Then, đàn Tính cho 15 học viên người Tày của huyện Phục Hòa.

Thầy Then Bế Sơn Trung cho biết, hiện nay, các gia đình thường mời ông đến làm Then trong lễ kỳ an (cầu an-cầu sức khỏe) cho người già và trẻ nhỏ. Còn những “lầu Then” quy mô lớn như “Tìm vía Long Vương”-trích đoạn giới thiệu tại Liên hoan lần này thì vài ba năm, ông mới tổ chức một lần.

Nghệ nhân Then Đặng Xuân Hải:

Vừa làm Then, vừa làm tạo: Làm Then mới khoảng 10 năm nay, nghệ nhân Đặng Xuân Hải đang theo dòng Then Bách Cổ-dòng Then từ Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) “di cư” về. Ông là thầy Then duy nhất của xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) được cấp sắc, gồm hai bằng: vừa làm Then vừa làm tạo.

2

 

Thầy Then Hải giải thích, trong tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Tày, Nùng, đường (phái) Then và đường tạo có những điểm khác nhau. Khi làm Then, qua lời diễn xướng của thầy Then hát trong nghi lễ, người nghe sẽ biết được đường đi, đường về từ trần gian lên mường Trời của các thần linh (quan quân Then). Còn làm tạo thì thầy Then chỉ mời thần linh xuống chứng giám, không diễn tả đường đi của các quan quân như làm Then. Tùy vào yêu cầu của từng gia đình trong các nghi lễ khác nhau, thầy sẽ làm Then hay làm tạo.

Để thành thạo nghề Then, ông Hải đã nhiều năm theo học sư phụ là thầy Then Lộc Đức Phòng, xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên. Hiện nay, thầy Then Hải thường được các gia đình người Tày ở Vị Xuyên tin tưởng, mời về làm Then trong các lễ cúng mừng thọ cho người già, cầu an cho trẻ nhỏ, giải hạn, đám tang… “Trong toàn huyện Vị Xuyên hiện chỉ còn vài ba người làm nghề Then. Tôi đang cố gắng truyền dạy nghề cho 3-4 cháu. Nếu không có “căn Then” thì học 10 năm vẫn không làm thầy Then được, đó là cái khó của chúng tôi trong việc bảo tồn di sản Then nghi lễ”, nghệ nhân Đặng Xuân Hải trăn trở.

Nghệ nhân Đàm Thị Quyền:

Làm Then để giữ gìn văn hóa của dân tộc: Là người Tày Cao Bằng chuyển cư vào xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đăk Lăk) hơn 30 năm nay, “bà Then” Đàm Thị Quyền vẫn say mê với di sản văn hóa của cha ông. “Hành nghề” Then 20 năm nay, bà được các gia đình người Tày, Nùng ở vùng Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam mời đi làm Then quanh năm nên không mấy khi bà có mặt ở nhà.

baodan toc_dam_thi_quyen

 

Bà Then Quyền cho biết, xã Ea Tam có gần 9.000 người Tày, Nùng (chiếm khoảng 81% dân số toàn xã), vùng đất này được coi là một Việt Bắc thu nhỏ tại Tây Nguyên, nơi hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc. Hơn 10 năm trở lại đây, khi cuộc sống của người dân các dân tộc Tày, Nùng ở Ea Tam từng bước ổn định, phát triển, chính quyền địa phương và người dân ngày càng quan tâm hơn đến đời sống văn hóa tinh thần. Theo đó, những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc từng bước được khôi phục và phát triển.

Vào rằm tháng Giêng hằng năm, xã Ea Tam đều mở Lễ hội Nàng Hai với ý nghĩa mời Mẹ Trăng và mười hai nàng tiên-con gái của mẹ Trăng xuống thăm hạ giới và giúp trần gian trong công việc làm ăn sinh sống. Trong Lễ hội này, nghệ nhân Đàm Thị Quyền vào vai bà Then làm chủ lễ, dâng lễ lên trời mời Nàng Hai nhập vào 2 cô gái để hát đối đáp chúc phúc cho dân bản có một mùa màng bội thu, mạnh khỏe, hạnh phúc và chia sẻ với những người không gặp may mắn…

Nghệ nhân Then Đàm Thị Quyền cho biết, đây là lần đầu tiên bà được tham gia Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc. Được ra miền Bắc giao lưu hát Then, bà cảm thấy như đang được trở về nhà, trở về quê hương để tạ ơn tổ tiên đã tạo dựng, bồi đắp nên một kho tàng di sản văn hóa dân gian quý giá cho con cháu người Tày, Nùng.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.