Tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV, chiều ngày 18/5, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu cho ý kiến vào dự thảo báo cáo hoạt động của Hội đồng Dân tộc từ Kỳ họp thứ hai đến Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV; kết quả giám sát chuyên đề “Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016 - 2021” của Hội đồng Dân tộc; kết quả khảo sát tác động của việc phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển đến việc thực hiện chính sách dân tộc.
Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS (số 2050/ ĐA- UBND) của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã tạo ra nguồn lực vô cùng ý nghĩa để lồng ghép với những chương trình, chính sách dân tộc..., giúp cho 2.900 nhân khẩu người Vân Kiều, người Chứt ở các xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê thay đổi sau gần 1 năm thực hiện.
Mô hình kinh tế gia trại đã giúp được nhiều hộ đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững. Không những thế, mô hình gia trại đang góp phần tạo động lực, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để đồng bào vươn lên làm giàu.
Trong nhiều phương thức, mô hình, phát triển kinh tế để thoát nghèo cho đồng bào vùng DTTS và miền núi, mô hình gia trại đã và đang chứng minh được hiệu quả trong việc giúp đồng bào thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Thừa Thiên - Huế có 46 xã miền núi có đồng bào DTTS sinh sống, với 55.091 nhân khẩu thuộc các dân tộc Tà Ôi , Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Hoa, Mường, Thái và Thổ. Trong nhiều năm qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ưu tiên các nguồn lực để đầu tư vùng DTTS, nhờ đó, đời sống đồng bào DTTS đã có nhiều khởi sắc.
Ông Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa chủ trì Hội nghị nghe Sở Y tế báo cáo dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là đồng bào DTTS và miền núi các xã khu vực I của tỉnh, chức sắc, chức việc, nhà tu hành thuộc tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2026.
Lai Châu là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, đời sống của đồng bào các dân tộc còn rất nhiều khó khăn. Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình) đang được kỳ vọng giải quyết toàn diện, căn cơ nhiều vấn đề cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn toàn tỉnh. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Hữu Chí, Trưởng Ban Dân tộc Lai Châu về những thuận lợi, khó khăn, tinh thần quyết tâm để triển khai hiệu quả Chương trình.
Tiếp tục thực hiện "Dự án điều tra, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách dân tộc ở các xã biên giới đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi" theo Quyết định số 241/QĐ-UBDT ngày 14/4/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, vừa qua, Vụ Tuyên truyền (Ủy ban Dân tộc) đã tổ chức điều tra, khảo sát tại tỉnh Kiên Giang.
Nhận diện được những bất cập trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp, thời gian qua các cấp chính quyền ở Nghệ An cũng đã thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.
Việc giao đất, giao rừng với mục đích chấm dứt nghịch lý “người sống ở rừng nhưng không có đất rừng để sản xuất”, thế nhưng sau khi giao đất, giao rừng theo Nghị định 02 và Nghị định 163, bằng nhiều cách lách luật, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư nhân..., đã có trong tay hàng trăm, thậm chí hàng ngàn ha đất, còn nhiều hộ đồng bào DTTS, Nhân dân sống ở miền núi lại tiếp tục mất “cần câu cơm” đã được trao!
Theo thống kê, ở Nghệ An có trên 10.038 ha đất lâm nghiệp đã bị chuyển nhượng, mua bán trái quy định. Tình trạng này xuất hiện trên nhiều huyện miền núi với tính chất phức tạp và khó giải quyết.
Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh bảo đảm thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
Ngày 22/4, ông Nguyễn Minh Luân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, số tiền 500 triệu đồng do Ủy Ban Dân tộc (UBDT) vận động Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo, lãnh đạo tỉnh Cà Mau quyết định sẽ xây dựng 10 căn nhà cho 10 hộ đồng bào DTTS đang khó khăn về nhà ở.
Việc cắt giảm địa bàn đặc biệt khó khăn là một trong những yêu cầu để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho vùng “lõi nghèo”. Tuy nhiên, việc cắt giảm đột ngột nhiều chính sách an sinh xã hội đã tác động trực tiếp tới vùng đồng bào DTTS.
Ngày 19/4, tại Kỳ họp thứ IV, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 -2025 (Chương trình MTQG ); Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
Những năm qua, công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững luôn được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm. Từ việc triển khai thực hiện đồng bộ, linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và từng bước thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS.
Tỉnh Lào Cai có 2 dân tộc là Bố Y và Phù Lá thuộc diện được hỗ trợ theo Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086 của Thủ tướng Chính phủ. Từ nguồn lực hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, tỉnh Lào Cai đã triển khai thực hiện các nội dung, hạng mục của Đề án một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó, từng bước khôi phục phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của hai dân tộc Bố Y và Phù Lá.
Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH ngày 12/3/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp hyện, cấp xã vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019 - 2021, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Sau 3 năm triển khai đã có những tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống. Bên cạnh đó, việc sáp nhập cũng đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập xuất phát từ những yếu tố đặc thù của vùng DTTS và miền núi.
Rời nơi ở cũ vì nhiều lý do như thiên tai, lũ lụt hay nhường đất cho dự án thủy điện..., các hộ dân ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa) được Nhà nước bố trí khu tái định cư, ổn định cuộc sống. Giờ đây, họ không còn nỗi lo mỗi khi mưa lũ, nhà ai cũng ấm no, đủ đầy nhờ có các chính sách hỗ trợ.
Những năm qua, tỉnh Lào Cai đã triển khai hiệu quả chính sách dành cho Người có uy tín, kịp thời động viên, thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với lực lượng đặc biệt này. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có những chính sách riêng dành cho Người có uy tín. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong giai đoạn mới, cần có sự điều chỉnh chính sách phù hợp.