Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cúng đất lập làng - nghi lễ đặc biệt của người Cơ Tu

T.Nhân-H.Trường - 09:08, 04/04/2024

Khi tìm được một nơi ở mới, địa thế thuận lợi, người Cơ Tu sẽ tổ chức các nghi thức cúng Giàng để cầu mong mưa thuận, gió hoà, dân làng có sức khoẻ, cuộc sống được yên ổn. Hiện nay, người dân ít khi chuyển chỗ ở, nhưng cúng đất lập làng, một trong những nghi lễ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Cơ Tu vẫn được bà con gìn giữ.

Người Cơ Tu chuẩn bị cho nghi thức cúng đất lập làng
Người Cơ Tu chuẩn bị cho nghi thức cúng đất lập làng

Già Bling Bhlóo, thôn Bhơ Hôông, xã Sông Kôn, Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: Tục cúng đất lập làng đã có từ hàng trăm năm trước, được thực hiện trong những lần người Cơ Tu chuyển làng đến nơi ở mới. 

Việc chọn đất lập làng rất quan trọng đối với cộng đồng nên nghi lễ mang ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn đối với người Cơ Tu. Vùng đất được chọn phải hội tụ đủ các yếu tố về nguồn nước ổn định để sinh hoạt, trồng tỉa hoa màu, địa thế thuận lợi cho việc bố trí phòng chống thú dữ… Đến bây giờ, dù phong tục đã trải qua nhiều đời, nhưng vẫn luôn có giá trị cộng đồng rất cao, là một trong những nghi thức đặc biệt trong cộng đồng người Cơ Tu.

Theo các già làng người Cơ Tu, trước khi dời làng, già làng tập trung nhiều người lại để bàn hỏi ý kiến, sau khi thống nhất thì đi khảo sát nhiều lần và tìm hiểu thật kỹ về địa hình, địa thế. Khi tìm được mảnh đất thích hợp, các già làng sẽ bàn nhau về việc làm lễ cúng đất. Để chuẩn bị cho lễ cúng đất, các già làng sẽ tổ chức cuộc họp cùng với người dân tại gươl (nhà rông). Một Người có uy tín nhất, thay mặt hội đồng già làng đứng ra thông báo về quyết định rời làng cũ đến vùng đất mới để sinh sống.

Nghi thức cúng đất lập làng được tái hiện nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hoá tốt đẹp của người Cơ Tu
Nghi thức cúng đất lập làng được tái hiện nhằm giữ gìn và phát huy nét văn hoá tốt đẹp của người Cơ Tu

Vào ngày cúng đất, già làng sẽ dẫn theo một nhóm người đến vị trí đất đã được chọn và thống nhất trước đó. Họ đi theo hàng ngay ngắn và mang theo lễ vật để cúng thần linh. Tới nơi, trưởng làng sẽ lấy trong chiếc gùi ra một con ốc, một quả trứng đã bóc vỏ một nửa và một ống tre đã bổ đôi. 

Tiếp đến, già làng khấn bài cúng để xin các thần linh cho phép dân làng chuyển đến vùng đất này. Cùng với lúc già làng khấn, người dân đốt lửa nướng quả trứng cho đến lúc sôi và nước tràn về phía đất mới.

Người Cơ Tu quan niệm rằng, khi quả trứng sôi tràn về phía đất mới, nghĩa là thần linh đã đồng ý. Hết thảy mọi người đều vui mừng hò reo. Đối với con ốc và hai thanh nứa, các nghi thức cũng tương tự. Cuối cùng, già làng thay mặt người dân khấn tạ ơn thần linh, khấn nguyện Giàng và các vị thần nơi đất mới phù hộ cho mọi người bình yên, làm ăn thuận lợi. Sau khi thực hiện các nghi lễ cúng đất thành công, người dân trong làng tiến về gươl để ăn mừng, đồng thời chuẩn bị di chuyển về miền đất mới.

Làng mới được lập nên, các già làng tiếp tục một nghi thức không kém quan trọng, đó là cúng đất làm nhà. Người dân quay quần bên nhau, các già làng bàn ý kiến để tổ chức nghi thức cúng, đầu tiên là cúng gươl, sau đó đến cúng đất mới để dân làm nhà. Dân làng chuẩn bị lễ vật gồm heo, gà, gạo, rượu và một số vật dụng khác đến khu đất chọn làm nhà gươl. 

Già làng khấn bài cúng, trong đó chủ yếu mong thần sông, thần núi, thần đất cho phép người dân được khai hoang mảnh đất để làm nhà và trồng trọt. Xong bài khấn, già làng phát hoang một khu đất, hàm nghĩa thần linh đã đồng ý và mọi người bắt đầu dựng nhà ở làng mới.

Nghi thức cúng đất lập làng vẫn được người Cơ Tu gìn giữ (Trong ảnh, một ngôi làng của người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam)
Nghi thức cúng đất lập làng vẫn được người Cơ Tu gìn giữ (Trong ảnh: một ngôi làng của người Cơ Tu ở miền núi Quảng Nam)

Sau khi hoàn tất lễ cúng, người dân tụ tập lại để ăn mừng về làng mới. Đêm đó, mọi người cùng nhau hát lý, cùng nhau đánh trống, đánh chiêng, múa theo làn điệu mừng làng, mừng nhà mới; họ chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất về sức khoẻ và sự nó ấm về sau. 

“Nghi thức cúng đất lập làng, cúng đất làm nhà không chỉ có ý nghĩa xin phép thần linh về nơi ở mới, mà còn thể hiện tình đoàn kết của cộng đồng người Cơ Tu từ xưa đến nay. Hiện nay dân làng ít khi chuyển chỗ, nhưng nghi thức thì vẫn gìn giữ”, già Bling Blóo nói.

Cũng theo già Bling Blóo, nghi thức cúng đất mới có thể khác nhau ở một số chỗ, nhưng tựu chung cũng là xin với thần linh việc về vùng đất mới một cách êm đẹp nhất. Ví như, ở một số vùng đồng bào Cơ Tu, khi về vùng đất mới, họ thực hiện nghi thức cúng với đá lửa và cây đót. Khi thực hiện nghi lễ, người dân sẽ dùng đá đánh lửa rồi đưa vào cây đót để bốc cháy. Cùng lúc này, già làng sẽ đọc bài khấn Giàng và các thần linh để cầu mong chứng giám, người dân đến nơi ở mới sẽ yên ổn, không gặp rủi ro. Theo quan niệm của họ, lửa từ cây đót sẽ xua đuổi được tà ma, bảo vệ được dân làng.

Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, cho biết: Tục cúng đất lập làng vẫn được giữ lại cho đến ngày nay, trở thành nét văn hoá độc đáo của cộng đồng người Cơ Tu vùng cao Quảng Nam. “Việc tái hiện lại nghi thức này, không chỉ có giá trị mở ra một phương hướng mới gắn phát triển du lịch của địa phương, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai chương trình, dự án bố trí sắp xếp dân cư miền núi”, ông Tùng chia sẻ.

Thực hiện Dự án 6 về  bảo tồn văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS gắn với du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương tổ chức tái hiện các nghi lễ, các tập tục tốt đẹp của các đồng bào trên địa bàn tỉnh, trong đó có nghi thức cúng đất lập làng. Việc tái hiện nghi thức cúng đất lập làng không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá độc đáo của người Cơ Tu mà còn đưa nghi thức này trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút du khách. Qua đó, giúp đồng bào có thêm thu nhập, phát triển kinh tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Tin nổi bật trang chủ
EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

EVNNPC: Cảnh báo cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực hoàn tiền điện cho khách hàng

Tin tức - PV - 16:16, 29/04/2024
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc, khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 09:17, 29/04/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thủ tướng thăm người dân vùng hạn hán ở Ninh Thuận

Thời sự - PV - 16:25, 28/04/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm hỏi người dân; kiểm tra Dự án thủy lợi Tân Mỹ và chỉ đạo công tác phòng, chống hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận giữa trưa trời nắng hơn 40 độ C.
Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!

Xã hội - Thanh Hải - 14:35, 28/04/2024
Cứ mỗi lần đứng trước những kỷ vật, di vật gắn liền với người lính nơi trận mạc, lòng tôi lại trào dâng bao cảm xúc. Và tôi gọi đó là những kỷ vật lặng lẽ gọi tên!
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Du lịch - Minh Nhật - 10:00, 28/04/2024
Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.