Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở xã Thanh Tương (Na Hang, Tuyên Quang) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy, hiện nay, tình trạng này vẫn diễn ra âm ỉ và dại dẳng khiến chính quyền địa phương phải nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp để có thể ngăn chặn, đẩy lùi.
Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang gánh vác vai trò quan trọng ở nhiều vị trí khác nhau như, bí thư chi bộ, già làng, trưởng bản. Nhìn lại giai đoạn 2011 - 2021, việc quan tâm thực hiện đẩy đủ chính sách cho Người uy tín đã và đang tạo thêm niềm tin, sự hứng khởi cho Người uy tín trên hành trình chung tay cùng các cấp chính quyền địa phương dẫn dắt đồng bào DTTS ở những bản làng, thôn xóm... xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no, phát triển.
Thực hiện Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ởm nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, tại Nghệ An, chỉ tính riêng nhóm đối tượng thụ hưởng vay ưu đãi để có đất ở, sửa chữa và xây mới nhà ở đã có hàng ngàn hộ nghèo người DTTS đã được giải ngân vay vốn.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.
Thực hiện Dự án 1, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, vốn kế hoạch năm 2022, vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Mai Châu (Hòa Bình) đã tiến hành cấp bồn chứa nước cho các hộ nghèo là người DTTS trên địa bàn huyện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. Theo đó, học sinh DTTS rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngày 23/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 04/2023/QĐ-TTg về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ sử dụng vốn đầu tư công để thực hiện một số nội dung thuộc Dự án 1 và Tiểu dự án 1, Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025.
Sáng 23/2, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương 77 chức sắc, chức việc, già làng và Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn huyện.
Thực hiện Quyết định 1719/QĐ-TTg, ngay trong tháng 2/2023, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình MTQG) và kế hoạch năm 2023.
Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đầu tư trên 28 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã trao tặng trang phục truyền thống, nhạc cụ cồng chiêng và thiết bị âm thanh cho 8 đội văn nghệ truyền thống, Câu lạc bộ cồng chiêng ở vùng đồng bào DTTS của hai huyện Cát Tiên và Đạ Huoai.
Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, sau gần 30 năm thành lập, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS.
Sau nhiều năm xây dựng “Làng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS”, kết quả nổi bật nhất là bộ mặt các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng lên.
Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 206 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS được UBND tỉnh công nhận.
Với việc triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, những năm qua, kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần người dân vùng đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt.
Mặc dù chịu tác động của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới, ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, năm 2022, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí 23.000 tỷ đồng để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) hoàn thiện đưa vào sử dụng. Việc có thêm những công trình góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS sinh sống ở địa phương.
Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận, đặc biệt là “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn thay đổi từng ngày, công tác giảm nghèo nhanh và bền vững đạt được nhiều kết quả tích cực.
Sáng 10/2, tại đầu cầu tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung vào những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Ngày 10/2, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.