Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Tỉnh Đồng Nai khen thưởng 50 gia đình DTTS tiêu biểu 2025

Các gia đình là những điển hình về sự năng động trong lao động sản xuất, xây dựng gia đình hạnh phúc, kinh tế ổn định, lại tích cực tham gia các phòng trào văn hóa xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị địa phương; cũng như nhiều gia đình có con em là học sinh, sinh viên xuất sắc; tham gia bộ máy chính quyền địa phương, có người trở thành lãnh đạo tổ chức chính trị…
Hà Giang: Người có uy tín gương mẫu, đi đầu trong các phong trào ở địa phương

Hà Giang: Người có uy tín gương mẫu, đi đầu trong các phong trào ở địa phương

Chính sách Dân tộc - Bích Phương - 07:22, 25/11/2023
Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 225 Người có uy tại 225 thôn, bản. Họ là những trưởng dòng họ, bí thư chi bộ, trưởng thôn, cán bộ nghỉ hưu, thầy cúng, thầy mo, thầy lang, người sản xuất, kinh doanh giỏi…
Đồng bào Chứt ở Quảng Bình

Đồng bào Chứt ở Quảng Bình "không ở lại phía sau": Đầu tư cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển (Bài 1)

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 06:27, 25/11/2023
LTS: Dân tộc Chứt là một trong 14 dân tộc rất ít người ở nước ta. Địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào Chứt là ở Quảng Bình (85%) và một phần ở các tỉnh Hà Tĩnh, Đăk Lăk và Lâm Đồng….Để giúp đồng bào vươn lên, hòa nhập với các dân tộc khác, trong những năm qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đặc thù dành cho nhóm dân tộc này. Đặc biệt, hiện nay việc triển khai Chương trình MTQG 1719 đã tạo cơ hội để đồng bào Chứt đã bứt phá vươn lên mạnh mẽ.
Chính sách hỗ trợ nghệ nhân gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa: Những nghệ nhân văn hóa “thầm lặng” nơi buôn làng (Bài 1)

Chính sách hỗ trợ nghệ nhân gìn giữ và trao truyền di sản văn hóa: Những nghệ nhân văn hóa “thầm lặng” nơi buôn làng (Bài 1)

Chính sách Dân tộc - Ngọc Thu - 06:20, 25/11/2023
Trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, hàng trăm nghệ nhân đồng bào DTTS ở khắp buôn làng Tây Nguyên - chủ nhân của Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vẫn đang miệt mài gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa. Trong đó, có những nghệ nhân đã được Nhà nước công nhận; còn có rất nhiều người, trong tầng lớp Nhân dân cũng vì tình yêu, đam mê và niềm tự hào bản sắc văn hóa dân tộc...đang "thầm lặng" đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, để mạch nguồn văn hóa chảy mãi trong cộng đồng…
Đồng bào Gia Rai sẵn lòng hiến đất làm đường vì sự phát triển của buôn làng

Đồng bào Gia Rai sẵn lòng hiến đất làm đường vì sự phát triển của buôn làng

Chính sách Dân tộc - Ngọc Thu - 05:52, 25/11/2023
Dân tộc Gia Rai là một trong 32 dân tộc còn gặp nhiều khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021, được thụ hưởng các dự án chính sách dân tộc tại Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, song để nâng cao chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án được đầu tư, các hộ đồng bào Gia Rai ở làng Yam, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, đã dồng lòng tự nguyện di dời vật kiến trúc, hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí, cùng địa phương xây dựng thôn làng khang trang, sạch đẹp.
Đăk Glei (Kon Tum): Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Đăk Glei (Kon Tum): Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 05:27, 25/11/2023
Nhằm ghi nhận công lao, sự đóng góp của Người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước, chiều ngày 24/11, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Hội nghị “Biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Glei” năm 2023.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho dân tộc Bố Y (Bài 2)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho dân tộc Bố Y (Bài 2)

Chính sách Dân tộc - Cù Hương - Sỹ Hào - 08:47, 24/11/2023
So với mức bình quân 53 DTTS nói chung, với 14 dân tộc có khó khăn đặc thù nói riêng, đồng bào dân tộc Bố Y sinh sống tập trung thành cộng động ở các địa phương không thiếu hụt nhiều dịch vụ xã hội cơ bản, tỷ lệ nghèo cũng không quá cao. Vậy, ngoài tiêu chí dân số ít, một trong những khó khăn cho sự phát triển đột phá của dân tộc Bố Y hiện nay là, đại đa số lao động (LĐ) chủ yếu làm “Nghề đơn giản”; tỷ lệ LĐ qua đào tạo, nhất là trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn khá thấp.
Hương Khê (Hà Tĩnh): Tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất

Hương Khê (Hà Tĩnh): Tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất

Chính sách Dân tộc - Khánh Sơn - 07:53, 24/11/2023
Song song với việc chủ động tuyên truyền thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) luôn tích cực hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất để từng bước thoát nghèo bền vững. Đến nay, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 32,2 triệu đồng/người/năm; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố…
Thực hiện chính sách cho người Đan Lai trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát: Vướng mắc do chưa được giao đất (Bài 1)

Thực hiện chính sách cho người Đan Lai trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát: Vướng mắc do chưa được giao đất (Bài 1)

Chính sách Dân tộc - Nguyễn Thanh - 07:39, 24/11/2023
LTS: Hàng trăm hộ dân tộc Đan Lan sinh sống ở bản Búng và Cò Phạt lâu đời trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông (Nghệ An). Định cư đã lâu, nhưng người dân chưa được cấp đất ở, đất sản xuất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất. Do vậy, khi chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn và gần đây nhất triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 cho người Đan Lan cũng đều vướng mắc...
Lạng Sơn: Đảm bảo sự phát triển bình đẳng của phụ nữ và trẻ em thông qua triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Lạng Sơn: Đảm bảo sự phát triển bình đẳng của phụ nữ và trẻ em thông qua triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách Dân tộc - Đức Bình - 06:59, 24/11/2023
Lạng Sơn hiện có trên 150.000 hội viên phụ nữ, trong đó, nữ lao động nông thôn chiếm trên 60%. Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Lạng Sơn đã bắt đầu triển khai Dự án 8, Chương trình MTQG 1719: “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực.
Hà Giang: Khát vọng khởi nghiệp, thoát nghèo của thế hệ trẻ

Hà Giang: Khát vọng khởi nghiệp, thoát nghèo của thế hệ trẻ

Chính sách Dân tộc - Khánh Sơn - 06:55, 24/11/2023
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.
Chương trình MTQG 1719: Quan tâm đầu tư phát triển nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù

Chương trình MTQG 1719: Quan tâm đầu tư phát triển nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù

Chính sách Dân tộc - Thúy Hồng - 06:44, 24/11/2023
Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm lo phát triển đời sống đồng bào các DTTS, đặc biệt là đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù. Mới đây nhất, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã thiết kế riêng một dự án (Dự án 9) “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn”. Để hiểu hơn về các chính sách dành cho nhóm dân tộc này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số (DTTS) về vấn đề này.
Bà Đinh Thị Thảo,Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình: Ưu tiên nguồn lực giải quyết những vấn đề cấp bách cho hộ nghèo, hộ DTTS khó khăn nhất

Bà Đinh Thị Thảo,Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình: Ưu tiên nguồn lực giải quyết những vấn đề cấp bách cho hộ nghèo, hộ DTTS khó khăn nhất

Chính sách Dân tộc - Văn Hoa - 05:32, 24/11/2023
Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình. Để hiểu thêm về những kết quả đạt được và nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là Ban Dân tộc tỉnh - với vai trò là cơ quan Thường trực Chương trình MTQG 1719, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Thảo, Trưởng ban Dân tộc tỉnh.
Thái Nguyên: Hiệu quả bảo tồn văn hoá truyền thống thông qua mô hình câu lạc bộ

Thái Nguyên: Hiệu quả bảo tồn văn hoá truyền thống thông qua mô hình câu lạc bộ

Chính sách Dân tộc - Đài Trang - 11:52, 23/11/2023
Thời gian qua, xuất phát từ nhu cầu gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc, cộng đồng dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Việc thành lập và phát triển mô hình câu lạc bộ văn hóa đã góp phần rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, qua đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc được trực tiếp tham gia, đồng thời được hưởng thụ các kết quả do hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Dân số “nhích” từng bước ở dân tộc Rơ Măm (Bài 1)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Dân số “nhích” từng bước ở dân tộc Rơ Măm (Bài 1)

Chính sách Dân tộc - Cù Hương - Sỹ Hào - 11:06, 23/11/2023
LTS: Vừa qua, Báo Dân tộc và Phát triển đã đăng tải loạt bài “Nhận diện khó khăn đặc thù của những dân tộc rất ít người”. Loạt bài viết đã phác họa những khó khăn đặc thù của 14 dân tộc rất ít người giai đoạn 2021 – 2025, được phê duyệt theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 14/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong bức tranh chung đó, mỗi dân tộc lại có những khó khăn đặc thù, những vấn đề cấp bách riêng cần được tập trung giải quyết triệt để.
Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

Lai Châu: Chú trọng bảo tồn nghề may trang phục của người Lào

Chính sách Dân tộc - Thùy Anh - 06:17, 23/11/2023
Bao đời nay, người Lào ở Lai Châu vẫn lưu giữ nghề trồng bông, dệt vải nhuộm chàm và thêu may trang phục truyền thống. Những năm qua, do có nhiều sản phẩm thổ cẩm công nghiệp, với mẫu mã phong phú, giá thành rẻ trên thị trường, nên không ít người đã sử dụng sản phẩm này, vì thế nghề, kỹ thuật tạo hình trang phục của người Lào cũng chung "số phận" mai một và ít người biết làm. Trước thực trạng đó, huyện Tân Uyên đã mở lớp truyền dạy tạo hình kỹ thuật trang phục dân tộc Lào, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Quảng Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền vận động để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

Quảng Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền vận động để phát huy hiệu quả chính sách dân tộc

Chính sách Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 05:57, 23/11/2023
Khu vực miền núi Quảng Nam gồm 9 huyện: Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Đây là nơi tập trung sinh sống lâu đời của nhiều đồng bào DTTS. Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tích cực triển khai các chính sách dân tộc, làm thay đổi tích cực diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Như Thanh: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã miền núi đặc biệt khó khăn

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Như Thanh: Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng các xã miền núi đặc biệt khó khăn

Chính sách Dân tộc - Quỳnh Trâm - 05:37, 23/11/2023
Từ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS, miền núi (Chương trình MTQG 1719), công tác chỉ đạo sát sao, đúng hướng của Đảng bộ và chính quyền; sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, cơ sở hạ tầng của các xã, các bản làng khó khăn trên địa bàn Như Thanh đang tiếp tục được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới nơi vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội ngày càng phát triển.
Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS ở Lục Ngạn

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS ở Lục Ngạn

Chính sách Dân tộc - Văn Phong - 05:12, 23/11/2023
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có gần 50% dân số là đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chính vì vậy, việc triển khai các chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, phát triển bền vững được xác định là mục tiêu quan trọng hàng đầu.
Những chính sách làm đổi thay vùng biên Hướng Hoá

Những chính sách làm đổi thay vùng biên Hướng Hoá

Chính sách Dân tộc - Phạm Tiến - 05:06, 23/11/2023
Chương trình 134, 135… của Chính phủ đã khắc sâu vào tâm trí đồng bào các DTTS ở nước ta, bởi hiệu quả thiết thực, giá trị nhân văn cao cả. Không chỉ giảm hộ nghèo, chương trình, chính sách dân tộc còn hướng tới mục tiêu giúp đồng bào vươn lên làm giàu. Thời điểm hiện tại, các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang thực hiện đã tác động tích cực, toàn diện lên đời sống của đồng bào DTTS trên toàn quốc, trong đó có đồng bào DTTS ở Hướng Hoá (Quảng Trị), làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS nơi đây.
Lào Cai: Chương trình MTQG 1719 tháo gỡ khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân vùng cao Bát Xát

Lào Cai: Chương trình MTQG 1719 tháo gỡ khó khăn về nước sinh hoạt cho người dân vùng cao Bát Xát

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 04:36, 23/11/2023
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, hàng trăm bồn chứa nước đã được cấp cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện vùng cao Bát Xát, tỉnh Lào Cai.