Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Bảo đảm sinh kế bền vững, ổn định đời sống Nhân dân

Minh Thu (thực hiện) - 21:20, 10/08/2022

Ngay từ khi Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương có các văn bản triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG), cơ quan Thường trực Chương trình MTQG tỉnh Cao Bằng, Ban Dân tộc tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành triển khai các phần việc để tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng

PV: Thưa ông, đến nay, Chương trình MTQG đã được tỉnh Cao Bằng triển khai thực hiện như thế nào? Ông có thể cho biết một số khó khăn, vướng mắc?

Ông Bế Văn Hùng: Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt Chương trình MTQG, trên cơ sở các văn bản của Trung ương, Ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 9/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND ngày 25/5/2022 của HĐND tỉnh Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Nghị quyết số 29/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 về việc phân bổ vốn ngân sách nhà nước năm 2022 thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Cao Bằng thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình MTQG tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025.

Ngân sách Trung ương giao cho tỉnh để thực hiện Chương trình MTQG là 814.085 triệu đồng; dự kiến nguồn ngân sách đối ứng 5% là 40.704 triệu đồng. Tuy nhiên, do nguồn vốn năm 2022 thông báo muộn, tỉnh chỉ có khả năng tạm thời cân đối số vốn là 2.200 triệu đồng hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, số kinh phí cần đối ứng từ ngân sách địa phương theo yêu cầu sẽ bố trí bổ sung trong thực hiện năm 2023.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng (mặc áo màu sáng) tham gia đoàn công tác Tỉnh ủy Cao Bằng đi kiểm tra việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS tại huyện Bảo Lâm ngày 8/8/2022
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng (mặc áo màu sáng) tham gia đoàn công tác Tỉnh ủy Cao Bằng đi kiểm tra việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS tại huyện Bảo Lâm ngày 8/8/2022

Hiện nay, còn thiếu Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung Chương trình của các bộ, ngành Trung ương làm chủ Tiểu dự án, khối lượng công việc rất lớn, nhưng thời gian còn lại chỉ hơn 4 tháng. UBND tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các huyện tính toán trước số vốn bố trí trong năm 2022 sao cho hợp lý, các dự án được lựa chọn không vướng mắc mặt bằng, thủ tục đầu tư, phải được đấu thầu xây lắp trong năm 2022, bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thực hiện các Chương trình MTQG năm 2022 phấn đấu đạt ở mức cao nhất.

PV: Để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tỉnh Cao Bằng đề ra những mục tiêu và giải pháp gì, thưa ông?

Ông Bế Văn Hùng: Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG, tỉnh Cao Bằng đã bám sát các văn bản của Trung ương để chỉ đạo kịp thời việc tổ chức thực hiện. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành; phân công nhiệm vụ rõ ràng trong triển khai thực các nội dung Chương trình. Qua đó: Đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm sinh kế bền vững, ổn định đời sống Nhân dân trên cơ sở tập trung khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng của từng địa phương. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất; nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư các chương trình, dự án phù hợp với điều kiện sinh thái, tập quán sản xuất của từng vùng, từng dân tộc. Ưu tiên phát triển, đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh.

Tập trung giải quyết hiệu quả những vấn đề bức thiết về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, sắp xếp, di dời, bố trí ổn định dân cư cư trú phân tán ở xóm vùng cao, nhất là vùng nguy cơ cao về thiên tai; bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng (bìa phải) tham gia đoàn công tác Tỉnh ủy Cao Bằng đi kiểm tra việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS tại huyện Bảo Lâm ngày 8/8/2022.
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng (bìa phải) tham gia đoàn công tác Tỉnh ủy Cao Bằng đi kiểm tra việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho đồng bào DTTS tại huyện Bảo Lâm ngày 8/8/2022.

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường công tác y tế cơ sở, thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Quan tâm xây dựng đời sống văn hóa vùng nông thôn, đồng bào DTTS; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch. Thực hiện hiệu quả chính sách giải quyết việc làm; nghiên cứu xây dựng cơ chế khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững.

Nâng cao khả năng ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KT-XH và bảo đảm an ninh trật tự ở nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý cho đồng bào DTTS. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối Đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tăng cường đào tạo, quy hoạch, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ người DTTS; bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ người DTTS trên địa bàn.

Tăng cường xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận An ninh Nhân dân vững chắc ở vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Chủ động nắm chắc tình hình, giải quyết những mâu thuẫn ngay từ cơ sở, không để xảy ra các “điểm nóng", “điểm phức tạp” về an ninh trật tự. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra kết quả thực hiện các chương trình MTQG; coi trọng vai trò của cấp cơ sở và bảo đảm sự tham gia của người dân trong việc giám sát, đánh giá khi triển khai thực hiện các chương trình. Phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện các chương trình…

PV: Ông có đề xuất, kiến nghị gì với Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG để Chương trình sớm đi vào cuộc sống, góp phần phát triển KT-XH ở vùng DTTS tỉnh Cao Bằng?

Ông Bế Văn Hùng: Với nhu cầu và kế hoạch thực hiện các Chương trình MTQG của địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2022, đề nghị Chính phủ và các bộ, ban, ngành Trung ương quan tâm, sớm ban hành Thông tư hướng dẫn các dự án, tiểu dự án ngoài các dự án, tiểu dự án tại Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc về Hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG để địa phương có cơ sở xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời.

Ông Bế Văn Hùng (thứ ba từ trái sang) trò chuyện với đồng bào Lô Lô trong chuyến khảo sát, triển khai Quyết định 2086/QĐ-TTg tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc
Ông Bế Văn Hùng (thứ ba từ trái sang) trò chuyện với đồng bào Lô Lô trong chuyến khảo sát, triển khai Quyết định 2086/QĐ-TTg tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc

Với thực tế vốn thực hiện các Chương trình MTQG từ Trung ương giao cho các địa phương chậm như hiện nay, đề nghị Bộ Tài chính có văn bản quy định kinh phí thực hiện Chương trình MTQG trong giai đoạn được phép chuyển nguồn sang năm 2023 (gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp) để địa phương chủ động hơn trong thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn.

Theo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng (nêu tại Thông báo số 319/TB-VPCP ngày 28/11/2021): “Đồng ý lựa chọn tỉnh Cao Bằng để thí điểm chỉ đạo thực hiện xóa nhà ở tạm, dột nát cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, nhất là tại các huyện nghèo theo tiêu chí giai đoạn 2021 - 2025 từ Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2030 và Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Giao cho Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 xem xét, ưu tiên nguồn lực để triển khai thí điểm. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc (cơ quan quản lý Chương trình) căn cứ nội dung, Chương trình MTQG hỗ trợ Cao Bằng thực hiện Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát theo đề xuất của tỉnh”.

Tỉnh Cao Bằng đề nghị Trung ương xem xét về Nội dung hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 Thủ tướng Chính phủ có được vận dụng theo Thông tư 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 hay không? Nếu không được vận dụng theo Thông tư 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ Xây dựng thì áp dụng theo hướng dẫn nào?

Bên cạnh đó, đối với các dự án định canh định cư tập trung chưa rõ trình tự thủ tục đối với các dự án đầu tư dở dang các giai đoạn trước, giờ tiếp tục đầu tư giai đoạn này theo Quyết định 1719/QĐ-TTg (Dự án ổn định dân cư theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, dự án ổn định dân cư vùng thiên tai, ổn định dân cư biên giới…), đề nghị Trung ương có hướng dẫn trình tự, thủ tục cụ thể hơn. Đề nghị quy định bổ sung hoặc quy định các định mức hỗ trợ, đầu tư như hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất… vì địa phương hiện nay không có căn cứ triển khai.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi

Bắc Giang: Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm"

Tin tức - Vân Khánh - 5 giờ trước
Nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của các Tổ truyền thông cộng đồng và Chi hội Phụ nữ từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ DTTS, Hội Liên hiệp Phụ nữ (HLHPN) huyện Sơn Động (Bắc Giang) vừa tổ chức Hội thi các Tổ, mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi "nếp nghĩ, cách làm" năm 2023.
Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Tinh hoa vùng Tây Bắc trên miền Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sản phẩm - Thị trường - Tráng Xuân Cường - 23:59, 08/06/2023
Miền Cao nguyên trắng Bắc Hà không chỉ được biết đến với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, nên thơ, mà còn được biết đến với nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nguyên sơ, độc đáo, đặc sắc, nổi bật với văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú và đa dạng, các nông sản đặc trưng, đặc hữu, các sản phẩm OCOP là những món quà lưu niệm ý nghĩa. Những tinh hoa đó đã được tập hợp, tái hiện trong Tuần lễ quảng bá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng DTTS và miền núi, nhân Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Hè 2023.
Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tổng cục Hải quan: Xuất nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2023

Tin tức - Vân Khánh - 23:50, 08/06/2023
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt hơn 262 tỷ USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức "Tuần lễ NASA" tại Đông Nam Á

Khoa học - Công nghệ - PV - 23:47, 08/06/2023
Tuần lễ NASA "Vietnam Space Week" - sự kiện lần đầu tiên diễn ra ở khu vực Đông Nam Á do Việt Nam tổ chức từ ngày 5-9/6 tại Hậu Giang, TPHCM và tỉnh Bình Định, hứa hẹn mang lại nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về các cuộc khám phá không gian vũ trụ.
Xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên bằng đường sắt sang Trung Quốc

Xuất khẩu lô vải thiều tươi đầu tiên bằng đường sắt sang Trung Quốc

Kinh tế - PV - 23:46, 08/06/2023
Ngành đường sắt vừa vận chuyển thử nghiệm thành công lô vải thiều Lục Ngạn bằng container lạnh trên tàu liên vận quốc tế xuất khẩu sang Trung Quốc xuất phát từ ga Kép liên vận quốc tế.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Hà Nội xây dựng Food Tour giúp du khách tự trải nghiệm

Hà Nội xây dựng Food Tour giúp du khách tự trải nghiệm

Ẩm thực - PV - 23:45, 08/06/2023
Theo định hướng phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2030, sản phẩm dịch vụ ẩm thực sẽ được phát triển đa dạng, tập trung vào các loại hình mang tính chất độc đáo...
Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố sáng tạo của UNESCO về âm nhạc

Xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố sáng tạo của UNESCO về âm nhạc

Sắc màu 54 - PV - 23:08, 08/06/2023
Ngày 8/6, Hội thảo quốc tế “Tham vấn xây dựng hồ sơ thành phố Đà Lạt gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO” trong lĩnh vực âm nhạc đã diễn ra tại Lâm Đồng.
Nữ ca sĩ Pháp gốc Việt tài danh lưu diễn tại Việt Nam

Nữ ca sĩ Pháp gốc Việt tài danh lưu diễn tại Việt Nam

Thể thao - Giải trí - PV - 23:02, 08/06/2023
Theo thông tin từ Viện Pháp tại Việt Nam, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp, nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác tài năng, xinh đẹp người Pháp gốc Việt, Dorothée Hannequin với nghệ danh The Rodeo có chuyến lưu diễn tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 16 đến 23/6.
Sóc Trăng hỗ trợ học sinh DTTS ôn tập, nắm vững kiến thức

Sóc Trăng hỗ trợ học sinh DTTS ôn tập, nắm vững kiến thức

Giáo dục - PV - 23:00, 08/06/2023
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2022 - 2023, tỉnh Sóc Trăng có 1.896 học sinh dân tộc Khmer, chiếm trên 20% tổng số học sinh khối 12 toàn tỉnh. Hiện các trường THPT có đông học sinh Khmer đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức, giúp các em tự tin bước vào kỳ thi.
Nhận diện hoạt động các tà đạo, tạp đạo gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự

Nhận diện hoạt động các tà đạo, tạp đạo gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự

Chống diễn biến hòa bình - PV - 21:07, 08/06/2023
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo. Theo thống kê chưa đầy đủ cho thấy Việt Nam có khoảng 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo (trong hàng nghìn tín ngưỡng thì tín ngưỡng phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên và tín ngưỡng thờ Mẫu). Suốt chiều dài lịch sử của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo luôn là một bộ phận không thể tách rời của đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Việt Nam.