Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững: Chưa giàu được từ rừng (Bài 1)

Sỹ Hào - 10:20, 25/05/2023

Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp gắn với ổn định và nâng cao đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng giữa công tác phát triển lâm nghiệp và mục tiêu giảm nghèo ở địa bàn này vẫn còn “độ vênh” nhất định, đòi hỏi phải có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách.

Diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ của cả nước còn rất hạn chế (Trong ảnh: Rừng sản xuất của đồng bào dân tộc M’Nông ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)
Diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ của cả nước còn rất hạn chế. (Trong ảnh: Rừng sản xuất của đồng bào dân tộc Mnông ở xã Nam Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông)

Ở những nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống thường là những địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao hơn bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng lại là những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất. Trên bình diện chung, ngành Lâm nghiệp cũng chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

Đóng góp còn hạn chế

Số liệu từ Cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, cả nước hiện có trên 15,4 triệu ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 46,4% tổng diện tích toàn quốc; trong đó tổng diện tích rừng cả nước là trên 14,7 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng của cả nước đạt khoảng 42%. Trong 4 tháng đầu năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung trên cả nước ước đạt 69,8 nghìn ha, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo PGs.Ts. Vũ Huy Đại - Trưởng phòng Khoa học và Công nghệ (Đại học Lâm nghiệp), với diện tích rừng, đất rừng hiện có, Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững, từ đó thúc đẩy đóng góp của ngành vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố, đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) không cao, chỉ dao động trong khoảng 1% tổng GDP quốc gia. Vì vậy, dù là 1 trong 3 trụ cột của “bệ đỡ” nền kinh tế, nhưng tỷ lệ đóng góp của ngành này vào tăng trưởng chung là không nhiều.

Đơn cử như năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế. Với riêng ngành Lâm nghiệp, số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, năm 2022, trị giá xuất khẩu lâm sản ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2021, xuất siêu khoảng 14,1 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành Lâm nghiệp chỉ đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành Nông nghiệp là 0,27 điểm phần trăm, thủy sản đóng góp 0,12 điểm phần trăm.

Nhiều địa phương miền núi có tỷ lệ cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng rất cao. (Trong ảnh: TP. Bắc Kạn tổ chức cấp phát gần 5 tấn gạo hỗ trợ cứu đói và thời kỳ giáp hạt đầu năm 2023 cho người dân - Ảnh: backancity.gov.vn)
Nhiều địa phương miền núi có tỷ lệ che phủ rừng cao, nhưng tỷ lệ hộ nghèo cũng rất cao. (Trong ảnh: Tp. Bắc Kạn tổ chức cấp phát gần 5 tấn gạo hỗ trợ cứu đói và thời kỳ giáp hạt đầu năm 2023 cho người dân - Ảnh: backancity.gov.vn)

Vì sao ngành Lâm nghiệp vẫn cứ “lẹt đẹt”, dù có tiềm năng rất lớn? Nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chỉ rõ, hiện sản phẩm lâm nghiệp của nước ta chủ yếu là sản phẩm thô; số doanh nghiệp chế biến còn hạn chế; chi phí chế biến cao làm “đội” giá thành sản phẩm. Một thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, cả nước hiện có 6.234 doanh nghiệp (DN) chế biến, thương mại gỗ thì khoảng 42% DN tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ; trong khi vùng nguyên liệu chủ yếu tập trung ở miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Điều này làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn tới tăng giá thành sản phẩm và giảm sức cạnh tranh.

Một nguyên nhân chính nữa là, hiện diện tích rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ của cả nước còn rất hạn chế. Số liệu của Cục Lâm nghiệp cho thấy, cả nước hiện có trên 489 nghìn ha rừng trồng sản xuất gỗ lớn; tổng diện tích rừng có chứng chỉ tại Việt Nam mới đạt hơn 307.000 ha, trong đó bao gồm 40.000 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Vì vậy, đối với các sản phẩm xuất khẩu, ngành lâm nghiệp vẫn phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, với lượng nhập khẩu tăng theo năm. Trong đó, năm 2018, nước ta nhập khẩu 8,4 triệu tấn gỗ, năm 2019 là 8,5 triệu tấn, năm 2022 là 10,1 triệu tấn.

Sinh kê của đại bộ phận người dân miền núi dựa vào rừng. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Dao ở thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có thu nhập ổn định từ nghề thuốc Nam- Ảnh: TL)
Sinh kế của đại bộ phận người dân miền núi dựa vào rừng. (Trong ảnh: Đồng bào dân tộc Dao ở thôn Sải Duần, xã Phìn Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có thu nhập ổn định từ nghề thuốc Nam - Ảnh: TL)

Tỷ lệ nghèo cao ở những nơi nhiều rừng

Một trong những vai trò quan trọng của ngành Lâm nghiệp là giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo cho các địa phương có rừng. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong năm 2022, ngành Lâm nghiệp đã tạo việc làm cho trên 500.000 công nhân lao động và trên 1 triệu hộ nông dân tham gia trồng rừng ở vùng sâu, vùng xa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn này.

Nhưng ngành Lâm nghiệp đã tạo được “cú hích” thực sự cho công tác giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi - nơi mà sinh kế của đại bộ phận người dân chủ yếu phụ thuộc vào rừng? Trong tham luận của Ủy ban Dân tộc tại Hội thảo “Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp xanh, bền vững vùng Tây Nguyên gắn với quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” được tổ chức tại Tp. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) ngày 4/4/2023 đã đưa ra một cảnh báo đáng suy ngẫm.

Theo đó, Ủy ban Dân tộc nhận định, đồng bào DTTS chưa ổn định đời sống được từ rừng. Nhiều địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi có tỷ lệ che phủ rừng cao nhưng tỷ lệ hộ nghèo càng ở mức rất cao. Đơn cử như tỉnh Bắc Kạn, năm 2022, tỷ lệ che phủ rừng đạt 73,4% (cao nhất cả nước), nhưng tỷ lệ hộ nghèo lại chiếm 24,82%; tỉnh Cao Bằng có tỷ lệ che phủ rừng là 55,29% thì tỷ lệ hộ nghèo là 29%…

Ở phạm vi hẹp hơn, tỷ lệ che phủ rừng cũng tỷ lệ thuận với tình trạng nghèo. Đơn cử như xã Nậm Khăn (huyện Nậm Pồ, Điện Biên), tỷ lệ che phủ rừng của xã hiện đạt 77,1%, nhưng theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo của Nậm Khăn chiếm trên 40%. Tính chung cả tỉnh Điện Biên, với tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 43,5% (cao hơn mức bình quân chung cả nước) nhưng tỷ lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 39,98% tổng số hộ, đứng thứ 3 cả nước về số hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022 - 2025.

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào các DTTS. (Ảnh minh họa)
Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đồng bào các DTTS. (Ảnh minh họa)

Theo Ts. Hoàng Xuân Lương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc, miền núi - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, thực tế, tình trạng nghèo của một bộ phận người dân vùng đồng bào DTTS xuất phát từ nhiều nguyên nhân, được đo lường đa chiều; nhưng chỉ số thu nhập vẫn là công cụ quan trọng nhất. Theo Ts. Hoàng Xuân Lương, thu nhập của đồng bào DTTS chỉ thực sự ổn định khi sinh kế của họ được bảo đảm. 

Thời gian qua, mặc dù Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến quyền sinh kế của đồng bào dân DTTS; bạn bè quốc tế đều ghi nhận chính sách dân tộc của Việt Nam là ưu việt, nhưng do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan trong triển khai thực hiện, nên đời sống của đồng bào DTTS vẫn còn nổi lên một số vấn đề rất đáng quan ngại.

Đặc biệt, với một bộ phận người dân chủ yếu có sinh kế từ rừng, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển lâm nghiệp gắn với ổn định và nâng cao đời sống của người dân. Có thể kể đến Chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc (Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992); Chương trình trồng 5 triệu ha rừng (Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998); Chính sách phát triển rừng sản xuất (Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007); Chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2020 (Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015)…

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, các cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần quan trọng nâng cao độ che phủ rừng, giảm thiên tai, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, hiện công tác giảm nghèo gắn với phát triển lâm nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn nhiều tồn tại, đòi hỏi phải có những điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn tới; đặc biệt là cần có cơ chế, chính sách tạo đột phá để phát triển lâm nghiệp gắn với giảm nghèo bền vững.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 1/4/2021 đặt mục tiêu đến năm 2025 có 50% và đến năm 2030 có 80% số hộ miền núi, người DTTS sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; đến năm 2025, mức thu nhập bình quân của người DTTS làm lâm nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3,0%; đến năm 2030 thu nhập bình quân của người DTTS bằng 1/2 bình quân chung cả nước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Chiều 12/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hòa Dominica, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Cộng hòa Dominica là quốc gia đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực Mỹ La tinh và Caribe.
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Như Anh - 1 giờ trước
Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Tây Bắc những sắc màu bình dị

Tây Bắc những sắc màu bình dị

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Tây Bắc những sắc màu bình dị . Trả rừng xanh cho núi, mang lúa nước cho dân. “Giữ lửa” nghề mộc giữa lòng thành phố. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải... Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 12/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Ngoại giao.
Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Khởi công xây dựng Điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai

Giáo dục - PV - 4 giờ trước
Sáng 12/12, Đảng uỷ, UBND xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) phối hợp với Đoàn từ thiện “Cộng đồng từ thiện Sân Đình” tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà lớp học điểm trường liên cấp Mầm non và Tiểu học thôn Ha Cá, xã Khâu Vai.
Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 12/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc ở Lạng Sơn. Khơi nguồn dược liệu Đắk Nông. Chuyện hiến đất ở Bằng Cốc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đồn Biên phòng Xín Cái giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Nhịp cầu nhân ái - Hà Linh - 4 giờ trước
Thực hiện phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động, sáng 12/12, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Xín Cái (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) tích cực tham gia hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

“Điểm tựa” của đồng bào Dao ở Phai Làu

Người có uy tín - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Vừa là Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn và Người có uy tín thôn Phai Làu, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, những năm qua, anh Tằng Dảu Tình đã trở thành “điểm tựa” tin cậy của đồng bào Dao ở vùng biên giới nơi đây. Anh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền người dân bám bản, bám làng, giữ đất, giữ rừng, giữ biên giới quốc gia mà còn làm kinh tế giỏi.
Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Chư Pưh (Gia Lai): Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao quyền năng trẻ em

Media - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối trẻ em vùng đồng DTTS và miền núi, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã thành lập 3 mô hình Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" tại các trường trung học cơ sở ở các thôn, làng đặc biệt khó khăn. Các thành viên của CLB sẽ là những “hạt nhân” tiên phong thay đổi nhận thức, xoá bỏ định kiến giới ngay khi ngồi trên ghế nhà trường và trong cộng đồng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tương Dương (Nghệ An): Trao cồng chiêng và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống

Tin tức - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), mới đây, UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) đã trao tặng cồng, chiêng, loa máy và trang phục biểu diễn cho các đội văn nghệ truyền thống.
Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Những khoảnh khắc đẹp quanh cột mốc ngã ba Đông Dương

Phóng sự - Quang Vinh - 5 giờ trước
Nằm ở độ cao 1.086m so với mực nước biển, ngã ba Đông Dương nằm ở xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum là điểm tiếp giáp giữa 3 nước: Việt Nam, Lào và Campuchia. Vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”, từ nhiều năm qua, ngã ba Đông Dương đã trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách đam mê du lịch, khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ tại cột mốc ba biên.