Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những vòng xe cuộc đời

Tiêu Dao - 18:58, 03/07/2022

Dưới cơn mưa tầm tã của miền đất Cố đô vào những ngày đầu hạ, lẫn trong dòng người đông đúc đến chợ Đông Ba, có những dáng người gầy nhỏ, đứng lặng lẽ bên chiếc xe đạp, chiếc mũ cũ kỹ không che nổi khuôn mặt già nua và khắc khổ. Họ là những người làm nghề xe đạp thồ,đạp xích lô.

“Nghề cổ” nơi Cố đô

Đã gần một trăm năm tồn tại, sau khi những chiếc xe kéo tay bị thất sủng, thì xe đạp thồ đã trở thành phương tiện đi lại vào hàng phong lưu của người dân nơi đây suốt gần nửa thế kỷ, đến khoảng giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi nhiều phương tiện giao thông hiện đại khác phát triển và dần thay thế thì xe đạp thồ mới dần bị quên lãng. Nhưng vẫn có không ít người cố bám víu để tìm  những đồng tiền ít ỏi trong cuộc mưu sinh đầy khốc liệt. Thỉnh thoảng giữa dòng người tập nập chúng ta có thể bắt gặp được một vài chiếc xe đạp thồ như thế.

Sau khoảng 40 phút dắt xe vòng quanh chợ thì cuối cùng ông Trần Đình Dương (85 tuổi, ở huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) cũng có người thuê chở hàng. Lần này là một thùng trái cây nhỏ được chủ của hàng bán sỉ (buôn) trong chợ thuê ông chở đến cho một chủ quán ở đường Lê Lợi. Quãng đường gần 4km, tuy số tiền mà khách hàng thuê ông chỉ vỏn vẹn có 5 ngàn đồng nhưng ông vẫn vui vẻ với công việc chở hàng.

Ông Dương là người cao tuổi nhất trong giới xe đạp thồ ở Huế hiện nay. Ông là người kiếm sống bằng nghề xe đạp thồ già nhất chợ Đông Ba và có lẽ cũng là người già nhất đạp xe thồ trên mảnh đất Cố đô. Gần nửa nửa thế kỷ làm bạn với “con ngựa sắt” cũ kỹ tuềnh toàng để rong ruổi chở hàng, chở người khiến ông có nét gì đó hao hao những ngư dân vùng biển quanh năm hứng chịu sự khắc nghiệt của nắng gió, mưa dầm.

Những chiếc xe đạp thồ như thế này là nguồn sống nuôi gia đình của một thời
Những chiếc xe đạp thồ như thế này là nguồn sống nuôi gia đình của không ít người

Ông Dương kể với vẻ đầy tự hào, rằng chỉ cách đây hơn hai mươi năm thôi, có được một chiếc xe phượng hoàng, hay tệ thì chiếc xe thống nhất là cả một gia tài. Thủa ấy xe đẹp thì để chở khách, xe cũ để chở hàng. Có nhiều khách đi xe là những “người đẹp”, mặc áo dài, thuê xe chở đi dạo phố, chụp ảnh. Có nhiều đám cưới không có xe đạp cũng thuê xe đi. Hồi “thịnh vượng” của nghề, có ngày ông chở toàn khách là người đẹp đi chụp ảnh tại các điểm du lịch, hay chở khách đám rước dâu, thu nhập cũng khá. Chính nhờ nghề này mà ông có thể nuôi gia đình và con cái qua những thời khắc khó khăn nhất.

Cũng như ông Dương, những người còn gắn bó với nghề đặc biệt này đa phần là những người đã ở cái tuổi “thật thập cổ lại hy”, là những người kỳ cựu trong nghề. Người ít nhất cũng đã có 10 năm chạy xe đạp thồ. Trước đây, làm nghề xe đạp thồ có đầy đủ mọi lứa tuổi khác nhau, từ những thanh niên cho tới những ông già tóc bạc phơ vẫn cặm cụi theo những vòng xe nhọc nhằn. Khi cảm thấy sự lỗi thời của hình thức vận tải này mà nhiều người đã bỏ nghề để tìm cho mình những công việc khác thu nhập cao hơn.

Phía chợ An Cựu cũng còn một nhóm những người hành nghề xe đạp thồ. Ông Nguyễn Nghĩa, cũng đã hơn 70 là trưởng nhóm cho biết: “Bây giờ người dân và cả những người buôn bán cũng ít thuê cánh xe đạp như chúng tôi đi. Nếu có nhiều hàng hóa thì họ thuê xích lô còn muốn nhanh hơn thì có xe máy. Nhiều người vì cuộc sống mưu sinh mà họ không còn gắn bó với nghề này nữa. Mấy người khác còn sức lực thì họ có thể kiếm được việc khác, còn như tôi đây ai còn dám thuê làm gì nữa. Chỉ còn có cái nghề này kiếm cơm thôi!”.

Trên những vòng xe không mỏi

So với những nghề khác thì nghề xe đạp thồ có thu nhập khá thấp. Mỗi ngày nhiều nhất họ cũng chỉ có thể kiếm được 20.000 đến 40.000 ngàn đồng. Còn nếu như những ngày mưa gió thì có khi còn không có hàng để chạy, vậy là phải lủi thủi ra về. Những lúc ngồi buồn không có khách, những lão phu xe lại lau chùi, “nói chuyện” với chiếc xe, như một người bạn tâm giao.

Ông Minh 75 tuổi ở Vỹ Dạ, Huế bên chiếc xe đạp thồ vắng người đi
Ông Minh 75 tuổi ở Vỹ Dạ, Huế bên chiếc xe đạp thồ vắng người đi

Ông Nghĩa chia sẻ: “Nhà tôi ở cách chợ An Cựu này không xa, nắng mưa gì cũng thế, cứ 3 rưỡi sáng là tôi lại bắt đầu đạp xe từ nhà lên đây. Tôi làm cái nghề này tính ra cũng đã gần 30 năm rồi. Những năm trước đây thì hàng hóa còn nhiều chứ bữa nay khan hiếm lắm chú à. Mà kể ra thì thu nhập chẳng đáng là bao, đạp xe gần 5-7 cây số mà cũng chỉ kiếm được có 5 ngàn thôi. Đa số bây giờ chúng tôi ở đây chỉ chở hoàng hóa là chính chứ hy hữu lắm mới có người thuê chở đi. Có chăng chỉ có một số người già cả hay những người khách du lịch thấy lạ mắt thì họ mới thuê đi cho vui thế thôi. Vì làm lâu năm nên ở đây cũng có nhiều khách hàng quen, họ thấy thương tình nên khi thì thuê chở bao gạo, thùng hoa quả hay một số hàng hóa linh tinh đến các chợ lẻ trong thành phố!”.

Lau vội giọt mồ hôi đang lăn dài trên má sau chuyến hàng, ông Thanh (69 tuổi, ở Phường Phú Hiệp, Tp. Huế) tiếp lời: “Bây giờ người dân ít đi xe đạp thồ nên chúng tôi cũng chỉ làm hết buổi trưa rồi về nghỉ. Nếu chở đi một quãng đường xa thì cũng chỉ được 1 đến 2 chuyến là cùng. Có khi chúng tôi còn đạp xe đến hàng chục cây số cả đi và về chở hàng từ chợ Đông Ba xuống các chợ quanh thành phố An Cựu, Tây Lộc, Kim Long. Dù mệt nhưng vẫn phải cố gắng mà làm. Ai thuê gì thì chở nấy miễn sao không bỏ phí một ngày là được”.

Nhiều người, khi nhìn những lão phu xe này đều trăn trở, bảo ở cái tuổi gần đất xa trời này đáng lẽ họ phải nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già, nhưng vì một phần là yêu nghề mà cho đến giờ những phu xe vẫn chọn theo đuổi nó. Với những người phu xe như ông Dương, ông Thanh, ông Nghĩa thì đây một phần là công việc thường ngày, nhưng đó cũng như là một thói quen. Ngày nào mà không đi là các ông lại cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó. Sáng đạp xe thong dong lên chợ, được gặp nhiều bạn bè. Những lúc không có hàng thì ngồi lại với nhau tâm sự cũng vui. Mà chắc có lẽ  cũng vì cái nghề này mà đến giờ sức khỏe của ông Dương, ông Thanh và những người phu xe vẫn còn tốt lắm, rất ít khi đau ốm.

Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. (Ảnh Huế ơi)
Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. (Ảnh Huế ơi)


Không chỉ có xe đạp thồ, nhiều người cao tuổi ở Huế vẫn hành nghề đạp xích lô chở hàng. Với họ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng được ngày ngày làm việc, có nguồn thu nhập ít ỏi vẫn là một điều gì đó may mắn.

Cố Đô có một nghề đặc biệt, những người hành nghề cũng rất đặc biệt, họ muốn giữ một chút gì rất Huế cho mai sau. Nhưng trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện gia thông hiện nay, có lẽ sẽ chẳng bao lâu nữa, những lão phu xe nơi Cố đô cũng dừng nghề. Dẫu biết một đời người, một đời xe còn lắm nhớ thương, nhưng âu đó cũng là một lẽ thường tình của cuộc sống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 25 phút trước
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 28 phút trước
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

TP Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôi Thnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 40 phút trước
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Thnăm Thmây năm 2025
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 43 phút trước
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 44 phút trước
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức gặp mặt Báo chí thông tin về tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chủ trì buổi Gặp mặt.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 45 phút trước
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025, của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 50 phút trước
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm ANTT trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 1 giờ trước
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ tiết kiệm và vay vốn đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".