Những năm qua, từ các dự án hỗ trợ sản xuất từ các Chương trình 30a, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… đồng bào các DTTS đã phát triển sinh kế thông qua việc hỗ trợ các loại cây trồng, vật nuôi và tiếp cận khoa học kỹ thuật,.. Tuy nhiên, một số địa phương do xây dựng kế hoạch, khảo sát thực tế chưa hợp lý; đặc biệt có địa phương cung cấp con giống chưa đảm bảo, không phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và tập quán sản xuất của bà con, dẫn đến hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn kinh phí hỗ trợ.
Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Đóng góp của cây trồng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Việt Nam” tổ chức chiều 7/4. Theo đó, tại Việt Nam, những cây trồng dựa trên công nghệ sinh học mới đã có nhiều đóng góp cho quá trình tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển sản xuất ở các địa phương.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
18:06, 21/12/2020 Thời gian gần đây, ở các vùng nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những “cánh đồng công nghệ cao”. Ở đó, người nông dân áp khoa học công nghệ nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tối ưu hoá quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống và làm giàu trên chính quê hương mình.
Bạn đọc -
Khánh Thư -
10:51, 01/04/2020 Giữa mùa khô, 108,7ha cây trồng ở xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) bị héo úa, một số diện tích đã bị chết do thiếu nước tưới. Nguyên nhân chính là do nhà máy thủy điện chặn dòng tích nước để nghiệm thu một số hạng mục!?.
Thời gian qua, với các dự án nghiên cứu, phát triển cây trồng có thế mạnh, Cao Bằng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập của người dân.
Những ngày gần đây, nhiệt độ tại Lào Cai liên tục xuống thấp, đặc biệt vào đêm và sáng. Tại những khu vực núi cao như Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa xuất hiện sương muối, một số nơi có băng giá. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột đã và đang ảnh hưởng tới cây trồng của người nông dân.
Từ đầu năm đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, 350 hội viên nông dân từ các xã trên địa bàn huyện Mường Nhé (Điện Biên) đã được tham gia các lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật, trên 1.800 lượt hội viên vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để đầu tư trồng trọt và chăn nuôi. Nhờ đó, đã xuất hiện những mô hình cây, con phù hợp, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.
Cây khóm (dứa) có từ rất lâu đời và được xem là cây trồng chủ lực của nông dân xã Vĩnh Phước A, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên khóm có vị ngọt, thơm ngon, được đông đảo người dùng ưa chuộng.
Không chấp nhận lối canh tác lạc hậu, anh Y Thuyl Niê, dân tộc Ê-đê, sinh năm 1992, ở buôn Ayun, xã Cư Pơng (Krông Búk, Đăk Lăk) đã quyết tâm thử nghiệm giống cây trồng mới. Với kinh nghiệm từ thành công của bản thân, anh trở thành “kỹ sư” nông nghiệp chuyên cung cấp cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho bà con DTTS ở địa phương.
Thời gian qua, diện tích rừng tự nhiên huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình ngày càng thu hẹp. Theo đó, người dân địa phương loay hoay tìm sinh kế mới nhưng chưa có hiệu quả. Gần đây, chính quyền địa phương đã hướng dẫn người dân phát triển các giống cây trồng bản địa trên cả rừng tự nhiên và rừng sản xuất, đã cho thu nhập khả quan giúp cho đời sống của người dân dần ổn định và phát triển.
Để thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, nhất là thực trạng biến đổi khí hậu, gây thiệt hại cho cây trồng, vật nuôi, ở nhiều địa phương tỉnh Quảng Bình, người nông dân đã chủ động thay đổi trong tư duy, nghiên cứu, áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Điển hình như nông dân xã Phú Định, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đầu tư áp dụng công nghệ Israel tưới nhỏ giọt cho cây trồng, nhất là cây hồ tiêu.
Những ngày này, người dân thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đứng ngồi không yên do kẻ xấu liên tục phá hoại cây trồng. Hiện tượng có xu hướng lan rộng nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Những năm trước đây, với hơn 1 mẫu đất sản xuất ven suối của gia đình, ông Hà Chí Thanh ở bản Cóc, xã Việt Tiến, huyện Bảo Yên (Lào Cai) chủ yếu trồng ngô và đậu tương. Tuy nhiên, do đất nằm cạnh suối nên tình trạng úng ngập thường xuyên xảy ra trong mùa mưa lũ, chính vì vậy, tình trạng giảm năng suất, mất mùa là khó tránh khỏi.
Vùng DTTS và miền núi có những giống cây dược liệu rất quý. Nhưng do khai thác theo kiểu “đào tận gốc, trốc tận rễ“, lại thiếu chính sách phục hồi, phát triển nên nhiều giống cây đang dần trở nên hiếm dần, thậm chí đứng trước nguy cơ biến mất.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình) đã mạnh dạn đưa một số cây trồng, con giống mới vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Bước đầu, nhiều mô hình đã thành công, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân nơi đây.