Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tuyển sinh vào trường PTDT nội trú, bán trú đứng trước nhiều khó khăn: Vùng tuyển sinh bị thu hẹp (Bài 1)

Thúy Hồng - 10:21, 21/03/2022

Hệ thống trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) nội trú và PTDT bán trú là mô hình điểm để phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đối tượng tuyển sinh của các trường này là ưu tiên cho con em học sinh DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Tuy nhiên, sau khi có Quyết định 861, công tác tuyển sinh của các trường gặp nhiều khó khăn, cần có sự điều chính phù hợp với tình hình mới...

Việc cắt giảm các xã ĐBKK đã tác động tới công tác tuyển sinh của các trường PTDT nội trú, bán trú
Khi các xã ĐBKK giảm đã tác động tới công tác tuyển sinh của các trường PTDT nội trú, bán trú

Từ tháng 6/2021, Quyết định 861 của Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt QĐ 861) có hiệu lực, nhiều thôn, xã ra khỏi diện ĐBKK, vùng tuyển sinh bị thu hẹp, tác động trực tiếp đến công tác tuyển sinh các trường PTDT nội trú, bán trú.

Tác động trên diện rộng

Trường PTDT nội trú là trường dành cho học sinh các DTTS, với mục tiêu tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ cho vùng DTTS và miền núi. Còn trường PTDT bán trú tiền thân là mô hình trường nội trú dân nuôi, đã hình thành và phát triển từ những năm 60 của thế kỷ trước và được công nhận từ khi Quốc hội ban hành Luật Giáo dục năm 2005.

Trong năm học 2021 - 2022, Trường PTDT Nội trú THCS Phú Lương, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) được giao chỉ tiêu tuyển 90 học sinh. Tuy nhiên, theo QĐ861, huyện chỉ còn duy nhất xã Yên Trạch thuộc khu vực III và chỉ có 26 học sinh trong diện tuyển sinh. Đặc biệt hơn như trường PTDT nội trú THCS huyện Đại Từ, năm học 2021 - 2022, Trường được giao 70 chỉ tiêu, trong khi địa phương này không còn xóm, xã vùng III, vùng ĐBKK.

Được biết, trước khi thực hiện QĐ 861, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36 xã khu vực III và 184 thôn (khu vực I, II) ĐBKK, thì nay giảm xuống còn 14 xã khu vực III và 50 thôn (khu vực I, II) ĐBKK.

Tương tự tại huyện Trấn Yên (Yên Bái), chỉ còn nguồn tuyển sinh tại 4 thôn thuộc 2 xã (Hồng Ca, Lương Thịnh). Theo đó, tỷ lệ học sinh DTTS ở các vùng khó khăn được học tại các trường PTDT nội trú không bảo đảm 10% theo mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 22 của Tỉnh ủy.

QĐ 861 ra đời, các thôn, xã vùng ĐBKK giảm đã tác động đến công tác tuyển sinh đầu năm học của các trường PTDT nội trú, cũng như tâm lý của người dân ở những địa bàn vừa ra khỏi diện ĐBKK.

Chị Phùng Thị Tấm, người dân xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định (Lạng Sơn) cho biết: "Dù gia đình vừa mới thoát nghèo, nhưng điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn. Tôi rất muốn cho con đi học trường PTDT nội trú để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đỡ lo lắng tiền học cho con, nhưng do xã thuộc vùng I, nên rất khó xin vào học".

Không riêng gì các trường PTDT nội trú bị ảnh hưởng, các trường PTDT bán trú cũng bị tác động. Đáng quan tâm là, nhiều học sinh ở những thôn, bản, xã vừa ra khỏi ĐBKK không được hưởng chế độ hỗ trợ chính sách đã chuyển sang xin học tại các xã nghèo...

Minh chứng như ở bản Tát Hẹ, xã Ẳng Nưa - một xã nông thôn mới, thuộc huyện Mường Ảng (Điện Biên). Cả bản có 16 học sinh THCS thì cả 16 em đều xin chuyển sang học tại xã Ẳng Tở và Ẳng Cang, là các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới để được hưởng các chính sách ưu đãi.

Ông Nguyễn Đức Quang, Trưởng phòng Giáo dục huyện Mường Ảng lo lắng nói: "Phòng Giáo dục đào tạo không quy định học sinh phải học theo tuyến, tuy nhiên nếu học sinh xin chuyển nhiều sẽ gây mất cân bằng, không bảo đảm quy mô trường lớp".

Khi đã có sự điều chỉnh về chính sách, cần có những hướng dẫn và điều chỉnh về chế độ tuyển sinh phù hợp với đối tượng, khu vực, để duy trì hệ thống các trường PTDT nội trú, bán trú
Khi đã có sự điều chỉnh về chính sách, cần có những hướng dẫn và điều chỉnh về chế độ tuyển sinh phù hợp với đối tượng, khu vực, để duy trì hệ thống các trường PTDT nội trú, bán trú

Gỡ vướng trong mùa tuyển sinh 

Để gỡ vướng trong công tác tuyển sinh vào các trường PTDT nội trú ở Thái Nguyên, trước thềm năm học 2021 - 2022, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Quyết định 39, mở rộng đối tượng tuyển sinh là con em DTTS sinh sống ở địa bàn xã vùng I, vùng II, nên các trường PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành việc tuyển sinh cho năm học.

Bà Đỗ Thị Thu Hường, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú Phú Lương cho biết: Sau khi UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định 39, vùng tuyển sinh đầu vào mở rộng hơn, không còn chỉ giới hạn trong lượng học sinh ở số ít vùng ĐBKK còn lại của địa phương, nên nhà trường đã tuyển đủ chỉ tiêu được giao.

Nhiều thôn, xã ra khỏi diện ĐBKK, chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS thay đổi, tác động trực tiếp học sinh
Nhiều thôn, xã ra khỏi diện ĐBKK, chính sách hỗ trợ cho học sinh DTTS thay đổi, tác động trực tiếp học sinh

Tuy nhiên, theo bà Hường, Quyết định 39 của UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ có hiệu lực trong năm học 2021 - 2022. “Trong năm học 2022 - 2023, Trường vẫn chờ hướng dẫn của Sở Giáo dục về công tác tuyển sinh. Hy vọng về lâu dài, cần có những chính sách phù hợp với việc phát triển hệ thống các trường PTDT nội trú”, bà Hường chia sẻ.

Tương tự các trường PTDT bán trú cũng đã chủ động tìm giải pháp để phụ huynh và các em học sinh yên tâm đến lớp, khi chính sách ưu đãi bị cắt giảm.

Thầy Bùi Văn Thủy, Phó Hiệu trưởng Phụ trách Trường PTDT Bán trú TH&THCS Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên) cho biết: Do xã không thuộc diện ĐBKK, nên trường không còn được thụ hưởng chế độ bán trú. Giải pháp trước mắt là, Nhà trường đã chủ động tổ chức lại mô hình bán trú dân nuôi và kêu gọi tài trợ để duy trì mô hình.

“Hiện Trường PTDT Bán trú TH&THCS Sín Thầu đã được Quỹ Dự án Nuôi em (Trung tâm tình nguyện quốc gia - Trung ương Đoàn) hỗ trợ 2 bữa ăn/ngày cho các em học sinh, với số tiền 14.000 đồng. Nhà trường hỗ trợ nấu ăn, gia đình góp gạo và chất đốt để bảo đảm điều kiện cho các em đến lớp học tập” thầy Thủy cho biết thêm.

Mặc dù có nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác tuyển sinh của các trường PTDT nội trú, bán trú, nhưng các địa phương, các ngành các cấp đã chủ động tháo gỡ gướng mắc. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế. Về lâu dài, vẫn cần có cơ chế chính sách dài hơi, để duy trì hệ thống các trường PTDT nội trú, bán trú.

Bài 2: Tuyển sinh vào trường PTDT nội trú, bán trú đứng trước nhiều khó khăn: Linh hoạt để phù hợp với tình hình mới

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Bảo tồn lễ hội Rija Nagar của người Chăm gắn với phát triển du lịch bền vững

Hằng năm, cứ vào tháng 4 dương lịch, người Chăm lại nô nức đón mừng lễ hội Rija Nagar, đánh dấu khoảnh khắc bước vào năm mới. Và việc khai thác di sản lễ hội Chăm gắn liền với hoạt động du lịch địa phương là hướng phát triển bền vững.
Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 1 phút trước
Ngày 19/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên Hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Diễn đàn “Mỗi thanh niên, một cuốn sách làm bạn” năm 2024.
Giới thiệu nhiều tác phẩm ảnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Giới thiệu nhiều tác phẩm ảnh về bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam

Tin tức - Tào Đạt - Văn Hoa - 4 phút trước
70 tác phẩm ảnh được giới thiệu trong Triển lãm ảnh “Tuổi trẻ Khối các cơ quan Trung ương bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc” giúp cho công chúng thêm hiểu biết về sự đa dạng sắc màu văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Thời sự - Thanh Huyền - 10 phút trước
Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Ra mắt MV

Ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Tin tức - Thanh Nguyên - 18 phút trước
Ngày 19 /4, Báo Nhân Dân phối hợp với IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá Hà Nội, du lịch Việt Nam.
Bình Định: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 22 phút trước
Chiều 19/4, tại Tp. Quy Nhơn, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sáng kiến trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025), với sự tham gia của các đại biểu đến từ 18 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Đông Nam bộ.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Lai Châu: Tăng cường kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR

Kinh tế - Vân Khánh - 14:34, 19/04/2024
Những năm qua, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lai Châu luôn chú trọng làm tốt công tác kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Từ đó, góp phần đảm bảo chính sách của Nhà nước về chăm sóc, phát triển và bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao, cải thiện sinh kế cho người dân.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 07:54, 19/04/2024
Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.
Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Nỗi lo sạt lở của người dân vùng DTTS và miền núi Quảng Nam đã được vơi dần...

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 07:40, 19/04/2024
Từ nguồn vốn hỗ trợ quy hoạch, sắp xếp, ổn định dân cư, các hộ dân khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam được bố trí chỗ ở mới theo hình thức tái định cư tập trung, xen ghép hoặc ổn định tại chỗ theo quy hoạch. Được chuyển về những khu tái định cư mới, có đầy đủ hạ tầng, điện, nước, người dân vô cùng phấn khởi. Từ đây người dân được an cư, tập trung phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Một đêm ở điểm hẹn Nàng Màn

Phóng sự - Thanh Hải - 07:35, 19/04/2024
Tôi đã gặp ở Con Cuông những đêm hội rượu cần chếnh choáng men say. Tôi cũng đã gặp ở Con Cuông những đêm giã bạn bên ánh lửa nồng nàn trong mắt, cuốn hút và mời mọc… Đêm nay, tôi cũng đã bắt gặp lại những điều như thế và còn hơn thế ở “Điểm hẹn Nàng Màn”.
Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Đồng bào, sư sãi Khmer an vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Công tác Dân tộc - Hồng Diễm - Minh Ngân - 06:52, 19/04/2024
Không khí Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã và đang tiếp tục rộn ràng khắp các phum sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào.