Người có uy tín -
Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai -
18:20, 22/04/2021 Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Lào Cai luôn ý thức được vị trí, vai trò của mình, không ngừng phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng. Trong đó, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần không nhỏ đưa tỉnh Lào Cai trở thành tỉnh phát triển vùng Tây Bắc.
Từ một tỉnh nghèo, khó khăn, Lào Cai đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Kết quả này đã thể hiện quyết tâm cao, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, đồng sức, đồng lòng của Nhân dân, trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh. Họ chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân, là tấm gương sáng về phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự… ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bà Cao Thị Minh, dân tộc Mường ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp là một trong 72 Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Hậu Giang. Với trách nhiệm của mình, bà đã có nhiều đóng góp cho ấp, đặc biệt là trong công tác hòa giải.
Để góp phần vào thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, huyện Ia Grai (Gia Lai) đã tăng cường công tác tuyên truyền đến từng thôn, làng vùng đồng bào DTTS, đặc biệt phát huy cao nhất vai trò đội ngũ già làng, trưởng thôn, Người có uy tín, cán bộ Mặt trận… trong công tác vận động, tuyên truyền.
Từ năm 2015, khi được Nhân dân tin tưởng và bầu là Người có uy tín của thôn Ngòi Lẫu, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái), bên cạnh các hoạt động hữu ích khác cho cộng đồng, ông Dương Quốc Đậu, sinh năm 1942, dân tộc Tày, đã nỗ lực trong việc vận động bà con các dân tộc cùng nhau gìn giữ văn hóa dân tộc và xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sóc Trăng đã trở thành lực lượng rất quan trọng giúp địa phương triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, ông Trần Liêu ở ấp Bưng Triết, xã Liêu Tú, huyện Trần Đề là một tấm gương điển hình tiêu biểu.
Từ ngày 24 – 26/3, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật cho Người có uy tín năm 2021. Tham dự hội nghị có 250 đại biểu là Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở các quận, huyện trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Hơn 17 năm qua, già làng Ksor Ry (dân tộc Gia Rai), Người có uy tín của buôn Sô Ma Rơng, xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, Gia Lai) luôn phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, kiên trì vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhờ vậy, đời sống của đồng bào DTTS trong buôn ngày càng chuyển biến tích cực.
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã trở thành lực lượng rất quan trọng giúp địa phương triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Họ là tấm gương sáng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng các cấp chính quyền xây dựng thế trận lòng dân, thế trận an ninh Nhân dân vững chắc, giữ gìn bình yên tuyến biên giới của Tổ quốc.
Khánh Hòa hiện có 88 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; góp phần xây dựng đời sống, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS và miền núi. Họ đang là chỗ dựa vững chắc cho buôn làng.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia các hoạt động, phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh”… Hoạt động của những Người có uy tín đã góp phần chung tay cùng chính quyền và Nhân dân làm thay đổi diện mạo thôn làng, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở.
Ông Y Cơi Niê (tên thường gọi là Ama Bích), dân tộc Mnông ở buôn Kuanh, xã Yang Mao, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) là già làng mẫu mực. Không những làm kinh tế giỏi, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, ông còn là người luôn hết lòng vì công việc của buôn làng, được hết thảy người dân trong buôn vô cùng kính trọng.
“Trưởng bản Hồ Thị Kiên còn trẻ lắm nhưng cô ấy rất quyết đoán và làm được việc”…nhận xét của Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng Tổ Biên phòng Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng, xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), khiến chúng tôi tò mò ngược núi để tìm gặp người phụ nữ dân tộc Chứt này.
Theo lời giới thiệu của huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chúng tôi đến ấp Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, tìm gặp ông Đào Văn Giã, dân tộc Chơ Ro. Ông là một tấm gương điển hình của địa phương trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nhiều năm gắn bó, hết mình vì cộng đồng, năm 2019, ông Phạm Ngọc Dư, dân tộc Tày, sinh năm 1963, được Nhân dân tin yêu và bầu là Người có uy tín của thôn Đồng, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Phát huy vai trò của mình, ông luôn đi đầu trong mọi phong trào của thôn, giúp Nhân dân phát triển sản xuất, là tấm gương sáng cho người dân trong thôn tin tưởng, noi theo.
Đối với người dân thôn RaÊ, xã Ating, huyện Đông Giang (Quảng Nam), già làng Alăng Phương, 70 tuổi, là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực trong mọi công việc xã hội nên đã được bà con trong thôn tin yêu, trân trọng, quý mến bầu chọn làm già làng và được gọi với cái tên trìu mến “Già làng uy tín”.
Với tinh thần trách nhiệm và uy tín của mình, những Người có uy tín trên địa bàn nơi Đồn Biên phòng Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đứng chân luôn sát cánh cùng cán bộ,chiến sĩ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân giữ vững an ninh trật tự, đảm bảo sự bình yên cho các bản làng vùng biên giới, đồng thời phòng chống dịch bệnh Covid-19. Tiêu biểu như anh Dương Văn Pao, công an viên, Người có uy tín thôn Chín Chu Lìn, xã Cao Mã Pờ.
Tây Nguyên là địa bàn tiềm ẩn phức tạp về an ninh trật tự, đặc biệt là vùng biên giới. Bằng sự nhiệt huyết, trách nhiệm, nhiều già làng nơi biên viễn đã có nhiều cách làm giúp người dân hiểu đúng, cùng nhau bảo vệ biên cương, bờ cõi, giữ bình yên biên giới, giúp nhau phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn văn hóa.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II vừa được tổ chức những ngày cuối năm 2020, tại Hà Nội. Đại hội là ngày hội lớn của đồng bào các DTTS Việt Nam với sự hội tụ của 1.592 đại biểu tiêu biểu cho 54 dân tộc anh em đến từ các vùng, miền trong cả nước. Đó là những người con ưu tú, đầu tàu trong các phong trào, hoạt động của địa phương, đang góp sức xây dựng bản làng no ấm, thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp Xuân Tân Sửu, Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu một số tấm gương ưu tú mà chúng tôi có dịp tiếp xúc tại Đại hội.
Như cây cổ thụ tạo điểm tựa vững chắc cho buôn làng, ông Chá Văn Cụa, dân tộc Mông Người có uy tín ở Thanh Hóa và già làng Hồ Văn Ing, người Pa Cô ở Quảng Trị đang tiếp tục khẳng định vai trò, trách nhiệm của Người có uy tín, góp sức cùng với các cấp chính quyền “dẫn dắt” người dân nơi biên giới giữ gìn bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ngày càng phát triển…