Với lợi thế về phong cảnh miền núi nên thơ, hoang sơ cùng nhiều nét văn hóa truyền thống đa dạng, giàu bản sắc, thời gian qua, Quảng Ninh đã chú trọng dành nhiều nguồn lực từ các chương trình, đề án để thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn gắn với phát triển du lịch mang lại nhiều hiệu quả, dấu ấn riêng.
Sáng 22/11, Hội thảo khoa học “Thực trạng, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình gắn với phát triển du lịch” được tổ chức tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Hòa Bình là một trong những tỉnh cung ứng nguồn dược liệu thô lớn trong nước. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện quy hoạch phát triển vùng sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị nhằm hướng tới cung cấp nguồn nguyên liệu dược liệu ổn định và bền vững, góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất và xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh.
Tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa của Cao Bằng, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình của người dân còn hạn chế. Bởi vậy, tỉnh Cao Bằng xác định, việc nâng cao chất lượng dân số thông qua việc chú trọng chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em cũng chính là bảo đảm quyền của người DTTS được chăm sóc y tế công cộng và an sinh xã hội. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Chào mừng 20 năm ngày thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương (1/1/2004 - 1/1/2024), ngày 22/11, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ đã bàn giao 6 ghe Ngo mini với tổng giá trị gần 400 triệu đồng cho các chùa và Học viện Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn.
Thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, các cấp, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, phát huy hiệu quả tích cực, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội, cuộc sống của đồng bào DTTS khởi sắc.
Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, nhiều năm qua Sóc Trăng đã luôn chú trọng công tác truyền thông về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, tình trạng thiếu niên ở độ từ 13-17 tuổi bỏ học về “ở với nhau” rồi sinh con vẫn còn xảy ra.
Công an tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức Hội nghị Thông tin tình hình kinh tế xã hội cho Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tại Hội nghị có 185 đại biểu là Người có uy tín tham dự.
Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tỉnh Lào Cai đã phê duyệt xây dựng 117 điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước, các cấp các ngành cùng toàn hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt để đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Tại huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719) đang đươc triển khai 10 dự án với tổng mức kinh phí gần 200 tỷ đồng. Các dự án đã và đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho Nhân dân. Để làm rõ về kết quả nổi bật trong quá trình thực hiện Chương trình MTGQ 1719 trên địa bàn huyện Yên Sơn, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn.
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có 32 dân tộc thiểu số với 39.326 hộ/173.765 khẩu sinh sống, chiếm 23,71% dân số toàn tỉnh. Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, đời sống của đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều khởi sắc.
Xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Thời gian qua, huyện Lạc Thuỷ (Hòa Bình) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đây là khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 mà Đảng bộ huyện chú trọng chỉ đạo.
Nghị định số 57/2017/NĐ – CP là một trong các chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi, đối tượng thụ hưởng là trẻ em, học sinh (HS), sinh viên (SV) thuộc các dân tộc rất ít người. Nhưng chính sách ưu tiên tại Nghị định so với các chính sách khác ít nhiều tạo ra sự so sánh trong cộng đồng các dân tộc. Để phát triển toàn vùng đồng bào DTTS và miền núi thì việc hướng tới hỗ trợ giáo dục theo vòng đời là giải pháp căn cơ.
Là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào DTTS chiếm 96,54%, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (10,64%), huyện Văn Lãng luôn xác định việc thực hiện tốt công tác dân tộc có vai trò rất quan trọng. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng đã luôn quan tâm lãnh, chỉ đạo và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Ở miền biên viễn với đa phần dân cư là đồng bào DTTS sinh sống, việc phát triển kinh tế để giảm nghèo là vô cùng khó khăn, nếu không có trợ lực từ những chính sách hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, trong đó có chính sách tín dụng ưu đãi. Những năm qua, nhờ phát huy hiệu quả chính sách tín dụng đã giúp cho vùng biên Tây Giang, tỉnh Quảng Nam từng bước thoát nghèo.
Ngày 7/12/2022, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 25 về Chính sách hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế (BHYT) cho người cao tuổi và người DTTS có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết trên đã góp phần triển khai hiệu quả chính sách BHYT, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ BHYT, bảo đảm nguồn tài chính y tế quan trọng góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe của Nhân dân trong tình hình mới.
Từ sự quyết tâm của các cấp, các ngành và Nhân dân trong việc triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc, diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân vùng đồng bào DTTS huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thay đổi.
Đắk Glong là huyện nghèo nhất tỉnh Đắk Nông, với tỉ lệ hộ nghèo đến 25,68%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS chiếm đa số. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ đồng bào DTTS được phê duyệt hỗ trợ nhà ở và cấp kinh phí thực hiện. Tuy nhiên, đến nay huyện nghèo này đang gặp không ít khó khăn trong triển khai chính sách vì vướng các quy hoạch.
Từ năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã xây dựng, hoàn thiện, trình Chính phủ hồ sơ dự thảo nghị định thay thế Nghị định số 75/2015/NĐ-CP. Nhưng đến nay, nghị định mới chưa được ban hành khiến các địa phương gặp khó khăn khi thực hiện chính sách khoản bảo vệ rừng.
Thái Nguyên hiện có 110 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền về công tác dân số tại các vùng khó khăn bằng nhiều hình thức phong phú để nâng cao nhận thức về dân số, KHHGĐ cho người dân, nhất là người dân vùng đồng bào DTTS.