Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Hiệu quả từ các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Xuân Hải - 11:55, 12/12/2023

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao của huyện Chiêm Hoá, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực. Đây chính là đòn bẩy để người lao động nói chung và lao động người DTTS nói riêng của huyện Chiêm Hoá từng bước tiến tới giảm nghèo nhanh và bền vững.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ được huyện Chiêm Hoá quan tâm hàng đầu
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ được huyện Chiêm Hoá quan tâm hàng đầu

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Chiêm Hoá đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Công tác tuyên truyền về đào tạo nghề, định hướng nghề nghiệp được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phù hợp, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho người dân trong việc lựa chọn ngành nghề.

Theo đó, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Chiêm Hoá đã chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện và chính quyền các xã, thị trấn rà soát số lượng lao động đã và chưa qua đào tạo, tìm hiểu về nhu cầu học nghề của người lao động. Từ đó giúp các học viên phát triển các nghề đã học để tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững. 

Với sự chủ động, tích cực nói trên trong năm 2023, huyện Chiêm Hoá đã dậy nghề cho gần 600 lao động nông thôn, học sinh các xã, thị trấn trên địa bàn; trong đó trên 90% học viên được dậy nghề là người DTTS. Các học viên được đào tạo các nghề như: Kỹ thuật chăn nuôi thú y, phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân đến khâu thu hoạch và hoạch toán kinh tế đối với các loại cây ăn quả có múi; trồng nấm, trồng dưa chuột; trồng ớt; mở các lớp Cơ khí hàn, kỹ thuật máy nông nghiệp…

Đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia các lớp dạy nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Chiêm Hoá đã mở các lớp dạy nghề tại các xã, thôn bản. Bên cạnh việc giảng dạy về lý thuyết, các học viên còn được thực hành thông qua các mô hình trình diễn ngay trên lớp và tại các cánh đồng của các học viên. Sau khi hoàn thành các khóa học, nhiều học viên được hỗ trợ tìm kiếm việc làm ở trong và ngoài tỉnh với mức thu nhập ổn định. Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh ngày càng gắn với nhu cầu xã hội và phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa phương đã giúp nhiều lao động trên địa bàn tỉnh có việc làm ổn định, tăng thu nhập cho gia đình.

Huyện Chiêm Hoá đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm
Huyện Chiêm Hoá đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm

Anh Chu Văn Linh, dân tộc Dao ở xã Tri Phú (Chiêm Hóa) sau khi hoàn thành lớp học vận hành máy thi công nền tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Chiêm Hoá đã tìm được công việc ổn định với thu nhập khá cao. Anh Linh phấn khởi chia sẻ: “sau khi ra trường, tôi xin làm việc tại một doanh nghiệp xây dựng ở Hải Phòng với mức thu nhập hơn 8 triệu đồng/tháng”.

Theo anh Linh, mặc dù được tạo điều kiện thuận lợi để học nghề, nhưng người lao động cũng nên suy nghĩ kĩ trước khi lựa chọn đi học nghề. Bản thân mỗi học viên phải tìm hiểu thực tế nhu cầu thực tế của xã hội hiện nay, cái gì đang cần thì học, như thế vừa giúp tiết kiệm thời gian và phát huy hiệu quả ngành nghề đã học, tránh lãng phí.

Chị Nông Thị Ngà, xã Yên Nguyên (Chiêm Hoá), sau khi được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường chị cũng đã mạnh dạn cải tạo gần 3 sào đất của gia đình để trồng rau màu. Trên cơ sở được sự định hướng của cán bộ nông nghiệp địa phương, chị Ngà đã tập trung vào sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được thị trường ưa chuộng là đậu Hà Lan, cà chua, bắp cải. Tất cả đều được chị Ngà triển khai theo hướng an toàn sinh thái.

Chị Ngà cho biết những thay đổi trong phương thức canh tác không chỉ giúp gia đình chị giảm công lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mà còn ổn định thị trường tiêu thụ, giá bán cao hơn so với rau đại trà 1,5 - 3 lần. Hiện, mỗi vụ rau, chị Ngà đều có thu nhập khoảng 20 triệu đồng.

Bên cạnh việc mở rộng các lớp đào tạo nghề, huyện Chiêm Hoá cũng đang đẩy mạnh tư vấn việc làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người DTTS. Theo đó, trong năm 2023, UBND huyện Chiêm Hoá đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, xã, thị trấn thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động. Hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động luôn được quan tâm, đổi mới, mang tính thiết thực, hiệu quả hơn.

Các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức như: Tổ chức giới thiệu việc làm qua các phiên giao dịch việc làm tại các xã, thị trấn; hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tư vấn - giới thiệu việc làm trực tiếp tại các thôn. Tổ chức cho người lao động đi thực tế tại các đơn vị doanh nghiệp thực hiện công tác giải quyết việc làm. Theo đó, trong năm 2023, huyện Chiêm Hoá đã giải quyết việc làm mới cho hơn 3 nghìn lao động; tư vấn việc làm cho trên 5 nghìn người. Trong đó chú trọng tư vấn, giới thiệu việc làm cho đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, lao động là người DTTS.

Học sinh trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tìm hiểu, cập nhật thông tin thị trường lao động để định hướng và chọn lựa ngành học, việc làm phù hợp
Học sinh trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tìm hiểu, cập nhật thông tin thị trường lao động để định hướng và chọn lựa ngành học, việc làm phù hợp

Việc đa dạng hóa công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề của huyện Chiêm Hóa đã giúp người lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người DTTS được tiếp cận, tìm hiểu, cập nhật thông tin thị trường lao động để định hướng và chọn lựa ngành học, việc làm phù hợp. 

Bà Ma Thị Nhung, Trưởng phòng Dân tộc huyện Chiêm Hoá cho biết, triển khai Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi về “Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, huyện Chiêm Hoá được đầu tư hơn 23 tỷ đồng để hỗ trợ chuyển đổi số và mua sắm trang thiết bị dạy học; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy và học cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS… Đến nay, nguồn vốn được giải ngân đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Hiện, huyện Chiêm Hoá đã áp dụng thực hiện mô hình đào tạo nghề lưu động mang lại hiệu quả cao. Mở rộng triển khai áp dụng, đưa toàn bộ nội dung, hình thức giảng dạy đến tận các xã từ việc chọn lựa mời giáo viên đến liên kết các trường để thực hiện. Nhận thức của người dân về học nghề ngày càng tích cực hơn, lao động nông thôn đã hiểu rõ được lợi ích của việc học nghề để có tay nghề vững chắc, có thêm nhiều cơ hội về việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Nhiều lao động nông thôn đã tự trang trải kinh phí để học nghề theo nhu cầu. Số người thoát nghèo, có thu nhập khá tăng lên. Điều đó càng khẳng định công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại huyện Chiêm Hóa. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.
Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Vụ cháy rừng tại Hà Giang: Hai cán bộ kiểm lâm tử nạn

Tin tức - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang xác nhận thông tin về việc 2 cán bộ kiểm lâm đã tử nạn khi làm nhiệm vụ.
U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

U23 châu Á: Penalty tai hại khiến U23 Việt Nam dừng chân tại tứ kết lần thứ 2 liên tiếp

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Việt Nam đã để thua đáng tiếc trước U23 Iraq với tỉ số tối thiểu 1-0 và bị loại khỏi giải đấu năm nay.
Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Đắk Lắk: Mưa đá gây thiệt hại hàng trăm héc ta lúa chín

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 4 giờ trước
Ngày 27/4, lãnh đạo UBND xã Ea Kly (huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết: Trận mưa đá chiều 26/4 làm thiệt hại 260ha diện tích lúa đang chín, chuẩn bị thu hoạch, trong đó 190ha lúa bị thiệt hại 100%. Ngoài ra, còn các cây trồng khác trên địa bàn xã Ea Kly cũng bị ảnh hưởng, chưa xác định được diện tích.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ lật thuyền ở Quảng Yên (Quảng Ninh): Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Sau gần 3 ngày đêm nỗ lực tìm kiếm, đến 8 giờ 3 phút ngày 27/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng trong vụ lật thuyền trên sông Chanh (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).
TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4

Xã hội - T.Hợp - 11 giờ trước
UBND TP.Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn 2268 về việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024). Theo đó, TP.Hồ Chí Minh bắn pháo hoa tại 5 điểm trong dịp lễ 30/4 thay vì bắn pháo hoa tại 16 điểm như thông tin trước đó.
Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tràng An là biểu tượng về cam kết của Việt Nam trong bảo vệ di sản văn hóa tự nhiên

Tin tức - PV - 12 giờ trước
Tối 26/4, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024) với chủ đề "Tràng An - Ngọc đất Việt".
Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Thuận: Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 14 giờ trước
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vụ, địa phương trong toàn tỉnh tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG).
Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Chuyện người đàn ông Gia Rai làm cầu bắc qua sông Ba

Gương sáng - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Từng làm nghề chèo đò chở khách qua sông Ba, ông Ksor Yan (dân tộc Gia Rai, 60 tuổi, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa, Gia Lai) chứng kiến những nguy hiểm rình rập với bà con mỗi khi muốn qua sông, ông đã quyết tâm đứng ra làm cầu gỗ bắc qua sông Ba, giúp cho hàng trăm hộ dân hai bên bờ đi lại thuận lợi, tiết kiệm thời gian.