Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh vừa ký ban hành Kế hoạch số 2015/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Nhờ nhiều chủ trương, chính sách dân tộc quan trọng tạo sức bật giảm nghèo bền vững, bây giờ cuộc sống người dân vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận ổn định và ấm no.
Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) vừa hoàn thành hồ sơ thủ tục theo quy định và đã tiến hành giải ngân hỗ trợ nhà ở cho 4 hộ nghèo là người DTTS đầu tiên trên địa bàn huyện được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn từ năm 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Nghị định số 28 của Chính phủ).
Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đói nghèo ở vùng đồng bào DTTS. Chính vì vậy, việc hỗ trợ phụ nữ DTTS tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi ở vùng khó khăn phát triển kinh tế là công cụ trực diện giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới ở khu vực này.
Ngày 11/8, Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đã bàn giao 4/10 căn nhà cho hộ nghèo DTTS trên địa bàn huyện biên giới Giang Thành (tỉnh Kiên Giang).
Ngày 9/8, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã ký, ban hành Quyết định số 523/QĐ-UBDT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngay từ khi Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có các văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG), cơ quan Thường trực Chương trình MTQG tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành triển khai các phần việc để tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.
Bộ Tài chính đề xuất giảm lãi suất và sửa đổi điều kiện bảo đảm vốn vay. Những sửa đổi này là nhằm đưa chính sách về đúng bản chất “tín dụng ưu đãi”, đồng thời tạo hành lang pháp lý để bảo toàn dòng vốn.
Ngày 8/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai. Cùng tiếp đoàn còn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã ký và ban hành Nghị quyết Số: 05/2022/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025.
Cùng với các hợp phần đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng, việc quan tâm phát triển sản xuất cho đồng bào DTTS đã góp phần đưa công tác chính sách dân tộc của xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đạt kết quả cao.
Mức vay hiện hành theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg chưa tương thích với quy mô của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại ở vùng khó khăn ngày càng được mở rộng cũng như biến động giá cả thị trường hằng năm. Do đó, việc “nới” trần hạn mức tín dụng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tín dụng chính sách theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg là nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở vùng khó khăn. Nhưng do chưa quy định cụ thể đối tượng thụ hưởng, nên chính sách này chỉ mới bảo đảm mục tiêu giảm nghèo, chưa tạo được “cú hích” vươn lên làm giàu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh Bình Phước đã họp, thông qua Nghị quyết số 15/2022/NQ-HĐND quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước.
Đây là một trong những mục tiêu được đưa ra trong Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược gia đình vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, giai đoạn 1 từ 2022 - 2025, vừa được UBND tỉnh ban hành.
Bộ Tài chính đang đề xuất sửa đổi một số quy định của Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn (QĐ31) và Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ngày 8/7/2009 về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (QĐ 92). Nếu được thông qua, những quy định mới được đánh giá là động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy lùi “tín dụng đen” tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đến nay đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được nâng lên rõ rệt, nhờ sự quan tâm của các cấp, ngành, trong đó nổi rõ là chính sách đầu tư ứng trước.
Nhân dịp Kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), chiều 25/7, Vụ Địa phương II (Ủy ban Dân tộc) chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk và Công ty Cổ phẩn tập đoàn Tân Mai tổ chức gặp mặt thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, bệnh binh, gia đình Liệt sĩ, người có công với Cách mạng là người DTTS trên địa bàn xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Huyện Bù Đăng (Bình Phước) vừa tổng kết 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2022/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ. Theo đó, đã có hơn 15.000 hộ dân thoát nghèo nhờ chính sách tín dụng ưu đãi trên.
Nhờ thực hiện tốt chiến lược công tác dân tộc, ưu tiên nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn xã hội hóa, cũng như các chương trình hỗ trợ từ Trung ương, mà chính sách giảm nghèo vùng đồng bào DTTS ở Bình Phước đã đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, về lâu dài, các chính sách cần đi vào thực chất hơn và có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, ngành liên quan trong việc chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.