Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Còn nhiều hạn chế trong phát triển các sản phẩm OCOP

Thuý Hồng - 09:21, 28/03/2022

Sau hơn 3 năm triển khai, sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định giá trị và chất lượng trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao và sử dụng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, để sản phẩm OCOP phát triển và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Nhiều địa phương vẫn đang loay hoay tìm sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng sản phẩm OCOP
Nhiều địa phương đang loay hoay tìm sản phẩm đặc trưng của địa phương để xây dựng sản phẩm OCOP

Loay hoay tìm sản phẩm đặc trưng

Mặc dù Chương trình OCOP nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương, sự tham gia, đồng lòng ủng hộ, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân và đã đạt kết quả bước đầu. Song quá trình triển khai chương trình OCOP ở nhiều địa phương cũng đang bộc lộ những khó khăn, thách thức.

Tìm hiểu thực tế tại xã An Sơn, huyện Văn Quan, Lạng Sơn, dù đã triển khai chương trình được 3 năm, nhưng xã vẫn đang loay hoay tìm và xây dựng sản phẩm riêng.

Ông Nông Trần Cảnh, Chủ tịch UBND xã An Sơn cho biết: Dù là một xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với một số sản phẩm đặc trưng như: cải ngồng, bắp cải và có 7 hộ sản xuất bánh truyền thống khẩu sli, nhưng hiện tại, xã vẫn chưa xây dựng được sản phẩm OCOP. 

Nguyên nhân qua khảo sát, đánh giá thì, các sản phẩm trên người dân chỉ sản xuất theo mùa vụ với sản lượng ít, các hộ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô, tính độc đáo, đáp ứng nhu cầu thị trường với số lượng lớn, lâu dài.

Được biết, hiện nay toàn huyện Văn Quan mới chỉ có 4 sản phẩm OCOP được chứng nhận 3 - 4 sao cấp tỉnh. Theo ông Lý Văn Đàm, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan: Quy mô, năng lực quản trị của các chủ thể tham gia chương trình OCOP còn nhỏ và yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị; sự hiểu biết của một số cán bộ cơ sở và chủ thể sản xuất về quản lý chất lượng sản phẩm còn hạn chế, nhiều nội dung còn phụ thuộc vào tư vấn; một số sản phẩm chủ lực gặp khó khăn về vốn và công nghệ chế biến, bảo quản.

Ngay như ở tỉnh Quảng Ninh, địa phương đầu tiên thực hiện chương trình OCOP, và đã có nhiều sản phẩm đã mang dấu ấn của địa phương. Tuy nhiên, hiện không ít sản phẩm OCOP của tỉnh đang có sự suy giảm về mặt chất lượng, số lượng.

Đáng buồn hơn, nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường, nhưng do hạn chế của cơ sở sản xuất, sự thiếu quan tâm, sâu sát của các địa phương khiến cho nhiều sản phẩm không tiếp tục phát triển, hoặc không có thị trường dẫn đến dừng sản xuất phải đưa ra khỏi chương trình.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT trong năm 2021, Quảng Ninh đã rà soát đưa 56 sản phẩm ra khỏi chương trình OCOP, trong đó 13 sản phẩm đã cấp sao, và 43 sản phẩm chưa cấp sao.

Theo ông Nguyễn Văn Đức, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh, để khắc phục những khó khăn, tồn tại hạn chế, các địa phương phải có sự vào cuộc quyết liệt, quan tâm sát sao tới các bước phát triển của sản phẩm, của đơn vị sản xuất. Hằng năm, giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển sản phẩm OCOP cho các xã, phường gắn với xây dựng xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Chưa có nhiều sản phẩm OCOP tạo dựng được thị trường tiêu dùng
Chưa có nhiều sản phẩm OCOP tạo dựng được thị trường tiêu dùng

Tạo dựng thị trường cho sản phẩm OCOP

Từ thực tế cho thấy, sau rất nhiều nỗ lực và cố gắng, các sản phẩm OCOP cũng đã tạo vị thế khác biệt và nổi trội cho nông sản trong cả nước. Nhưng để định danh và định vị được sản phẩm, các sản phẩm cần có những bước tiến về phía trước thay vì đi “giật lùi”.

Hiện nay, hệ thống các chính sách, cơ chế hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả trong điều phối hoạt động hỗ trợ. Hoạt động xúc tiến thương mại tuy được nhiều địa phương quan tâm triển khai, nhưng còn manh mún, thiếu đồng bộ; chưa hình thành được hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại mang tính kết nối, chuyên sâu để tạo hình ảnh, nhận diện sản phẩm OCOP và thay đổi nhận thức của người tiêu dùng… nhất là trong bối cảnh chịu tác động của đại dịch Covid-19.

Theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, sản phẩm OCOP, là những sản phẩm có quy mô nhỏ, ở cấp độ làng, xã, do đó khi tham gia vào OCOP, đòi hỏi sự chuyển đổi từ các kênh tiêu thụ truyền thống sang các kênh bán hàng hiện đại, với các sản phẩm được đóng gói có bao bì, mẫu mã theo quy chuẩn, nên cần có thời gian thích ứng và mở rộng thị trường...

Theo các chuyên gia nông nghiệp, để tháo gỡ khó khăn trong việc phát triển sản phẩm OCOP gắn với thị trường tiêu thụ, ngoài việc cải thiện quy trình và công nghệ chế biến, xúc tiến thương mại hiện đại; thúc đẩy chuyển đổi số… cần tập trung, phát huy các yếu tố về văn hóa, cộng đồng gắn với đặc trưng của sản phẩm OCOP.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Trung tâm Phát triển nông thôn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng: Có thể tạo ra giá trị tăng thêm cho các sản phẩm OCOP - những sản phẩm được khai thác từ tài nguyên bản địa của mỗi miền quê, bằng cách đưa các câu chuyện vào từng sản phẩm, hướng dẫn người dân giới thiệu về sản phẩm gắn với lịch sử, văn hóa...để dẫn dắt, giới thiệu tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Hội nghị xúc tiến thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam - Canada

Bình Định: Hội nghị xúc tiến thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam - Canada

Ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam - Canada với chủ đề “Canada - cửa ngõ vào thị trường Bắc Mỹ”, nhằm thu hút đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh, mở ra nhiều cơ hội phát triển về kinh tế, xã hội, du lịch trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Đồn Biên phòng và Đoàn thanh niên thắp sáng đường biên ở Mác Nẻng

Tin tức - Thanh Nguyên - 2 phút trước
Hưởng ứng chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, chương trình “Thắp sáng vùng biên”, Đồn Biên phòng Xuân Trường, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng vừa phối hợp Đoàn thanh niên xã Khánh Xuân tổ chức lắp đặt và dựng 65 cột điện chiếu sáng, sử dụng năng lượng mặt trời cho nhân dân thôn Mác Nẻng, xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Tôn vinh Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều và hát ru làng biển Cảnh Dương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 5 phút trước
Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghệ thuật trình diễn dân gian hát Kiều ở các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn và Hát ru làng biển Cảnh Dương, xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” – điểm check in ấn tượng cho những người yêu di sản

Du lịch - Nguyệt Anh - 8 phút trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức khai trương Đoàn tàu “Kết nối di sản miền Trung” chạy chuyên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại. Đoàn tàu gồm 10 toa xe, trong đó có 2 toa xe cộng đồng, du khách được thưởng thức ẩm thực cùng những màn trình diễn văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.
Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Nhiều chương trình hoạt động trong Tháng hành động vì HTX Việt Nam 2024

Tin tức - Thúy Hồng - 11 phút trước
Ngày 28/3, Liên minh Họp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức họp báo thông báo hoạt động tháng hành động vì HTX năm 2024. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, chủ trì buổi họp báo.
Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI

Khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI

Thể thao - Tuấn Trình - 16 phút trước
Ngày 28/3, tại Sân vận động Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Lạng Sơn lần thứ XI, năm 2024.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Bình Định: Hội nghị xúc tiến thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam - Canada

Bình Định: Hội nghị xúc tiến thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam - Canada

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18 phút trước
Ngày 28/3, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại với Hội doanh nhân Việt Nam - Canada với chủ đề “Canada - cửa ngõ vào thị trường Bắc Mỹ”, nhằm thu hút đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh, mở ra nhiều cơ hội phát triển về kinh tế, xã hội, du lịch trong thời gian tới.
Nghệ An: Đồng ý chủ trương tu bổ, tôn tạo khẩn cấp Tháp Xốp Lợt

Nghệ An: Đồng ý chủ trương tu bổ, tôn tạo khẩn cấp Tháp Xốp Lợt

Tìm trong di sản - Khánh Ngân - 20 phút trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long vừa ký quyết định đồng ý chủ trương tu bổ, tôn tạo khẩn cấp di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Tháp Xốp Lợt, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn.
Bình Định: Công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh

Bình Định: Công bố Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh

Thể thao - T.Nhân - N.Triều - 22 phút trước
Ngày 28/3, tại Trung tâm Báo Chí Tocepo Đầm Thị Nại (Tp. Quy Nhơn, Bình Định), Ban Tổ chức Giải đua vô địch thế giới thuyền máy nhà nghề UIM F1H2O World Championship Grand Prix of Binh Dinh đã có buổi gặp gỡ báo chí, cung cấp thông tin về giải đua sẽ diễn ra từ ngày 29 - 31/3 trên Đầm Thị Nại. Đây là chặng thứ 2 của giải đua trong tổng số 8 chặng được tổ chức trong năm 2024.
VFF bổ nhiệm HLV Hoàng Anh Tuấn thay HLV Troussier dẫn dắt U23 Việt Nam

VFF bổ nhiệm HLV Hoàng Anh Tuấn thay HLV Troussier dẫn dắt U23 Việt Nam

Thể thao - Hoàng Minh - 25 phút trước
Sau khi HLV Philippe Troussier từ chức, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã bổ nhiệm HLV Hoàng Anh Tuấn dẫn dắt U23 Việt Nam chuẩn bị cho giải đấu U23 châu Á diễn ra vào tháng 4 tới đây tại Qatar.
Quảng Trị: Khởi tố vụ án môi giới 21 người DTTS xuất cảnh trái phép

Quảng Trị: Khởi tố vụ án môi giới 21 người DTTS xuất cảnh trái phép

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 27 phút trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi tổ chức, môi giới người xuất cảnh trái phép.