Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ phong trào giúp nhau thoát nghèo

Trang Diệp - 21:20, 24/05/2023

Những năm qua, công tác chăm lo cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội là một chủ trương lớn, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước. Từ chủ trương đó, rất nhiều phong trào thi đua vì người nghèo đã được triển khai từ Trung ương tới địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực.

Hội viên Hội LHPN xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên hưởng ứng phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”
Hội viên Hội LHPN xã Na Sang, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên hưởng ứng phong trào “Hũ gạo tiết kiệm”

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025” được triển khai nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, người cận nghèo vươn lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia... Chương trình có mục tiêu cụ thể như: Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm trên 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 5%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn…

Đánh giá tại Hội nghị đẩy mạnh thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” năm 2023 vừa diễn ra tại Lào Cai, ông Phan Văn Hùng, Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cho rằng: Các phong trào giảm nghèo, vì người nghèo, giúp người nghèo thoát nghèo, vươn lên làm giàu đã được cả nước thực hiện hiệu quả trong nhiều năm qua. Đây cũng là thành tích rất đáng tự hào của Việt Nam được quốc tế đánh giá rất cao. Liên hợp quốc luôn coi Việt Nam như một điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ về xóa đói, giảm nghèo.

Triển khai Phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025, đã và đang được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai rộng rãi, được Nhân dân hưởng ứng tích cực. Phong trào với nhiều mục tiêu bao trùm, trong đó chú trọng vấn đề tạo việc làm, đào tạo nghề để các hộ nghèo thoát nghèo bền vững, từng bước vươn lên làm giàu. Phong trào đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ, có ý nghĩa xã hội sâu sắc, đóng góp cho những thành tựu giảm nghèo nổi bật của Việt Nam thời gian qua.

Tiêu biểu như các phong trào: "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” của Hội Nông dân; phong trào "Xây dựng gia đình năm không, ba sạch”, "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo”; "Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”...

Với phương châm hướng về cơ sở, những năm qua, Hội LHPN huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La thường xuyên phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động, thu hút đông đảo hội viên tham gia, góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

Nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế ở Sơn La đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nhiều mô hình giúp nhau phát triển kinh tế ở Sơn La đã mang lại hiệu quả thiết thực

Hằng năm, Hội LHPN huyện Sốp Cộp đã tổ chức đánh giá, phân loại hộ gia đình hội viên thuộc diện nghèo để có kế hoạch hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ, nhất là chị em đồng bào DTTS, vùng cao, nêu cao tinh thần tự lực, từng bước vượt khó, tích cực tham gia phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” “Hòm gạo tình thương”...

Chị Tòng Thị Thiến - Chủ tịch Hội LHPN huyện cho biết: Hằng năm, Hội phối hợp vận động hội viên, phụ nữ tham gia các lớp tập huấn, dạy nghề, tuyên truyền, vận động chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Từ năm 2017 đến nay, các cấp Hội đã hỗ trợ cho 15 phụ nữ khởi nghiệp; vận động hội viên phụ nữ xây dựng 6 mô hình phụ nữ phát triển kinh tế, đã có mô hình cho thu nhập 200 - 350 triệu đồng/năm. Năm 2022, toàn huyện chỉ còn 373 hộ hội viên phụ nữ nghèo.

Chị Ngần Thị Nghĩa, Chi hội Phụ nữ bản Lọng Tòng, xã Nậm Lạnh chia sẻ: Tôi được Hội Phụ nữ xã nhận ủy thác cho vay 40 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất. Hiện nay, gia đình tôi có hơn 1.200 gốc cam đường canh, quýt chum, cam vinh; nuôi 5 con bò sinh sản, trung bình mỗi năm thu nhập trên 300 triệu đồng. Gia đình đã trả được số tiền gốc và lãi vay ngân hàng, cuộc sống ngày càng ổn định, có điều kiện chăm lo cho con cái ăn học chu đáo.

Hay như tại Lạng Sơn, để thực hiện phong trào giúp nhau giảm nghèo, công tác tuyên truyền, vận động đã được các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố quan tâm triển khai thực hiện, trong đó đã chú trọng đến việc nhân rộng, giới thiệu các cá nhân, tập thể, hộ gia đình tiêu biểu có ý chí vươn lên thoát nghèo.

Các chính sách giảm nghèo thường xuyên được thực hiện tốt như: Hỗ trợ cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người DTTS, hỗ trợ tiền điện, nhà ở… Công tác cứu đói giáp hạt được thực hiện có hiệu quả, góp phần giúp người nghèo ổn định cuộc sống, an tâm để đẩy mạnh sản xuất tăng thu nhập, giảm nghèo.

Cùng với đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban vận động Quỹ ”Vì người nghèo” các cấp trong tỉnh hỗ trợ xây dựng 289 nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo (xây mới: 245 nhà, sửa chữa: 44 nhà), tổng trị giá 8,3 tỷ đồng hỗ trợ về nhà ở, tư vấn hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, giới thiệu việc làm cho thanh niên hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Mô hình trồng thạch đen ở Tràng Định, Lạng Sơn giúp chị em phụ nữ phát triển kinh tế.
Mô hình trồng thạch đen ở Tràng Định, Lạng Sơn giúp chị em phụ nữ phát triển kinh tế

Từ năm 2021 đến nay, phong trào “Phụ nữ giúp nhau giảm nghèo có địa chỉ” đã giúp 230 hộ nghèo có chủ hộ là phụ nữ thoát nghèo, tiếp tục giúp 1.031 hội viên phụ nữ nghèo bằng các hình thức như cho vay không lấy lãi 265 triệu đồng tiền mặt, 2.225 ngày công, giúp 5.895 kg gạo, phân bón, cây giống trị giá 30 triệu đồng, hỗ trợ thu mua nông sản, hoa quả cho gia đình các hội viên phụ nữ gặp khó khăn trong dịp phòng, chống dịch Covid-19; vận động hội viên phụ nữ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tỉnh đoàn Lạng Sơn cũng đã thực hiện hỗ trợ thanh niên phát triển mô hình kinh tế trồng cây ăn quả với quy mô 350 cây bưởi da xanh và bưởi Diễn. 6 tháng đầu năm 2022, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã đăng ký giúp đỡ 119 hộ nghèo, hộ cận nghèo thanh niên làm chủ hộ bằng nhiều hình thức như giúp đỡ ngày công, tặng quà, hỗ trợ con giống, cây giống, hỗ trợ về nhà ở, tư vấn hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất, giới thiệu việc làm cho thanh niên hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Nhìn chung, việc thực hiện hiệu quả các chính sách, dự án, mô hình giảm nghèo đã góp phần tạo được niềm tin của Nhân dân với Đảng, với chính quyền, góp phần ổn định xã hội, quốc phòng - an ninh được bảo đảm. 100% các chính sách giảm nghèo đều đến tay đối tượng và phát huy hiệu quả; những trường hợp phát hiện sai sót trong rà soát hộ nghèo đều có biện pháp chấn chỉnh và chỉ đạo phù hợp. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh Lạng Sơn năm 2022 giảm 3,28% so với năm 2021, cụ thể giảm từ 12,20% xuống còn 8,92%, tương đương giảm 6.013 hộ, đạt 109% kế hoạch.

Có thể nhận thấy, từ việc triển khai thực hiện tốt các mô hình giúp nhau thoát nghèo đã hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS và miền núi, giúp người nghèo từng bước ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn (từ ngày 6 - 8/6), tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ trả lời chất vấn nhóm vấn để thuộc lĩnh vực công tác dân tộc.
Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Kỳ vọng buổi trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT sẽ làm sáng tỏ nhiều nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc - Nhóm PV - 5 giờ trước
Chiều nay (6/6/2023), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trọng tâm nội dung chất vấn xoay quanh việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về triển khai Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng như việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719... Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến của đại diện các Ban Dân tộc địa phương trước phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng.
Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Lồng ghép nguồn vốn để giảm nghèo bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Diệp - 6 giờ trước
Để triển khai thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, các địa phương trong cả nước đã tăng cường lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, giúp người dân nhanh chóng thụ hưởng chính sách, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Lào Cai thu giữ hơn 3 tấn thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Thông tin từ Công an huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai cho biết, đơn vị vừa thu giữ lô hàng thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc tại địa bàn xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với tổng khối lượng trên 3 tấn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế: Kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại hai huyện Nam Đông, A Lưới. Ông Lê Xuân Hải - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tiết giảm điện do nắng nóng - du lịch Quảng Ninh thêm chật vật

Tin tức - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Bước vào đợt cao điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao khiến cho hệ thống truyền tải điện bị quá tải và phải cắt điện luân phiên tại các địa phương. Trong những ngày đầu tháng 6, nhiều người dân, đặc biệt là hoạt động kinh doanh về du lịch khá chật vật khi liên tục rơi vào tình trạng bị mất điện thường xuyên, liên tục.
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Nóng tình trạng tranh chấp nguồn nước do hạn hán kéo dài

Media - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không có mưa khiến cho mực nước tại các sông suối, ao hồ cạn kiệt. Khan hiếm nguồn nước dẫn đến việc liên tiếp xảy ra các vụ mâu thuẫn, tranh chấp nguồn nước giữa người dân với người dân, giữa người dân với công ty cấp nước…
Thành phố mưa bay

Thành phố mưa bay

Sắc màu 54 - PV - 8 giờ trước
Đà Lạt mưa bay. Ngọn gió len lén qua những góc phố. Không gian trầm mặc, sang trọng. Những bước chân nhàn du không ríu vào nhau. Chiều nay tôi trở về Đà Lạt, chọn quán cà phê tĩnh lặng để ngắm thành phố trong mưa, tìm bước chân quen ngang phố, để được ngồi lặng lẽ giữa không gian lặng lẽ bên tiếng tí tách cà phê rơi.
Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Bộ Y tế thông tin về thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Sức khỏe - PV - 8 giờ trước
Vừa qua, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh về việc hỗ trợ cung ứng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng (Immunoglobulin, Phenobarbital) khi tình hình diễn biến phức tạp.
Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - L.Minh - 9 giờ trước
Quyết định số 1400/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 1/6/2023 đã đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát ru của người Tày xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) Lê Công Toán: Tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Sự kiện - Bình luận - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Chiều nay, ngày 6/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh sẽ có buổi trả lời chất vấn trước Quốc hội và cử tri cả nước về lĩnh vực công tác dân tộc. Là huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống và cũng được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách dân tộc, chúng tôi rất quan tâm đến nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.