Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Chú trọng nâng cao kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc

Thùy Như - 14:24, 16/05/2023

Bồi dưỡng kiến thức dân tộc là Nội dung số 1, Tiểu dự án 2 (DA5) thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm mục tiêu nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa các dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là ngôn ngữ dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc.

Học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc ở Cao Bằng tham quan mô hình phát triển kinh tế của hộ dân.
Học viên các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc ở Cao Bằng tham quan mô hình phát triển kinh tế của hộ dân.

Nhiệm vụ trọng tâm

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, những năm qua  tỉnh Cao Bằng đã tập trung triển khai có hiệu quả Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, Đề án trên là tiền đề quan trọng hỗ trợ cho cán bộ cơ sở bổ sung, nâng cao kiến thức về công tác dân tộc, qua đó vận dụng vào thực tiễn quá trình công tác, góp phần thực hiện tốt các nội dung của Chương trình MTQG  phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.

Hiện toàn tỉnh Cao Bằng có trên 23.000 cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị các cấp. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số theo Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” là trên 21.400 người.

Thực tế cho thấy, cán bộ vùng cao phải thực sự có kiến thức dân tộc sâu rộng để đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân thì mới có thể làm tốt công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nói đồng bào mới nghe, thực hiện theo.

Trưởng Ban Dân tộc Bế Văn Hùng, chủ trì buổi làm việc tại cơ sở
Trưởng Ban Dân tộc Bế Văn Hùng, chủ trì buổi làm việc tại cơ sở

Tập trung nguồn lực

Bám sát các chỉ đạo, hướng dẫn từ Trung ương, với vai trò là cơ quan tham mưu về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã đề xuất UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc” giai đoạn 2018-2025 với nhu cầu đào tạo 86 lớp, cho 6.391 cán bộ, công chức, viên chức, tổng kinh phí trên 14,3 tỷ đồng.

Hằng năm, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc được Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng tổ chức thực hiện một cách bài bản, có hiệu quả. Cụ thể, từ năm 2018 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với Học viện Dân tộc - Uỷ ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức được 14 lớp cho 622 cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cơ sở, đạt 9,73% nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Cao Bằng: Chú trọng nâng cao kiến thức dân tộc cho cán bộ làm công tác dân tộc 2
Lớp bồi dưỡng Kỹ năng tư duy sáng tạo trong việc tham mưu xây dựng, thực hiện chương trình, chính sách, dự án tại vùng DTTS và miền núi cho công chức, viên chức UBDT và tỉnh Cao Bằng,

Học viên tham dự lớp bồi dưỡng được giảng viên của Học viện Dân tộc truyền đạt nhiều nhóm kiến thức chuyên đề về: Tổng quan các dân tộc thiểu số Việt Nam; Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc; Pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các học viên còn được thông tin các kiến thức về công tác quản lý Nhà nước về văn hóa các dân tộc thiểu số; Công tác quốc phòng an ninh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh ở vùng dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, các lớp bồi dưỡng đã quán triệt và phổ biến sâu về Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025 với các nội dung liên quan đến bản sắc văn hóa của các dân tộc, công tác quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS và miền núi.

Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số xã Bảo Toàn (Bảo Lạc) được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
Cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số xã Bảo Toàn (Bảo Lạc) được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Theo lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì quá trình triển khai công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc cần phải sớm khắc phục. Cụ thể như: Một số chuyên đề chưa được cập nhật nội dung kịp thời, nhiều xã, huyện còn nhận thức chưa đúng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, chính sách dân tộc, do đó ảnh hưởng đến việc chỉ đạo, cử cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị tham gia theo yêu cầu…

Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc ở Cao Bằng được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức dân tộc.
Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc ở Cao Bằng được tạo mọi điều kiện để nâng cao kiến thức dân tộc.

Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về bồi dưỡng công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Thường xuyên phối hợp với Học viện Dân tộc - Uỷ ban Dân tộc trao đổi, thống nhất các nội dung tài liệu, bài giảng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, giúp cho công tác bồi dưỡng cán bộ đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức tại cơ sở trên địa bàn tỉnh, qua đó kịp thời phát huy ưu điểm, nhân rộng cách làm hay, sáng tạo. Đồng thời khắc phục các hạn chế, khuyết điểm để nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tháo gỡ những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi phía Nam

Tháo gỡ những vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS và miền núi phía Nam

Việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã cho thấy nhiều kết quả rõ rệt. Thế nhưng, để Dự án có thể thực sự đi vào cuộc sống, vẫn cần các cấp, các ngành vào cuộc, tháo gỡ nhiều vướng mắc ở một số nội dung.
Tin nổi bật trang chủ
Đồng Văn (Hà Giang): Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Đồng Văn (Hà Giang): Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Chiều 13/9, UBND huyện Đồng Văn đã tổ chức Hội nghị đối thoại và xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà hàng trên địa bàn huyện năm 2024.
Thanh Hóa: Trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng núi

Thanh Hóa: Trao quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở vùng núi

Xã hội - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 14/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em (BTTE) tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức chương trình trao học bổng, xe đạp và ba lô cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Trung thu trên địa bàn 2 xã Minh Tiến và Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc).
Bảo Lạc (Cao Bằng): Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ

Bảo Lạc (Cao Bằng): Nhanh chóng khắc phục hậu quả bão lũ

Tin tức - Minh Anh - 3 giờ trước
Để khắc phục hậu quả bão lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 3, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các nhiệm vụ cấp thiết để khắc phục tình hình thiệt hại về nhà ở, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… nhanh chóng ổn định đời sống, dạy và học, khám chữa bệnh, hoạt động sản xuất của Nhân dân.
Kon Tum: Sâm Ngọc Linh bị trộm liên tục, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương có giải pháp ngăn chặn

Kon Tum: Sâm Ngọc Linh bị trộm liên tục, UBND tỉnh yêu cầu khẩn trương có giải pháp ngăn chặn

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trước tình trạng người dân liên tục bị trộm cây sâm Ngọc Linh, ngày 13/9, UBND tỉnh Kon Tum có Văn bản số 3250/UBND-NNTN yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát, kiểm tra thông tin phản ánh liên quan đến cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
Cuộc sống của người dân huyện vùng cao Ba Chẽ đã dần trở lại bình thường sau mưa lũ

Cuộc sống của người dân huyện vùng cao Ba Chẽ đã dần trở lại bình thường sau mưa lũ

Kinh tế - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Do có sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống thiên tai với phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” nên huyện vùng cao Ba Chẽ (Quảng Ninh) không có thiệt hại về người trong cơn bão số 3 và những ảnh hưởng hoàn lưu sau bão. Ngay sau mưa lũ, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã, thị trấn phối hợp với lực lượng vũ trang hỗ trợ Nhân dân đã khẩn trương dọn dẹp cây đổ, vận chuyển đồ đạc, vệ sinh môi trường và hiện người dân đã dần ổn định cuộc sống trở lại.
Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Bộ trưởng Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Chiều ngày 12/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu đã tới thăm, nắm tình hình thực tế tại cơ sở và động viên, chia sẻ với những mất mát, thiệt hại của đồng bào DTTS do mưa lũ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Cảnh giác trước tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cảnh giác trước tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - H. Phúc - 5 giờ trước
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông tin, trên mạng xã hội đã xuất hiện những website và fanpage giả mạo cơ quan này, đề nghị người dân cần cảnh giác, tìm hiểu kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.
Bảo Thắng (Lào Cai): Nhiều diện tích hoa màu khó khôi phục sau mưa lũ

Bảo Thắng (Lào Cai): Nhiều diện tích hoa màu khó khôi phục sau mưa lũ

Trang địa phương - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh Lào Cai, sau khi mưa lũ rút, các địa phương chịu thiệt hại nhẹ bắt tay vào dọn dẹp, khôi phục lại sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - nơi có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn của tỉnh, đang gặp nhiều khó khăn vì cây trồng bị ngập úng lâu ngày có nguy cơ thối hỏng.
Khẩn trương thu hoạch lúa chín và cứu diện tích hoa màu bị ngập, úng do bão

Khẩn trương thu hoạch lúa chín và cứu diện tích hoa màu bị ngập, úng do bão

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Những ngày vừa qua, nhiều địa phương ở phía Bắc chịu ảnh hưởng của mưa, lũ do hoàn lưu bão số 3 gây ra. Hàng trăm nghìn héc-ta lúa, hoa màu bị ngập,úng, dập nát.
Thắm tình yêu thương trong Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” trên vùng biên giới Bù Đốp

Thắm tình yêu thương trong Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” trên vùng biên giới Bù Đốp

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Tối ngày 13/9, tại khu vực biên giới, xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) phối hợp cùng UBND tỉnh Bình Phước tổ chức Chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” năm 2024.
Đã có thể tiếp cận cứu trợ Lục Yên (Yên Bái) từ hướng quốc lộ 70

Đã có thể tiếp cận cứu trợ Lục Yên (Yên Bái) từ hướng quốc lộ 70

Tin tức - Mạnh Hà - Tuấn Ninh - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều ngày trước đó, trên tuyến quốc lộ 70 đã xảy ra hàng chục điểm sạt lở taluy dương nghiêm trọng cũng như tình trạng ngập lụt gây ách tắc giao thông từ 10/9 đến nay. Trong đó, đặc biệt là đoạn Km43 thuộc địa phận thôn Khe Gầy, xã Tân Hương, huyện Yên Bình.