Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa “ăn rong” ở xứ đảo

Tiêu Dao – Nguyễn Ngân - 09:00, 14/07/2022

Bồng bênh trên chiếc thuyền thúng nhỏ giữa trời nước mênh mông, những người dân xứ đảo chòng chành đời mình với đời rong, tận dụng nguồn "lộc trời" trong những ngày nắng hạ.

Người dân thu hoạch rong trên biển
Người dân thu hoạch rong trên biển

Chòng chành "ăn rong"

Trên hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn (Quảng Ngãi) có nhiều loài rong biển có giá trị kinh tế cao. Rong biển Lý Sơn là rau xanh của biển cả đang rất được nhiều người ưa chuộng vì giá trị dinh dưỡng và cả sự độc đáo, lạ lẫm.

So với đánh bắt hải sản thì đi khai thác rong mơ dễ và ít chi phí đầu tư hơn. Để khai thác chỉ cần thuyền thúng chèo tay, hoặc ghe máy nhỏ chèo, chạy ra cách bờ 1-4 hải lý là đến địa điểm khai thác. Thông thường, mùa hái rong mơ từ đầu tháng 6 đến tháng 8 hàng năm thì kết vụ. Vào thời gian này, đa số ngư dân tại đây đều sử dụng thuyền thúng đi hái rong thay vì khai thác hải sản gần bờ. Theo người dân ven biển, mùa rong năm nay ít hơn mọi năm nên có thể sẽ kết vụ sớm.

Từ sáng sớm, hàng trăm người chèo ghe thúng đi khai thác rong. Khi đi, họ chuẩn bị sẵn cơm, nước để buổi trưa dùng bữa bên các gành đá. 14h, họ quay về với ghe thúng đầy rong mơ. "Vào mùa thu hoạch rong, chúng tôi phải ngâm mình trong nước biển đến ngực khoảng 6 giờ mỗi ngày dọc theo các gành đá ven bờ. Hôm nào trúng đậm, mỗi hộ gia đình cũng thu được 300kg rong mơ", bà Nguyễn Thị Anh (ngụ đảo Bé) cho biết. Không chỉ dùng ghe thúng, người dân còn đóng bè xốp để khai thác loài thực vật này. "Bè xốp có thể chứa 300 kg rong mơ. Gia đình chúng tôi khai thác cả ngày ngoài biển, tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian vận chuyển so với sử dụng phương tiện ghe thúng", ông Phan Lên cho biết.

Bà Nguyễn Thị Lau ở An Hải, huyện đảo Lý Sơn cho biết, vào tháng 6 đến tháng 7, khi thủy triều rút bà cùng với những người dân sinh sống trên đảo lại ra lặn ở những bãi rong xung quanh đảo để khai thác rong biển. Các loại rong được khai thác chủ yếu là bồng bồng, lũy tre, rong chân vịt, rong mơ… Bà Lau chia sẻ, “Lượng rong khai thác được tùy thuộc vào điều kiện sóng, gió, hôm nào sóng yên, gió lặng thì hái được từ 7 – 10kg, còn hôm nào sóng lớn chỉ hái được khoảng 2 - 3kg”. Cùng làm nghề khai thác rong biển như bà Lau, bà Nguyễn Thị Lành ở An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn cho biết, vào những lúc nhàn rỗi, thu hái rong biển đã trở thành nghề của đa số phụ nữ sinh sống trên đảo Lý Sơn. Mặc dù nghề này vất vả, phải ngụp lặn nhiều giờ dưới nước và đối mặt với nhiều rủi ro, nhưng vì có thu nhập khá nên nhiều người vẫn bám trụ với nghề. Rong thu hái đến đâu đều được các cơ sở thu mua trên đảo mua hết đến đó, nên không lo đầu ra.

Nụ cười khi kiếm được 200 ngàn đồng của người đàn ông này sau một buổi dầm mình trong nước biển để cắt được 40 kg rong mơ
Nụ cười khi kiếm được 200 nghìn đồng của người đàn ông này sau một buổi dầm mình trong nước biển để cắt được 40 kg rong mơ

Vừa đưa chiếc thúng chở đầy rong câu vào bờ để phơi, ông Nguyễn Đình Hiển, chia sẻ, vợ chồng ông bắt đầu công việc từ lúc 8 giờ sáng, đều đặn mỗi ngày vợ chồng ông canh con nước cạn trên khu vực biển quanh đảo Bé để vớt rong biển. Rong biển là loài tảo thủy sinh mọc trên đáy bùn cát dưới mặt nước khoảng 1 – 1,5m, muốn vớt phải ngâm mình dưới nước mới lấy được. Nghề này không khó nhưng phải đằm mình dưới nước nhiều giờ và chịu nắng. Mỗi buổi vớt một bè và 01 thúng rong, phơi khô được khoảng 01 tạ rong, bán với giá 5.000 – 6.000đồng/kg như hiện nay, thì vợ chồng ông Hiển cũng kiếm được 500 – 600 nghìn đồng.

Người dân Lý Sơn thu hoạch tự nhiên trên gành đá vào những lúc thuỷ triều xuống. Để thu hoạch được rong biển người dân Lý Sơn phải đi bộ hàng giờ trên những mỏm đá đen trơn trượt, dùng liềm cạo từng mảng rong bám trên đá, họ bỏ vào bao lưới chà sạch cát, rửa sạch lại bằng nước biển rồi đem về nhà. Vất vả không kém nghề đi biển hay việc trồng tỏi, người dân Lý Sơn ngày ngày dầm mình trong nắng gắt, trong gió biển và nước mặn để hái rong mơ, trồng tỏi, vá lưới...

Ông Điền, một lão ngư có nhiều năm kinh nghiệm hái rong biển ở hòn đảo tiền tiêu này cho biết: "Đi hái rong biển phải đi lom khom thật chậm để nhìn qua mặt nước mới thấy được. Nếu rong ở nơi nước cạn thì dùng tay bứt, những nơi nước sâu phải dùng liềm để cào cho rong bật gốc ra khỏi đá!". Trung bình, mỗi người dân hái được 15 - 20kg rong biển mỗi ngày. Khi thu hoạch rong biển, người dân thường phải kéo theo một chiếc thùng rồi dò dẫm từng bước thật chậm để phát hiện ra bụi rong biển bám vào đá. Rong biển thường mọc thành từng bụi nhỏ, có thân mềm. Khi còn bám vào đá loại rong này có màu xanh nhạt nên rất khó để nhìn thấy dưới làn nước biển.

Rong biển là đặc sản ở Lý Sơn
Rong biển là đặc sản ở Lý Sơn

Khai thác gắn với bảo tồn

Trong các loại rong, thì rong mơ (hay còn gọi là mơ trứng chuồn, mơ trứng cá) mọc xung quanh đảo, chủ yếu là các bãi san hô.. Rong mơ trứng chuồn được cho phép khai thác vào khoảng thời gian từ đầu tháng 5 trở đi. Lúc này thân mơ có độ dài khoảng từ 1 mét đến 1,2 mét và đây cũng là giai đoạn các loại hải sản sinh sống ven bờ đã sinh sản xong. Mấy năm trước tình trạng khai thác rong mơ tại các khu vực trên diễn ra ồ ạt, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển nghiêm trọng. Vì vậy, từ năm 2020, chính quyền Quảng Ngãi đã có văn bản nghiêm cấm khai thác, mua bán và vận chuyển rong mơ trên địa bàn tỉnh từ ngày 1/12 năm trước, đến ngày 30/4 năm sau. Theo đó, hình thức khai thác là không nhổ gốc mà phải cắt cách gốc ít nhất 10 cm và quá 75% diện tích rong mơ mọc. Quá trình khai thác hạn chế việc giẫm đạp, thả neo tàu… làm hư hại các rặng san hô.

Bà Huỳnh Thị Gái, một người chuyên thu mua và sơ chế rong biển cho biết loại hải sản này được xem là loại thực phẩm sạch do biển cả ban tặng nên có bao nhiêu thương lái cũng mua chở vào đất liền. Với số lượng rong mơ cắt hái và mang về phơi trung bình từ 80-150 kg khô/ngày. Tùy theo thời điểm mà giá thu mua của rong mơ có khác nhau, dao động từ 3000-8000 đồng/kg. Nhờ rong mơ mà ngư dân Bình Hải có thêm khoản thu nhập kha khá để trang trải cuộc sống.

Sau một ngày phơi nắng, rong mơ có thể cho vào bao và cân cho tư thương. “Tiền tươi” được trao ngay sau khi cân
Sau một ngày phơi nắng, rong mơ có thể cho vào bao và cân cho tư thương. “Tiền tươi” được trao ngay sau khi cân

Hiện mỗi năm, người dân Lý Sơn thu hoạch được khoảng 200 tấn rong các loại ở đảo và 300 tấn ở khu vực biển Hoàng Sa, chủ yếu được bán cho các thương lái và phân phối đi các tỉnh. Bình thường, 1kg rong khô sau khi ngâm nở ra sẽ được khoảng 6 - 7kg rong tươi. Với đặc tính nhẹ và không cồng kềnh nên đặc sản này cũng trở thành quà du lịch nổi tiếng của đảo Lý Sơn.

Thời gian trước đây, trong khi nghề nuôi trồng rong biển ở Quảng Ngãi chưa được đánh thức, thì hoạt động khai thác rong biển lại đang diễn ra quá mức, làm suy giảm nguồn lợi rong biển trong tự nhiên và ảnh hưởng đến đa dạng nguồn gen tự nhiên của rong biển. Trong đó, đáng báo động nhất là tình trạng khai thác rong câu chân vịt, rong sụn gai xung quanh đảo Lý Sơn. Bởi theo quy định tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, thì 2 loài rong biển này nằm trong danh mục các loài thủy sản nguy cấp quý hiếm nhóm 1.

Ông Nguyễn Ngọc Tài, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi cho biết: “Địa phương luôn vận động bà con ngư dân khai thác rong biển phải chừa khoảng 10cm phần gốc cho các loại hải sản sinh sôi. Khai thác rong mơ phải đúng mùa, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm cá. Ngư dân cũng đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rong mơ, tổ chức khai thác đúng thời vụ và thời gian cho phép. 

Đồng thời, để không lãng phí nguồn lợi rong biển, cần phải phát triển nghề nuôi trồng rong biển, khai thác tiềm năng những vùng biển phù hợp với nuôi trồng một số loài rong biển có giá trị kinh tế cao. Cùng với đó là thu hút đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp phát triển các loài rong biển bản địa thành sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, thay vì bán thô với giá rẻ như hiện tại. Đây cũng là định hướng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thời gian tới”. 

Tại Quyết định 4999/QĐ-BNN-KHCN, ngày 9/12/2020 của Bộ Nông nghiệp về việc Phê duyệt danh mục phục vụ phát triển KHCN về giống, giai đoạn 2021 – 2025, thuộc Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021 – 2030, ngành nông nghiệp sẽ tập trung lưu giữ nguồn gen và hướng đến sản xuất giống, phát triển nuôi 7 loài rong biển có giá trị kinh tế cao là: Rong sụn, rong câu chỉ vàng, rong câu thắt, rong nho, rong câu cước, rong bắp sú và rong sụn gai.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Người nặng lòng với văn hóa của dân tộc Bru-Vân kiều ở làng Chênh Vênh

Là người dân tộc Bru-Vân kiều, ông Hồ Văn Lý (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), đã có nhiều cách để lưu giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Từ Làn điệu dân ca, đến cách chơi các loại nhạc cụ truyền thống đều được ông tận tâm truyền dạy cho người trẻ với mong muốn giữ những âm điệu tà oải, xà nớt, Ta lư...vang mãi trên đỉnh Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.