Ngày 18/5, ông Phạm Thiện Nghĩa Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã ký quyết định thành lập Hội Ngành hàng Sen Đồng Tháp.
Bên cạnh sự độc đáo về kiến trúc nhà ở, ẩm thực, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, ngôn ngữ, chữ viết… Người Dao (Quần Chẹt) ở xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên còn có nghề trồng bông, dệt thổ cẩm được giữ gìn và trao truyền qua nhiều thế hệ.
Tối 15/5, tại Đồng Nai, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ tuyên dương thợ trẻ giỏi lần thứ XIII năm 2022.
Ngày 15/5, tại Bảo tàng Thế giới Cà phê, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã khai mạc Triển lãm Vẻ đẹp của Làng nghề Việt, với chủ đề “Tinh hoa truyền thống truyền cảm hứng tương lai”.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
Vấn đề việc làm hậu Covid đang là mối quan tâm hiện nay của rất nhiều công ty, tổ chức và người lao động trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng. Thị trường việc làm sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Những kỹ năng mới nào cần thiết cho tương lai? Làm thế nào để các công ty và người lao động có được sự chuẩn bị tốt nhất?
Đó là câu chuyện về những người thợ thêu ở vùng đông bắc Thái Lan, thông qua những món đồ thủ công truyền thống để truyền tải các thông điệp về cuộc sống nơi đây.
Thời gian qua, lao động vùng DTTS đang dần có sự chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường. Trước mắt, sự chuyển dịch này đặt ra khá nhiều thách thức, song hứa hẹn đem lại hiệu quả lâu dài.
Với đặc thù đô thị thương cảng cổ xưa, nghề truyền thống ở Hội An (Quảng Nam) mang nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Tp. Hội An đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề gắn với phát triển du lịch.
Ngày hội Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp năm 2022 do Báo Tuổi trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) phối hợp tổ chức tại Đại học Bách Khoa Hà Nội thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia.
Ngày 28/4, tại Trường Cao đẳng Lào Cai, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tham dự Hội nghị có đại biểu Sở LĐTB&XH, các cơ sở đào tạo nghề 8 tỉnh khu vực Tây Bắc.
Nhìn từ thực tế, công tác đào tạo nghề vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Thách thức trong giai đoạn tới là, vừa giải quyết bài toán đảm bảo cung ứng nhân lực cho phục hồi kinh tế - xã hội, vừa phải tạo chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu trình độ đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành...
Những năm qua, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) nói chung, lao động là người DTTS nói riêng đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo chuyển biến tích cực về việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, nhìn lại công tác đào tạo nghề cũng còn không ít những khó khăn, bất cập cần tháo gỡ để phù hợp với thực tiễn phát triển hiện nay...
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người lao động (NLĐ) mất việc làm, dẫn đến không có thu nhập. Theo đó, nhiều NLĐ, trong đó có người lao động DTTS lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần. Thế nhưng sự lựa chọn này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về sau.
Sau dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiếp tục được nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Năm nay, người lao động vẫn sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp.
Các chuyên gia tại Philippine nhận định rằng, việc duy trì thực hành nghề thủ công truyền thống sẽ tạo ra động lực cho việc bảo tồn rừng. Tuy nhiên, các mối đe dọa của đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu đã làm tê liệt ngành du lịch của Philippines, kìm hãm nhu cầu về “tingkep” cũng như các nghề thủ công truyền thống khác, tạo ra thách thức về sinh kế tại đây.
Họ là những người làm nông nghiệp và chăm sóc gia đình, nhưng đã không bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm thu nhập từ khu du lịch. Đó là những nữ xe ôm ở ngã ba bản Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện vùng cao Bá Thước (Thanh Hóa).
Trong năm 2022, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ), sự cố nghiêm trọng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các Nghị định quy định về liên kết đào tạo với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Vào mùa thu hoạch dứa (kéo dài từ 3 đến 4 tháng/năm) tại Thanh Hóa, người lao động ở khắp nơi, lại tìm đến các các địa phương trồng nhiều dứa như Hà Trung, Thạch Thành, Yên Định, Như Thanh, Như Xuân, thị xã Bỉm Sơn... để tìm việc làm thuê. Mỗi ngày người lao động “cõng” dứa thuê có thể kiếm được từ 500.000 - 700.000 đồng., nhiều nhất vào chính vụ là tháng Tư và tháng Năm. Đây là khoản thu nhập không nhỏ, để người lao động có thêm điều kiện chi phí, trang trải cuộc sống của gia đình trong năm.