Trong đợt hồi hương vừa qua, các tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ đã có hàng trăm nghìn lượt người do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 phải trở về quê nhà. Sau khi về quê, gánh nặng chăm lo nơi ăn chốn ở chưa nguôi, các tỉnh lại khẩn trương tìm giải pháp hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc. Hiện tại, các Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) đang nỗ lực kết nối thị trường để người lao động sớm tìm được việc làm trong thời điểm cuối năm.
UBND phường Thắng Lợi, TP. Pleiku (Gia Lai) vừa tổ chức khai giảng lớp dệt thổ cẩm truyền thống năm 2021 cho 33 học viên là hội viên phụ nữ ở 3 làng Chuet 1, Chuet 2 và Nha Prông.
Về bờ mới an toàn! Bao người phụ nữ làng biển đã thốt lên như vậy khi nói về cái nghề truyền nối bao đời, mưu sinh nơi biển cả...
Trong năm 2021, có 109 học sinh DTTS đăng ký và được Hội đồng tuyển sinh cấp huyện, tỉnh xét duyệt trúng tuyển cho 109/109 học sinh DTTS với các ngành, nghề phù hợp.
Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 2089/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam làm Chủ tịch Hội đồng.
Hàng nghìn người dân Đắk Lắk về quê tránh dịch, đang có nhu cầu trở lại các tỉnh phía Nam làm việc. Để hỗ trợ người dân thuận lợi tìm việc làm, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương gấp rút xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động. Đặc biệt, lãnh đạo tỉnh đã thành lập đoàn công tác trực tiếp đến TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương khảo sát, trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp để tìm giải pháp hỗ trợ người lao động.
Cùng với cà phê và chè chất lượng cao, thì cây dâu tằm được xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) xác định là loại cây trồng chủ lực, tạo đột phá, tăng tốc trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương có hơn 68% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) này.
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, lao động tự do là những người bị tác động nhanh nhất, sớm nhất đến đời sống. Khi dịch kéo dài và diễn biến còn phức tạp, những lao động tự do ở TP. Vinh (Nghệ An) đã nhanh chóng thích ứng, linh hoạt hơn; thậm chí chuyển “nghề” để phù hợp với điều kiện có dịch, sớm ổn định cuộc sống.
Triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP nay là Nghị quyết 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỉnh Yên Bái đã và đang khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ với mục tiêu nhanh, chính xác và kịp thời.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao công tác tại vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Theo đó, tỉnh chú trọng vào đào tạo nghề cho thế hệ trẻ gắn với cơ cấu việc làm; tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức, viên chức... và coi đây là nhân tố quyết định chiến lược cho sự thành công của Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025.
Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, đã có trên 13.000 người lao động Lào Cai từ các địa phương, vùng dịch trở về. Trong đó, phần đông là người DTTS, người dân sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn và khu vực biên giới. Vì vậy, ngoài việc bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian cách ly, vấn đề tạo việc làm cho lao động hồi hương đang được tỉnh Lào Cai quan tâm ưu tiên với nhiều giải pháp cụ thể.
Bám biển mưu sinh, là nghề truyền nối bao đời của ngư dân vùng biển xứ Nghệ. Sinh nghề tử nghiệp! Những giọt nước mắt đợi chờ cũng vì thế mà đã khiến những mái đầu “vọng phu” thêm bạc trắng, để bao gia đình chia lìa, nát tan…
Cùng với các chính sách hỗ trợ, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh Điện Biên rất chủ động trong việc đào tạo, liên kết để tăng cơ hội việc làm cho học viên. Nhờ đó, ngoài vượt chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động sau đào tạo ở Điện Biên cũng đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Nguyên liệu là lá rừng, các vị thuốc Bắc cùng với bột gạo… nhưng đồng bào Thái đã tạo ra thứ rượu men lá độc đáo, đặc trưng của dân tộc mình. Trong cái lạnh miền sơn cước, nhấp bát rượu men lá thơm nồng, ngọt hậu mà chếnh choáng men say vị núi rừng...
Với mong muốn giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) quảng bá văn hóa truyền thống qua các sản phẩm từ vải lanh nhuộm chàm, cô gái trẻ Lồ Thị Hạnh (dân tộc Tày ở Lào Cai), đã sáng lập ra thương hiệu Tày Indigo (vải chàm của người Tày), và tạo việc làm cho rất nhiều bà con nơi đây.
Những năm qua, việc duy trì và phát triển làng nghề truyền thống được huyện Triệu Phong (Quảng Trị) quan tâm thực hiện hiệu quả. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Vào thời điểm này các năm trước, người trồng hoa phục vụ cho Tết Nguyên đán ở Bắc Trung bộ bắt đầu xuống giống. Năm nay do diễn biến của dịch Covid- 19 và thời tiết bất thường, người trồng hoa và các làng nghề trồng hoa “chùng tay” không dám đầu tư lớn.
Ngày 29/11, ông Nguyễn Quốc Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk cho biết, do áp lực công việc rất lớn, trong khi chế độ lại thấp, nên thời gian qua, hàng loạt cán bộ Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xin nghỉ việc.
Thời gian qua, bên cạnh hoạt động tuyển sinh trực tiếp tại các trường cấp 2, cấp 3, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), đã thực hiện chủ trương Biến tiết học hướng nghiệp thành "giờ sản xuất”. Những sản phẩm được hình thành từ các buổi hướng nghiệp, đã truyền cảm hứng, thu hút học sinh đến với trường nghề sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông.
Xác định đào tạo nghề là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.