Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trà Vinh: Tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Thúy Hồng - 20:55, 24/05/2023

Ngày 24/5 tại Trà Vinh, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh về việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).

ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc phát biểu tại buổi làm việc
Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc phát biểu tại buổi làm việc

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh, thực hiện Quyết định 1719 của Chính phủ, UBND tỉnh Trà Vinh giao nhiệm vụ cho Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Tiểu dự án 1- Đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Dự án 5.1). Theo đó để triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ngành có liên quan tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để thực hiện.

Tại buổi làm việc với Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Thạch Tha Lai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh cho biết: Triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5, tỉnh Trà Vinh phân bổ nguồn vốn 101.888.000.000 đồng, trong đó vốn Trung ương 79.683.000.000 đồng và ngân sách địa phương là 22.205.000.000 đồng để thực hiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình của các trường DTNT và thực hiện công tác xóa mù chữ.

Theo kế hoạch trong năm 2022, tỉnh Trà Vinh triển khai thực hiện 6 dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng 6 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, năm 2023 xây dựng, cải tạo, mở rộng 2 trường Phổ thông Dân tộc nội trú, với tổng mức đầu tư cả 2 năm là trên 65 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay các công trình chưa thể giải ngân triển khai thực hiện do chưa được tỉnh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Ông Thạch Tha Lai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh phát biểu tại buổi làm việc
Ông Thạch Tha Lai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh phát biểu tại buổi làm việc

Theo ông Thạch Tha Lai, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú tại tỉnh Trà Vinh gồm 8 trường, trong đó có 2 trường PTDTNT có địa chỉ trên địa bàn xã/ phường không thuộc danh sách các xã được phê duyệt theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ khoản 1, khoản 2 Mục II Quyết định số 1719/QĐ-TTg, các cơ quan tham mưu của địa phương chưa thống nhất trình cấp thẩm quyền duyệt danh mục đầu tư cho 2 trường nói trên, do không thuộc phạm vi thực hiện của Chương trình. Với vướng mắc như trên, việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, chuyển đổi số, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo nội dung Dự án 5.1 Chương trình MTQG 1719 chưa được áp dụng đồng bộ cho cả hệ thống trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh để đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách.

Đối với nội dung xóa mũ chữ cũng đang gặp một số vướng mắc. Theo kết quả công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục và xóa mù chữ trên địa bàn, đến cuối năm 2022, 106/106 xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 với gần 688.000 người trong độ tuổi từ 15 - 60 tuổi biết chữ (đạt 93,96%); số người mù chữ mức độ 1 còn trên 10.500 người (chiếm 1,44%); số người mù chữ mức độ 2 là 44.192 người (chiếm 6,04%).

Để triển khai công tác xóa mù chữ, Sở Giáo dục và Đào tạo Trà Vinh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh về công tác xóa mù chữ. Bên cạnh đó, bổ sung, rà soát cập nhật bộ số liệu thống kê, điều tra trình độ văn hóa đối tượng trong độ tuổi từ 15 - 60. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch chỉ đạo các trung tâm hỗ trợ cộng đồng kết hợp với các trường tiểu học trên địa bàn tích cực vận động các đối tượng trong độ tuổi từ 15-60 ra lớp học xóa mù chữ, trong đó tập trung ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số. Dự kiến giai đoạn 2023 – 2025 ngành Giáo dục Trà Vinh sẽ mở 59 lớp xóa mù chữ trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Ông Thạch Ngọc Sơn, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành cho biết: Hiện nay địa phương còn 5,3% dân số mù chữ mức độ 2. Tuy nhiên việc huy động học viên tham gia các lớp xóa mù chữ còn gặp nhiều khó khăn do đối tượng tham gia là lực lượng lao động chính trong gia đình. Bên cạnh đó, hiện nay chưa có tài liệu xóa mù chữ, gây khó khăn cho công tác giảng dạy.

Tại buổi làm việc, các đại biểu kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm kiến nghị cơ quan chức năng làm rõ, hoặc điều chỉnh khoản 1, khoản 2, Mục II Quyết định số 1719/QĐ-TTg, nhằm bảo đảm việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, chuyển đổi số, đào tạo bồi dưỡng theo nội dung Tiểu dự án 1, Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 được áp dụng đồng bộ cho cả hệ thống trường dân tộc nội trú và học sinh dân tộc thiểu số có cùng điều kiện chính sách.

Bên cạnh đó đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể về danh mục thiết bị phục vụ chuyển đổi số và dạy học để địa phương làm cơ sở thực hiện mua sắm.

Ông Nguyên Văn Hùng, chuyên viên Vụ Giáo dục Dân tộc giải đáp những thắc mắc của các đại biểu xung quanh việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5
Ông Nguyên Văn Hùng, chuyên viên Vụ Giáo dục Dân tộc giải đáp những thắc mắc của các đại biểu xung quanh việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5

Giải đáp về những vướng mắc trong thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống các trường DTNT, ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc cho biết: Theo Quyết định 1719, đối tượng đầu tư là hệ thống các trường DTNT. Tuy nhiên phạm vi Chương trình lại là xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi nên còn xảy ra bất cập trong quá trình triển khai tại địa phương. Những nội dung kiến nghị đề xuất của các địa phương thuộc trách nhiệm, thẩm quyền Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản trả lời cụ thể, rõ ràng; đối với các kiến nghị, đề xuất của địa phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kịp thời có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch Đầu tư để tổng hợp, tham mưu xử lý.

Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả Tiểu dự án 1, Dự án 5, đặc biệt là công tác xóa mù chữ trên địa bàn, ông Lê Như Xuyên đề nghị Sở GD&ĐT, hằng năm cần xây dựng kế hoạch với số lượng lớp học và học viên cụ thể để thực hiện hiệu quả công tác xóa mù chữ cho người dân.

Các đại biểu kiến nghị về việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5
Các đại biểu kiến nghị về việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 5

Đồng thời ông Lê Như Xuyên cũng đề nghị Lãnh đạo Sở GD&ĐT cần chỉ đạo sát sao, phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ trách nhiệm cho các cá nhân, đơn vị để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ được giao tại Tiểu dự án 1, Dự án 5. Kịp thời truyền thông, tuyên truyền phản ánh, chuyển tải tình hình triển khai và kết quả đạt được đối với thực hiện Chương trình của địa phương nhằm tạo được sự đồng thuận, tích cực hưởng ứng tham gia trong ngành Giáo dục và của xã hội. Đặc biệt địa phương cần khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản theo quy định làm căn cứ thực hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Sắc màu 54 - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 02/10/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Dân tộc Lào

Dân tộc Lào

Media - Hồng Phúc - Đặng Việt Hùng - 22:06, 02/10/2023
Dân tộc Lào còn có tên gọi là Thay, Thay Duồn, Thay Nhuồn, Phu Thay, Phu Lào. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, người Lào ở Việt Nam có 17.532 người. Trong đó, nam là 8.991 người, nữ là 8.541 người.
Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Chế biến sâu, nâng “chất” giá trị dược liệu

Media - Trọng Bảo - 22:02, 02/10/2023
Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm dược liệu chăm sóc sức khỏe có xu hướng gia tăng. Nhiều sản phẩm dược liệu vùng cao được người dùng đánh giá là tốt cho sức khỏe. Nắm bắt được tiềm năng này, tại Lào Cai, đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp để thực hiện việc chế biến sâu dược liệu. Đặc biệt, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền, hệ thống máy móc, công nghệ, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp với thị hiếu của người dùng; góp phần nâng cao giá trị cây dược liệu, cải thiện thu nhập cho người dân vùng cao…
Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm

Xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa: Hiệu quả từ giải pháp tuyên truyền vận động theo phương châm "Mưa dầm thấm lâu"

Xã hội - Quỳnh Trâm - 22:01, 02/10/2023
Với giải pháp thực hiện tuyên truyền, vận động theo phương châm "mưa dầm thấm lâu" nhằm đẩy lùi hủ tục lạc hậu ra khỏi vùng đồng bào DTTS và miền núi; Đặc biệt là quá trình triển khai Đề án “Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hoá ”, những năm gần đây, việc cưới xin, việc tang ở vùng đồng bào Mông đã được tổ chức gọn nhẹ, tiết kiệm. Bên cạnh đó, ý thức về vệ sinh môi trường của người dân đã được nâng lên rõ rệt, đồng bào đã di dời chuồng trại ra xa nhà; cải tạo, làm mới nhà vệ sinh, nhà tắm...
Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Đầu tư ứng trước cho đồng bào DTTS - Cách làm hay ở Bình Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 20:24, 02/10/2023
Thông qua Trung tâm Dịch vụ miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã triển khai chính sách đầu tư ứng trước, trợ cước vận chuyển giống, vật tư..., đồng thời thu mua nông sản cho bà con đồng bào DTTS với giá ổn định hơn so với thị trường. Chính sách này không chỉ giúp bà con có điều kiện để sản xuất, hạn chế tình trạng vay mượn vốn từ bên ngoài với lãi suất cao mà quan trọng hơn là đã khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín tỉnh Hòa Bình: Tích cực trao truyền văn hóa dân tộc cho thế hệ sau

Người có uy tín - Văn Hoa - 20:04, 02/10/2023
Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn phát huy vai trò của mình trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các phong trào, cuộc vận động phát động tại địa phương...Trong đó phải kể đến vai trò của Người có uy tín trong nỗ lực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc và trao truyền lại cho các thế hệ sau.
Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Tổ chức triển lãm “Thành xưa, phố cũ”

Sắc màu 54 - T.Hợp - 20:00, 02/10/2023
Chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2023), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành xưa, phố cũ”.
Tin trong ngày - 2/10/2023

Tin trong ngày - 2/10/2023

Media - BDT - 20:00, 02/10/2023
Bản tin hôm nay, 02/10 có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII. Bộ Y tế phát động Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023. Bám làng tận tâm “gieo chữ”. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Già làng Thông Minh Tìm tận tuỵ với làng Chăm Palei Mali

Người có uy tín - Hà Thanh Tú - 19:53, 02/10/2023
Không lâu nữa, ngày 13-14 tháng 10 năm 2023, Lễ hội Pô Sah Inư truyền thống hàng năm của đồng bào Chăm Bình Thuận sẽ diễn ra tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP Phan Thiết). Để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống của dân tộc, thời gian này, ông Thông Minh Tìm, Người có uy tín của làng Chăm Palei Mưli lại càng bận rộn, tất bật.
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 18:54, 02/10/2023
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…