118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhưng các chính sách còn mang tính ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ, thiếu tính chiến lược...
Để giữ được “kho báu” dược liệu, cùng với việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo hiệu quả, giúp người dân địa phương có sinh kế, thu nhập ổn định thì cần có những chế tài xử lý đủ mạnh để hạn chế tình trạng khai thác tràn lan như hiện nay. Ngoài ra, ở những địa bàn có cây dược liệu quý hiếm, bên cạnh việc bảo tồn nguồn gen thì cần có chính sách mang tính đặc thù để “kéo” người dân chung tay giữ gìn, phát triển.
Dù đã có một số cơ chế hỗ trợ để bảo tồn, phát triển nhưng nhiều loại cây thuốc quý vẫn dần biến mất. Ngoài nguyên nhân do khai thác theo kiểu “tận diệt”, tình trạng phá rừng chưa được ngăn chặn thì việc bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu quý vẫn đang thiếu một chính sách đầu tư, hỗ trợ mang tính đột phá.
Trong các kỳ báo trước, Báo Dân tộc và Phát triển đã phản ánh những vướng mắc trong thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh, sinh viên các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT). Để tháo gỡ những vướng mắc thì việc cần phải làm là điều chỉnh các quy định hiện hành, nhất là việc “gom” các quy định thành một cơ chế thống nhất để thực hiện.
Đáng lẽ, giáo viên ở các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) được hưởng chính sách như nhà giáo dạy ở trường chuyên biệt. Nhưng do chồng chéo về quy định nên chính sách này không thể triển khai, khiến giáo viên ở các trường TCNDTNT chịu thiệt thòi.
Để thu hút học viên, các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) chủ yếu dựa vào chính sách nội trú dành cho người học. Tuy nhiên, với sự biến động về phạm vi, đối tượng thụ hưởng chính sách, nhiều trường TCNDTNT rất gian nan trong việc bảo đảm chỉ tiêu đào tạo nghề.
Hệ thống các trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú (TCNDTNT) trên cả nước có vai trò quan trọng trong đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, với những bất cập đang tồn tại, hoạt động của các trường TCNDTNT không chỉ làm lãng phí nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến chiến lược dạy nghề cho lao động vùng DTTS và miền núi.
Nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai đồng loạt nhiều chính sách dân tộc như: Phát triển nguồn nhân lực vùng DTTS; Giải quyết đất sản xuất cho đồng bào... Những chính sách này đã thực sự trở thành đòn bẩy góp phần đổi thay cuộc sống của người dân nơi đây.
Thời gian qua, với 7 chính sách hỗ trợ học nghề đang có hiệu lực, lao động DTTS có nhiều cơ hội hơn để học nghề, từ đó giải quyết việc làm, tạo thu nhập. Nhưng thực tế, tỷ lệ lao động DTTS tham gia học nghề, có việc làm vẫn đang còn rất thấp.
Trong những năm qua, nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo là rất lớn. Cả xã hội cùng chung tay vì người nghèo với mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau” nhưng các báo cáo cho thấy, công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao, không hợp lý giữa các vùng miền, số hộ nghèo người có công tương đối lớn. Những thách thức trong công cuộc giảm nghèo và thúc đẩy thịnh vượng của Việt Nam còn ở phía trước. Cần tìm giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo bền vững.
Để thúc đẩy vùng dân tộc và miền núi, năm 2016, tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016–2020. Qua thời gian triển khai, Chương trình đã phát huy hiệu quả, góp phần từng bước thay đổi bộ mặt vùng nông thôn miền núi.
Như chúng tôi đã thông tin, kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo vẫn đang là băn khoăn, trăn trở của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Mới đây, tại Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, trong hai năm qua giảm nghèo chưa bền vững, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vẫn là địa bàn “lõi nghèo” của cả nước. Không chỉ thế, một thông tin được đưa ra tại phiên họp này cũng rất đáng quan tâm; đó là hiện nay nước ta vẫn còn trên 30 nghìn hộ người có công thuộc diện nghèo.
Sau hai năm thực hiện nghị quyết số 76/2014/Qh13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 với nhiều vấn đề được đặt ra trong công tác này. Điều đáng suy ngẫm nhất là tổng nguồn lực dành cho Chương trình giảm nghèo rất lớn nhưng giảm nghèo chưa bền vững.
Thực hiện Nghị quyết 18 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, tỉnh Tuyên Quang đã từng bước đưa Nghị quyết vào thực tiễn. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Tiến Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Tuyên Quang xung quanh vấn đề này.
Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc sẽ có nhiều đổi mới, khi được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ… Vùng đồng bào DTTS, miền núi có thêm nhiều cơ hội, mở ra hướng phát triển mới…
Quán triệt tinh thần Chỉ thị 62, Kết luận 07 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đối với người Hoa trong tình hình mới, quận 5 đã vận dụng một cách hiệu quả các chính sách về đồng bào người Hoa trên địa bàn. Thông qua các hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể bằng hình thức tuyên truyền, vận động có hiệu quả, ý thức trách nhiệm công dân trong cộng đồng người Hoa đã được nâng cao, tạo được sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhiều người Hoa ở quận hiện nay đã tham gia vào ban chấp hành các tổ chức chính trị, xã hội. Tại các cơ quan hành chính, không ít người Hoa là cán bộ công chức và đang giữ vai trò chủ chốt.
Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, xuất phát điểm của các xã vùng sâu, vùng xa quá thấp thì việc chuyển hướng đầu tư cho các thôn, bản, ấp đạt các tiêu chí cơ bản của nông thôn mới (NTM) được xem là giải pháp khả thi. Từ những mô hình thí điểm hiệu quả, để nhân rộng thì việc xây dựng những tiêu chí phù hợp là rất cần thiết.
Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hiện có hơn 45 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 50% dân số của huyện. Những năm gần đây, địa phương đã huy động mọi nguồn lực hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế; đồng thời chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của bà con ngày càng được nâng lên, từng bước giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được tỉnh Quảng Ngãi quan tâm. Qua đó, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ở các huyện miền núi.
Những năm qua, nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đã được triển khai để giúp học sinh, sinh viên DTTS theo đuổi việc học hành. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả tích cực thì có không ít những bất cập, vướng mắc cần phải tháo gỡ.