Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, sau gần 30 năm thành lập, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS.
Sau nhiều năm xây dựng “Làng nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS”, kết quả nổi bật nhất là bộ mặt các làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân các dân tộc ngày càng được nâng lên.
Hiện toàn tỉnh Đồng Nai có 206 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS được UBND tỉnh công nhận.
Với việc triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng đồng bào DTTS, những năm qua, kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần người dân vùng đồng bào DTTS được nâng lên rõ rệt.
Mặc dù chịu tác động của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới, ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, năm 2022, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí 23.000 tỷ đồng để thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
Đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) hoàn thiện đưa vào sử dụng. Việc có thêm những công trình góp phần làm thay đổi diện mạo bản làng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS sinh sống ở địa phương.
Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận, đặc biệt là “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào DTTS. Nhờ vậy, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn thay đổi từng ngày, công tác giảm nghèo nhanh và bền vững đạt được nhiều kết quả tích cực.
Sáng 10/2, tại đầu cầu tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng Tây Nguyên về kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Tập trung vào những khó khăn, vướng mắc và giải pháp tháo gỡ, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Ngày 10/2, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, triển khai nhiệm vụ, giải pháp năm 2023.
Sáng 9/2, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) và triển khai kế hoạch năm 2023.
Nhằm giúp đỡ các hộ nghèo, cận nghèo giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, trong thời gian qua xã biên giới Lóng Sập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, đã thực hiện hiệu quả công tác huy động lực lượng; các ban ngành, đoàn thể chung tay xóa nhà tạm cho các hộ gia đình DTTS có hoàn cảnh khăn trên địa bàn.
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.
Măng rừng Cà Roòng là sản vật gắn liền với đời sống bao đời của người Vân Kiều ở xã miền núi Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Từ khi có chủ trương mỗi xã một sản phẩm, “Măng khô rừng Cà Ròong” đã trở thành sản phẩm OCOP 3 sao. Cũng từ đây, sản phẩm măng rừng Cà Roòng được tỏa đi muôn nơi, đời sống người Vân Kiều cũng theo đó được nâng lên.
Đến các xã vùng cao thuộc các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Hà Quảng… trong tiết Xuân ấm áp, xa xa những nương ngô, lạc xanh mơn mởn là những công trình điện, đường, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt được đầu tư xây dựng… Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS trong tỉnh từng bước ổn định và phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, diện mạo vùng DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư 06/2022/TT-UBDT quy định chế độ báo cáo công tác dân tộc. Theo đó, thực hiện chế độ báo cáo công tác dân tộc bằng văn bản điện tử, ký số trên Hệ thống thông tin báo cáo.
Là địa phương có gần 70% dân số là đồng bào DTTS, huyện Lạc Dương luôn quan tâm đến công tác và chính sách dân tộc. Thông qua thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, đời sống đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên.
Thời gian qua, huyện Lắk đã triển khai thực hiện Nghị định số 39, ngày 27/4/2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người DTTS khi sinh con đúng chính sách dân số đạt hiệu quả tích cực, qua đó góp phần đáng kể nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Thời gian qua, 206 cá nhân được công nhận là Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã đóng vai trò cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với gần 199.000 người DTTS đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được đánh giá sẽ là “cú hích” phát triển cho đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn cả nước. Tại tỉnh Điện Biên, mặc dù mới được triển khai, song Chương trình đã và đang góp phần thay đổi diện mạo khu vực vùng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh - quốc phòng, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã chủ động tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển KT-XH, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các DTTS.