Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bất cập trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp: Báo động tình trạng chuyển nhượng trái phép (Bài 2)

Khánh Ngân - 11:24, 28/04/2022

Theo thống kê, ở Nghệ An có trên 10.038 ha đất lâm nghiệp đã bị chuyển nhượng, mua bán trái quy định. Tình trạng này xuất hiện trên nhiều huyện miền núi với tính chất phức tạp và khó giải quyết.

Do đã bán đất rừng được giao, nhiều lao động người đồng bào DTTS trở thành người bóc vỏ, vác gỗ keo cho những doanh nghiệp có nhiều đất rừng sản xuất
Do đã bán đất rừng được giao, nhiều lao động người đồng bào DTTS trở thành người bóc vỏ, vác gỗ keo cho những doanh nghiệp có nhiều đất rừng sản xuất

Những con số báo động 

Tình trạng chuyển nhượng trái phép đất rừng được giao cho các hộ gia đình theo Nghị định 02 và Nghị định 163 ở Nghệ An đã đến mức báo động. Trong đó, đặc biệt “nóng” ở các địa phương như huyện Tân Kỳ, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông...

Điển hình ở huyện Quỳ Châu, tình trạng mua bán, chuyển nhượng "chui", chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất rừng được phát hiện ở các bản: Pà Cọ, Kẻ Nính, Định Tiến, Tà Cọ của xã Châu Hạnh.

Tại các bản này, có hàng chục hộ dân đã bán, chuyển nhượng đất rừng của Nhà nước giao theo Nghị định 163. Chỉ riêng bản Kẻ Nính và bản Pà Cọ, lực lượng chức năng xác định có khoảng 70 hộ dân chuyển nhượng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho Công ty cổ phần Nghệ An Xanh.

Ngay sau khi phát hiện ra tình trạng trên, huyện Quỳ Châu đã chỉ đạo các lực lượng chức năng điều tra, xác minh cụ thể. Qua đó, phát hiện 11/12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện có tình trạng mua bán, chuyển nhượng và chuyển đổi trái phép đất rừng. Với 510 hộ dân đã chuyển nhượng, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã bị chuyển nhượng trái phép lên đến 3.433ha.

Không chỉ ở Quỳ Châu, dọc tuyến Quốc lộ 7A đoạn đi qua địa phận huyện Con Cuông, tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng và chuyển nhượng đất rừng trái phép, được đánh giá là hết sức phức tạp.

Xã Đôn Phục (Con Cuông) có 8.786,2 ha đất lâm nghiệp và đất rừng. Trong đó, 3.969,9ha đã được giao cho dân và cấp Giấy chứng nhận QSD đất theo Nghị định 163. Thế nhưng, đã có đến 36 hộ dân chuyển nhượng trái phép đất rừng cho nhiều người ở trong và ngoài huyện, với diện tích lên đến trên 300 ha.

Ở xã Bình Chuẩn, lực lượng chức năng thống kê có đến 85 hộ dân chuyển nhượng trái phép 1.100,5 ha đất rừng; xã Thạch Ngàn có 59 hộ chuyển nhượng chui 629,9 ha rừng; xã Môn Sơn 133,5ha/25 hộ; Lục Dạ 148,9ha/32 hộ...

Đa phần những thương vụ chuyển nhượng hoặc dùng mỹ từ “thuê quyền sử dụng đất”, hợp tác đầu tư… nhằm mục đích lách luật để biến đất lâm nghiệp được giao thành hàng hóa mua bán.

Các giao kèo giữa người có đất rừng và người mua đều được thực hiện chui. Do đó, trên thực tế, số hộ và số diện tích đất chuyển nhượng trái phép này, có thể cao hơn rất nhiều so với số liệu đã thống kê.

Đau lòng hơn, đồng bào lại bán đi “cần câu cơm” của mình, với một cái giá quá rẻ mạt. Mỗi 1 ha đất lâm nghiệp được giao, đồng bào đã bán với giá giao động từ 350.000 đồng đến 1.600.000 đồng.

Có lẽ chính quyền địa phương, những người trực tiếp “làm ra” Nghị định 02 và Nghị định 163 không thể ngờ tới. Và đó, chắc chắn không phải là mục đích của chủ trương giao đất, giao rừng theo Nghị định của chính phủ.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Nghệ An có trên 10.038 ha đất lâm nghiệp đã bị chuyển nhượng, mua bán trái quy định
Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Nghệ An có trên 10.038 ha đất lâm nghiệp đã bị chuyển nhượng, mua bán trái quy định

Khó kiểm soát, thiếu chế tài xử lý

Trước tình trạng bán đất lâm nghiệp được giao theo Nghị định 02 và Nghị định 163, trên địa bàn các huyện miền núi ở tỉnh Nghệ An thời gian qua, chính quyền địa phương các huyện đã có nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng này.

Huyện Quỳ Châu đã ban hành văn bản gửi đến các xã, thị trấn; Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong đồng bào các DTTS để đồng bào có nhận thức đầy đủ về giá trị của đất rừng, cũng như nâng cao ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, việc điều tra, rà soát, xử lý vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều hộ dân đã mua bán, chuyển nhượng “chui” nên che giấu, không tự giác phối hợp với cơ quan chức năng. Một số hộ không nhận đã bán, chuyển nhượng mà chỉ nhận là “phối hợp” làm kinh tế rừng, cầm, cố… cho các đối tượng “đầu nậu” ôm đất rừng.

Trong khi Luật Bảo vệ và Phát triển rừng nghiêm cấm tất cả các hành vi chặt, phá, khai thác, đốt, chuyển mục đích sử dụng, chuyển nhượng rừng trái pháp luật… thì Luật Đất đai lại cho phép chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất. Chính điều này gây ra không ít khó khăn cho chính quyền địa phương, khi phát hiện và xử lý tình trạng chuyển nhượng đất rừng trái phép.

Ngoài 2 luật quy định chồng chéo nói trên, hiện chưa có một quy định, chế tài cụ thể nào để xử lý dứt điểm tình trạng chuyển nhượng đất rừng, đã được giao theo Nghị định 02 và Nghị định 163 của Chính phủ.

Thực tế, diện tích đất rừng chuyển nhượng “chui” và sử dụng trái phép trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có thể cao hơn so với số liệu đã thống kê. Do đó, tỉnh cần chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương và chủ rừng tiếp tục vào cuộc quyết liệt hơn. Như thống kê, rà soát chính xác về số hộ, cá nhân, tổ chức đã chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đất rừng. Xác định cụ thể hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng đã giao cho bà con. Từ đó, xem xét, đánh giá lại việc giao đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất. Đồng thời, quy hoạch thêm và giao cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo điều kiện để người dân, hộ đồng bào DTTS có đất  sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình nhận thức đúng về đất rừng được giao để phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình. 

Đồng thời, phải có giải pháp cụ thể để chấm dứt tình trạng chuyển nhượng, sử dụng sai mục đích, sử dụng không hiệu quả đất, rừng được giao theo Nghị định 02 và Nghị định 163 của Chính phủ. Tăng cường công tác quản lý không để phát sinh các trường hợp tranh chấp, đầu cơ đất rừng.

Bài 3: Đất rừng lại “rơi” vào tay doanh nghiệp

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng - Lữ Phú - 2 giờ trước
Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 3 giờ trước
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.
BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024” . Báo cáo là sản phẩm phối hợp của ba cơ quan nhằm đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 3 giờ trước
Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 3 giờ trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Xã hội - Thùy Linh - 3 giờ trước
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế khó phát triển là do tình trạng lạm dụng rượu bia trong vùng đồng bào vẫn còn xảy ra thường xuyên. Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy. Để thay đổi nhận thức và hành vi của bà con, thời gian qua huyện Minh Hóa đã tăng cường vận động bà con hạn chế rượu bia, truyền thông Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tới đông đảo Nhân dân.