Mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An đã quyết định tặng Giấy khen cho hai thầy giáo là Đồng Văn Nhân (giáo viên Trường Trung học phổ thông Phan Thúc Trực) và Nguyễn Duy Trình (giáo viên Trường Tiểu học Hùng Thành), huyện Yên Thành (Nghệ An) vì có hành động dũng cảm cứu người đuối nước.
Tháng 3/2019, ông Thành Văn Lũy vinh dự được tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú lĩnh vực hoạt động tập quán xã hội và tín ngưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian. Đây là phần thưởng cao quý của Nhà nước dành cho những người đã có cống hiến xuất sắc trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Bao đời nay, đồng bào Vân Kiều ở Đakrông xem rừng là báu vật, là nguồn sống. Để bảo vệ cũng như giữ màu xanh cho rừng, ông Hồ Ra Ơi (50 tuổi) ở thôn Khe Van, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã có cách làm không giống ai, đó là “đưa rừng về bản” nhằm bảo tồn những cây gỗ quí hiếm tạo nên sự đa dạng cây rừng, góp phần bảo vệ môi trường sống cho người dân.
Về xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) hỏi ông Lang Trọng Khâm (sinh năm 1956) ở bản Kẻ Bọn thì ai cũng biết. Không chỉ là Trưởng bản năng động, ông còn là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.
Những năm qua, phong trào Công an Nhân dân học tập thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy gắn với Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên triển khai sâu rộng, với những việc làm thiết thực. Qua đó, tạo được niềm tin, tôn trọng của Nhân dân đối với lực lượng.
Nhiều năm nay, đều đặn vào chiều thứ Năm hằng tuần, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pa Tần (Bộ đội Biên phòng Lai Châu) lại xuống các điểm trường học trên địa bàn xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ để cắt tóc, hướng dẫn học sinh cách vệ sinh cá nhân... Những việc làm của các anh, đã và đang góp phần thu hút học sinh đi học chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao.
Tốt nghiệp loại ưu Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang, Nguyễn Thị Mỵ được nhận về làm tại Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Nhưng chị đã xung phong về công tác tại Trạm Y tế xã Hùng Lợi vì suy nghĩ đơn giản “nơi đó dân bản cần mình”.
Chứng kiến cảnh một số em học sinh ở vùng quê nghèo nghỉ học giữa chừng do phải giúp gia đình mưu sinh, ông Nguyễn Viết Học (SN 1963) ở xã miền núi Tân Long, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã mở lớp tại nhà riêng, dạy học miễn phí. Hơn 12 năm nay, lớp học của thầy Học luôn là “địa chỉ đỏ” cho các em học sinh nghèo nơi đây.
Nhiều năm qua, già Nay Krem luôn là gương sáng của làng Plei Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai). Với vai trò già làng, Người có uy tín, già đã dẫn dắt bà con dân làng đi qua hủ tục, nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Dù bác sĩ và cả người thân đều khuyên nhủ bỏ thai để tập trung chữa bệnh, nhưng chị vẫn quyết tâm sinh con. Tình mẹ bao la như biển cả ấy đã tạo ra một điều kỳ diệu mà ngay cả nhiều cán bộ, y bác sĩ ngành Y cũng phải ngỡ ngàng.
Trở về từ cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, bà Trần Thị Hà trú tại thôn Linh Vượng, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) không biết rằng mình đã mang chất độc màu da cam. Bởi vậy, hạnh phúc của bà chẳng những đến muộn mằn mà còn có vị chát đắng.
Là người gắn bó với mảnh đất Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã mấy chục năm, ông Vàng Văn Phủ, Người có uy tín trong cộng đồng dân tộc Giáy Làng Kim nhận thấy tiềm năng, điều kiện để chuyển đổi cây trồng vật nuôi nâng cao thu nhập là rất lớn.
Hơn 20 năm giữ vai trò già làng, già A Nguyh, 80 tuổi ở thôn Kép Ram, xã Hòa Bình, TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum luôn khẳng định vai trò của mình đối với sự tín nhiệm của bà con.
Hà Lê Huy Năng, dân tộc Tày (Yên Bái) là một trong 166 em học sinh, sinh viên được vinh danh trong Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2018, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (tháng 11/2018). Ít ai biết rằng, phía sau vòng nguyệt quế em vinh dự được nhận là cả một sự nỗ lực đáng khâm phục.
Nguyễn Hoàng Trung, là đại diện duy nhất của tỉnh Sơn La được tôn vinh trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2018. Với Trung, việc tham gia hiến máu tình nguyện được Trung xác định là trách nhiệm của bản thân, tuổi trẻ với cộng đồng xã hội, là tình cảm chia sẻ với người bệnh.
161 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc sẽ được tôn vinh trong Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2017 vào ngày mai, 4-11, tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Hà Nội.
Một ngày tình cờ ghé vào làng Brel, xã Biển Hồ (Pleiku, Gia Lai) chúng tôi may mắn được gặp và trò chuyện với già làng HMrik. Ông là Người có uy tín trong cộng đồng, luôn trách nhiệm nhiệt tình với công tác xã hội, sống mẫu mực, “tốt đời đẹp đạo”.
Họ là những già làng, trưởng bản, Người có uy tín… bình dị, gần gũi, và luôn sẻ chia cùng bà con dân bản. Những việc gì có lợi cho người dân thì dù khó khăn họ cũng cố gắng để thực hiện, việc không có lợi cho cuộc sống của bà con nhất thiết bài trừ. Tấm lòng, trách nhiệm của họ đã góp phần giúp đồng bào vùng cao có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Với tâm niệm học Bác từ những việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất, những năm qua, ông Triệu Văn Sượi, tổ dân phố bản Ten (phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức đưa phường Pú Trạng ngày càng phát triển.
“A Dựng chăm chỉ lắm, lúc nào cũng cùng với vợ chăm sóc từng gốc chè trên đồi thôi”, đó là câu nhận xét của ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai khi giới thiệu với chúng tôi về gương sáng Vàng A Dựng, sinh năm 1981, dân tộc Tày.