Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Đặc biệt là các chính sách bảo hiểm y tế đối với đồng bào DTTS thoát nghèo.
Có thể nói, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, là mong muốn, tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định ưu tiên bố trí ngân sách tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016 - 2020, để đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, giải quyết những tồn tại, khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lào Cai đã có những đóng góp rất lớn trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển.
Hướng Hóa (Quảng Trị) hiện có 21 xã, thị trấn, với 149 thôn, bản, khối, khóm. Tính đến cuối năm 2021, toàn huyện có 22.793 hộ với 100.596 khẩu, gồm dân tộc Kinh, Bru Vân Kiều và Pa Kô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi).
UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2022 - 2025.
Huyện vùng cao biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai có trên 80% là đồng bào DTTS; hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện vẫn còn tới 45% (tiêu chí mới). Vì vậy, Đề án tổng thể phát triển triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Đề án tổng thể) được các cấp chính quyền, đồng bào tin tưởng, kỳ vọng là “cú huých” quan trọng để địa phương giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.
Trong năm học 2021 - 2022, dù ngành Giáo dục và các địa phương đã có những giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong công tác tuyển sinh để duy trì, phát triển mô hình trường PTDT nội trú, bán trú. Tuy nhiên, về lâu dài ngành Giáo dục và các địa phương cần có cơ chế tuyển sinh linh hoạt, để tiếp tục phát triển các mô hình giáo dục chuyên biệt này.
Sau nhiều lần giá xăng dầu trên thế giới và trong nước tăng liên tiếp và ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay, thì những ngày qua giá xăng dầu trên thế giới đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự kiến trong kì điều chỉnh tới, giá xăng dầu trong nước có thể giảm 1.500-2.000 đồng. Mặc dù vậy, đây vẫn là mức giá cao. Giá xăng cao sẽ làm chi phí đầu vào tăng cao khiến các dịch vụ, phí, cước vận tải cũng như giá cả thực phẩm tăng theo gây khó khăn cho doanh nghiệp và đời sống người dân.
Hệ thống trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú và PTDT bán trú là mô hình điểm để phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đối tượng tuyển sinh của các trường này là ưu tiên cho con em học sinh DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Tuy nhiên, sau khi có Quyết định 861, công tác tuyển sinh của các trường gặp nhiều khó khăn, cần có sự điều chính phù hợp với tình hình mới...
Sáng ngày 17/3, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Tác động của Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 - 2021 đến địa bàn vùng DTTS và miền núi.
Cùng với huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), huyện đảo Lý Sơn vừa được Thủ tướng phê duyệt vào danh sách 54 xã ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.
Đây là quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường, tại Hội nghị tổng kết các chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, được tổ chức chiều ngày 15/3.
Huyện miền núi Phú Lương (Thái Nguyên) có dân số khoảng 103.490 người, gồm 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 50% dân số. Năm 2022, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện thêm phấn khởi khi nhiều địa bàn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, về đích nông thôn mới; việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong năm mới 2022 có thêm cơ hội mới.
Bạc Liêu có 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer và Hoa, trong đó DTTS chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh. Vì vậy, cũng như các nhiệm kỳ trước, khi tiến hành điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Tỉnh ủy luôn chú trọng cán bộ trẻ, nữ, người DTTS.
Triển khai thực hiện theo Quy định số 50 của Bộ Chính trị và Hướng dẫn số 16 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy hoạch cán bộ, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Đề án 08 về việc tạo nguồn và phát triển cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ người DTTS giữ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã luôn quan tâm thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trong những năm qua, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ giải quyết đất sản xuất cho hộ đồng bào DTTS đã được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Tuy nhiên, tình trạng sang nhượng đất trái phép do Nhà nước cấp cho hộ đồng bào DTTS vẫn còn xảy ra tại các địa phương và diễn biến ngày càng tăng, chủ yếu mua bán, sang nhượng đất bằng giấyviết tay…
Các Quyết định 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT đã có những tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai các chính sách dân tộc đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, tập trung chủ yếu vào các chính sách an sinh, xã hội; chính sách bảo hiểm y tế (BHYT); chính sách hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục...
Những năm qua, cùng các nguồn lực khác, tỉnh Hà Giang đã đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 – 2025 theo Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, chất lượng sống của đồng bào dân tộc rất ít người trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng cao.
Năm 2021, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, ngoài công tác tham mưu, thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh trong cơ quan, trong vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã chủ động triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, nâng cao vai trò trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác dân tộc. Đồng thời, chủ động chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG).