Nghề làm bún của người dân làng Cẩm Thạch, xã Cam An, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) dường như đã vượt qua khỏi giới hạn của chuyện nghề mưu sinh. Đó là sự tiếp nối truyền thống từ những đời cha ông trước từ nghề làm bún ở xứ Thanh, theo người dân di cư, để rồi trở thành đặc sản với thương hiệu bún Sòng được người dân đất Quảng Trị ưa chuộng.
Đối mặt với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lò nung những đêm không lửa, những gia đình làm nghề đậu bạc còn sót lại tại Định Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang cố gắng tìm cách khắc phục khó khăn, trở ngại. Niềm vui của họ giờ đây chỉ giản đơn là những chuyến hàng có thể thuận lợi đi đúng nơi về đúng giờ.
Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên DTTS huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên quê hương. Đã có nhiều người thành công và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng đồng bào DTTS.
Kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cũng là lúc làng nghề mây tre đan ở thôn Phú Quý, xã Thạch Liên, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) tất bật thu gom nguyên liệu cho vụ sản xuất mới.
Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương thông báo tuyển dụng 12 biên chế công chức vào ngạch chuyên viên theo các khối ngành đào tạo như sau: xây dựng đảng 2; tư pháp 2; kinh tế - tài chính 2; kỹ thuật 2; văn hóa - xã hội 2; quản lý nhà nước 2.
Đồng bào Khmer sinh sống tại ấp Trà Phô, xã biên giới Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, đang có một mô hình sinh kế gắn liền với sự tồn vong của một loài chim di cư đặc hữu vùng Đông Nam Á, là sếu đầu đỏ. Cánh đồng cỏ bàng mướt xanh nuôi dưỡng cả đời sống con người lẫn loài chim ghi danh trong sách đỏ của IUCN (là danh sách về tình trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới) ấy, còn là một vùng môi sinh điều hòa rộng lớn, thơ mộng, là vùng “đất lành” đúng nghĩa.
Trong những ngày này, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, xã Mỹ Thạnh (huyện Giồng Trôm, Bến Tre) nhộn nhịp và tấp nập vào vụ mùa Tết. Các gia đình đều quây quần làm bánh, mỗi người một công đoạn để kịp giao các đơn hàng cuối năm.
Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, người làm nghề chẻ lạt ở huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) lại tất bật tay chân tạo ra sợi lát dẻo dai để bà con gói những chiếc bánh chưng vuông vức, thể hiện tinh hoa của nền văn minh lúa nước.
Hàng năm cứ vào độ tháng 10 âm lịch, người dân xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) lại tất bật vào vụ làm miến dong. Nghề làm miến ở đây đã có từ lâu đời. Miến dong Ngọc Liên cũng trở thành thương hiệu quen thuộc đối với khách hàng trong tỉnh, và nhiều tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước như, Hà Nội, Hưng Yên, Bình Dương... nhờ chất lượng tốt.
Tháng 7/2021, UBND xã Kỳ Thư (tên xưa là làng Đan Đu), huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã thành lập Tổ hợp tác thu mua và sản xuất nón lá Trung Giang với 11 thành viên. Đây là nơi chị em phụ nữ hỗ trợ nhau làm nón, cùng nhau giữ lại nghề truyền thống cho thế hệ sau.
Lương đã ít, lại còn bị chậm, trong lúc công việc thì vô cùng khó nhọc và đầy áp lực… đó là tình cảnh của hàng trăm nhân viên bảo vệ rừng ở Nghệ An.
Trong lần bùng phát dịch bệnh Covid- 19 lần thứ tư, An Giang có đến 65 nghìn lao động hồi hương, vấn đề giải quyết việc làm luôn trong tình thế cấp bách. Vì thế ngay sau khi trở lại trạng thái bình thường mới, tỉnh đang tập trung mở các lớp đào tạo nghề ngắn ngày, để người lao động (NLĐ) nhanh chóng tìm được việc làm ổn định đời sống, thu nhập.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 40/2021/QĐ-TTg về Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2021 đạt 5,7 triệu đồng/tháng, giảm 32.000 đồng so với năm 2020. Số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp trên cả nước được ghi nhận là 1,4 triệu người.
Ảnh hưởng từ đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến hoạt động tại các cơ sở sản xuất gốm Vĩnh Long càng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức. Việc xoay xở tìm hướng đi duy trì sản xuất, “giữ lửa” cho nghề gốm truyền thống được xem là giải pháp sống còn.
Khi những tia nắng ấm áp đầu Xuân đang dần xua tan cái lạnh lẽo của mùa Đông cũng là lúc làng chiếu Định Yên (xã Định Yên, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) nhộn nhịp hơn bao giờ hết, bởi đây là thời điểm mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Mọi người đang tất bật tạo ra những sản phẩm chất lượng để kịp cung ứng cho những chuyến hàng cuối năm, phục vụ tiêu dùng dịp Xuân về.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều thanh niên ở miền núi Thanh Hóa nghe lời dụ dỗ của các đối tượng buôn người, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc để lao động chui. Và rồi, họ đã phải chịu bao điều rủi ro, hiểm họa khôn lường mà không được cứu giúp.
Dù đã được đầu tư xây dựng khang trang, với hệ thống máy móc, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ và hiện đại, nhưng những năm gần đây, nhiều trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên miền núi, vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa không thu hút được học viên, bỏ phí nguồn lực đầu tư...
Những cuộc “chạy dịch” để về quê đã tạo ra áp lực lớn về việc làm để an cư không chỉ đối với người lao động, mà còn là của các cấp chính quyền sở tại. Nay, nỗi lo canh cánh ấy đã phần nào được giải tỏa, khi nhiều lao động hồi hương đã tìm được việc làm mới tại quê nhà.
Đoàn Kim Loan (26 tuổi), ứng viên trong chương trình truyền hình thực tế, tìm kiếm cơ hội việc làm “Cơ hội cho ai” đã nỗ lực chiến thắng bệnh tật, giành được sự ưu ái của 6 “sếp”quyền lực khi bật đèn xanh (đồng ý lựa chọn) cô về đầu quân cho Công ty mình. Cuối cùng, cô đã chọn “đầu quân” cho Dh Foods với mức lương 37 triệu đồng/tháng.