Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dựng chòi “vượt cạn”

Thanh Hải - 12:04, 01/06/2021

Nơi thượng nguồn sông Gianh, bao phụ nữ đã từng phải dựng chòi “vượt cạn”! Họ lặng lẽ chịu đớn đau, đối mặt với bao hiểm nguy có thể đến, thậm chí là những điều xấu nhất. Tập tục ấy đến tận hôm nay vẫn chưa thể xóa hết, nó như một nốt trầm buồn nơi vùng giáp biên Dân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình).

Trạm trưởng Cao Xuân Tiêm cùng cán bộ quân y trong những chuyến đi về các bản xa tham khám sức khỏe cho người dân
Trạm trưởng Cao Xuân Tiêm cùng cán bộ quân y trong những chuyến đi về các bản xa tham khám sức khỏe cho người dân

Sau những căn chòi tạm…

Trong cơn mưa chiều dai dẳng, Trạm Y tế xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) ít người đến thăm khám hơn. Thế nên chúng tôi có nhiều thời gian để chuyện trò với Trạm trưởng- bác sĩ Cao Xuân Tiêm.

Cởi bỏ chiếc Blouse trắng, Tiêm khoe: Một sản phụ vừa được cán bộ trạm đỡ đẻ thành công. Mẹ tròn con vuông đấy. Họ đang ở kia, dưới phòng hậu sản.

Vừa lúc ấy, tiếng oa oa của đứa trẻ vang lên. Tôi đọc được trong mắt Tiêm, anh như đang vui lây với người mẹ. Nhưng rồi, Tiêm lại trầm tư, tránh ánh nhìn của tôi khi anh hướng mặt ra khoảnh sân con trước trạm phập phồng những bong bóng mưa. 

“Mỗi năm ở đây cũng có đến hơn vài chục trường hợp tự ở nhà sinh con; tự xoay xở một mình để vượt cạn. Đa phần các trường hợp này đều ở các bản xa như K-Ai, Ôốc, Tà Rà, Ba Loóc”, anh Tiêm kể.

Dân Hóa và những bản giáp ranh của xã Trọng Hóa, là địa bàn vùng biên huyện Minh Hóa - nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Chứt, dân tộc Bru - Vân Kiều. Vì nhiều lí do như Trạm Y tế ở xa, đời sống khó khăn không có tiền thuê mượn xe chở đến trạm, nhận thức chưa đầy đủ,... nhiều phụ nữ nơi đây vẫn còn được người thân, gia đình dựng cho một chòi tạm ở góc vườn hay mé rừng để tự sinh con. 

Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi anh Tiêm chia sẻ rằng, anh nhận việc ở đây từ năm 2016 và đã chứng kiến nhiều trường hợp phụ nữ tự sinh con ở nhà. Năm nào cũng có vài ba chục trường hợp tự sinh con ở nhà.

Chủ tịch UBND xã Dân Hóa, ông Đoàn Phúc Hạnh, cũng không hề dấu diếm: Năm 2020, toàn xã có 86 trẻ được sinh ra, thì có đến 30 cháu được sinh tại nhà; quý 1 năm 2021 toàn xã có 27 cháu mới sinh thì cũng đã có 13 trường hợp được sinh tại gia.

Trong số hàng trăm trường hợp tự sinh con tại nhà, khi gặp biến chứng nguy hiểm, người thân mới vội vàng “cầu cứu” cán bộ y tế xã. Và chúng tôi thật đau lòng trước những trường hợp thật đáng thương mà Tiêm thông tin: chị Hồ Thị T. (có chồng là Hồ Bông) ở bản K – Ai, tự ở nhà sinh được 5 người con, thì chỉ một cháu khỏe mạnh, một cháu bị tai biến và ba cháu đã không giữ được. Chị Hồ Thị T., ở bản K – Oóc, xã Trọng Hóa (Minh Hóa) tự ở nhà sinh được 10 người con, nhưng chỉ còn 4 cháu…

Chúng tôi còn được nghe kể lại một tập tục đáng buồn ở vùng đất này. Sau khi vượt cạn một mình ở chòi tạm, người phụ nữ phải chờ đủ thời gian nhất định rồi mới làm lễ “rửa bẩn” trước khi được đón vào nhà. 

Tảo hôn, đời sống khó khăn cùng với tập tục ấy, đã khiến nhiều phụ nữ sinh con một mình ngoài chòi riêng, mà không được chăm sóc sức khỏe sinh sản chu đáo nên những tai biến sản khoa là điều khó tránh. Cũng có người kể lại, nhiều năm trước, có  trường hợp người mẹ khi vượt cạn chẳng may không qua khỏi, đứa trẻ bắt buộc phải đi theo cùng mẹ.

Cán bộ trạm y tế xã Dân Hóa tuyên truyền vận động người dân nên đến cơ sở y tế để sinh đẻ 1
Cán bộ trạm y tế xã Dân Hóa tuyên truyền vận động người dân nên đến cơ sở y tế để sinh đẻ 1

Những cuộc gọi giữa đêm tối

Bất kể ngày hay đêm, thậm chí là cắt rừng, vượt lũ…, những y, bác sĩ trạm y tế xã Dân Hóa hiện là những bà đỡ "di động" nơi đại ngàn cho bà con người Chứt, Bru - Vân Kiều.

Sản phụ Hồ Thị Lan ở bản Tà Rà xã Dân Hóa chuyển dạ từ mờ sáng ngày 18/10/2020, khi cơn mưa rừng ập đến từ tối hôm trước biến vùng đất Tà Rà thành ốc đảo. Chồng chị Lan hốt hoảng gọi điện cho Trạm y tế với tâm trạng bất an, lo lắng. 

Có một thứ luôn được cán bộ Trạm kiểm tra hàng ngày và luôn trong tư thế sẵn sàng là bộ đồ nghề và thuốc men phục vụ cho việc hộ sinh, đỡ đẻ. Chỉ cần nhận được thông tin có sản phụ đang chuyển dạ ở nhà là chúng tôi lập tức lên đường.

Bác sỹ Cao Xuân TiêmTrạm trưởng Trạm Y tế xã Dân Hóa

Khi nhận điện thoại đến khi xuất phát, Bác sĩ Cao Xuân Tiêm cùng điều dưỡng Hồ Kinh mất chưa đầy 5 phút. Sau 2 giờ vượt dòng lũ dữ nơi thượng nguồn sông Gianh, bấm chân trên những con dốc trơn trượt… cán bộ của Trạm Y tế mới đến được nhà sản phụ Hồ Thị Lan. Và cuộc vượt cạn tại nhà của Lan đã “mẹ tròn con vuông”.

Mới đây, đêm 9/3/2021, Hồ Thị Phai (19 tuổi) ở bản Ôốc chuyển dạ, sinh con đầu lòng. Do có con lần đầu, chị Phai không tính được thời gian sinh của mình. Chỉ đến khi sản phụ Phai vỡ ối, người bắt đầu kiệt sức, thì gia đình mới gọi điện đến trạm, lúc đó đã 12 giờ đêm. 

Trực ở Trạm y tế xã Dân Hóa lúc này bác sỹ Hồ Văn Khăm và nữ hộ sinh Đinh Thị Mai. Không đắn đo, 2 cán bộ Trạm Y tế chỉ kịp cầm lấy hộp đồ nghề rồi băng rừng, lội suối đến ngay bản Ôốc. Lúc này Phai đang trong tình trạng nguy hiểm. Thật may mắn, khi bế đứa bé gái khóc oa oa trên tay, biết ca đỡ đẻ đã thành công, người nhà Phai đã vỡ òa trong hạnh phúc; lắc lắc đôi tay của cán bộ trạm y tế mà chẳng thốt nên lời.

Trước thực tế này, bằng rất nhiều cách từ tuyên truyền, vận động… của cán bộ Trạm Y tế, của chính quyền địa phương, bà con người Chứt, Bru - Vân Kiều nơi đây đã dần thay đổi nhận thức, tự tìm đến cơ sở y tế để “vượt cạn” cho an toàn. Những cuộc tuyên truyền ấy được lấy ví dụ thực tế từ chính những ca đỡ đẻ tại nhà của cán bộ trạm y tế. 

Dẫu thế, để thay đổi tập quán, nhận thức… trong một thời gian ngắn là điều không dễ dàng. Chưa kể, đời sống khó khăn, người dân không có điều kiện để đến các cơ sở y tế cũng là nguyên nhân khiến những bà đỡ di động đau đầu.

Chúng tôi rời Dân Hóa khi trời đã xẩm tối, bỏ lại sau lưng một niềm riêng chung đau đáu. Dẫu rằng, số lượng sản phụ đến Trạm Y tế để sinh nở tăng lên qua từng năm, là tín hiệu rất đáng mừng, biểu hiện cho sự thay đổi dần nhận thức; thể hiện cho niềm tin mà đồng bào Bru Vân Kiều, Chứt dành cho cán bộ trạm y tế…; Nhưng hình ảnh những căn chòi tạm mà người nhà dựng lên để người phụ nữ tự vượt cạn vẫn cứ mãi ám ảnh tôi suốt cả quãng đường rừng khi ra về...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV năm 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 11

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 phút trước
Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ngãi lần thứ IV, năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/11, tại Nhà văn hóa lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa tiêu biểu của đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Quảng Nam: Cứu kịp thời người phụ nữ ăn lá ngón tự tử

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 4 phút trước
Chiều 21/11, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí - Phó trưởng Phòng khám Axan (đóng tại xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam), cho biết vừa kịp thời cứu sống 1 bệnh nhân nữ trên địa bàn ăn 6 lá ngón cùng lúc để tự tử.
Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Cà Mau: Sôi nổi Ngày hội đua vỏ lãi trên cửa biển Sông Đốc

Thể thao - Tào Đạt - 6 phút trước
Ngày 21/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức Ngày hội đua vỏ lãi năm 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Ngày hội thu hút hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh đến theo dõi.
Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 8 phút trước
Xác định tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao giáo dục pháp luật cho người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS và miền núi có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quảng Nam đã tích cực triển khai và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối thoại với nông dân

Trang địa phương - Mỹ Dung - 11 phút trước
Ngày 21/11, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Lãnh đạo tỉnh đối thoại với nông dân 2024, với chủ đề “Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống Nhân dân khu vực nông thôn”. Hội nghị có sự tham gia của 250 đại biểu trên địa bàn toàn tỉnh.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Hoà Bình đánh thức tiềm năng phát triển du lịch vùng hồ

Công tác Dân tộc - Lê Anh - 13 phút trước
Với những tiềm năng tự nhiên và văn hóa đa dạng, du lịch Hòa Bình có đầy đủ điều kiện “cất cánh”, mở ra nhiều cơ hội, để thu hút đông đảo khách trong nước, quốc tế đến trải nghiệm, khám phá. Từ đó đưa ngành du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh.
Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Campuchia

Thời sự - PV - 17:35, 21/11/2024
Chiều nay, 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia, Thủ đô Phnompenh, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã chủ trì Lễ đón trọng thể Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lần đầu tiên thăm chính thức Vương quốc Campuchia.
Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Việt Nam, Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 16:25, 21/11/2024
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Công tác Dân tộc - An Yên - 14:57, 21/11/2024
Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.
Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Sơn La nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp

Kinh tế - Minh Thu - 14:51, 21/11/2024
Chủ động nâng cao nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. Đây là việc làm quan trọng mà ngành Nông nghiệp tỉnh Sơn La đang hướng tới, nhằm phát triển nền nông nghiệp cạnh tranh, tiến tới xây dựng Sơn La trở thành tỉnh phát triển xanh, nhanh và bền vững.