Tiêu chí hộ nghèo là một điều kiện quan trọng nhất để xây dựng, triển khai thực hiện nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội. Nhưng do một số địa phương rà soát, điều tra hộ nghèo không thực chất, tiêu chí bình xét lại thường xuyên biến động đã khiến chính sách triển khai không đúng đối tượng, không trúng địa bàn.
Khi tiếp xúc với Thiếu tá Danh Kim Huôl (dân tộc Khmer, Chính trị viên, Phó Đồn Trưởng Đồn Biên phòng Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang), nhiều người đều có chung nhận xét: “Bộ đội Huôl là người hòa đồng, vui vẻ, chân tình và tin cậy”.
Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng) ngày càng chuyển biến tích cực. Đặc biệt, Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất (PTSX) thuộc Chương trình 135 đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, tạo động lực cho đồng bào vươn lên thoát nghèo.
Chúng tôi về huyện Tri Tôn (An Giang) mảnh đất vùng biên có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm tỉ lệ 34,02%).
Ngày 29/1/2018, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị chuẩn bị dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Những ngày này, đến Long Phú (huyện Long Phú, Sóc Trăng) xã có 70% là đồng bào dân tộc Khmer, ấn tượng nhất là nhiều căn nhà tường mới mọc lên bên hàng cây xanh thẳng lối; cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang; hệ thống thiết chế văn hóa được xây dựng khá hoàn chỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân.
Trong những năm qua, Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) được đánh giá là một trong những huyện triển khai thực hiện tốt Chương trình 135 (giai đoạn 2012-2016). Hiệu quả từ chương trình này đã tạo tiền đề vững chắc giúp nông thôn mới Mỹ Xuyên ngày càng khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Hiện nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Điện Biên vẫn còn ở mức cao, công tác tuyên truyền, ngăn chặn vấn nạn này còn nhiều bất cập. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên về một một số giải pháp phòng, chống nạn tảo hôn trên địa bàn tỉnh trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ có mục tiêu quan trọng là hỗ trợ đồng bào DTTS giảm nghèo nhanh, bền vững từ việc tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, việc giải ngân nguồn vốn chính sách hỗ trợ này vẫn bị ách tắc bởi có quá nhiều vướng mắc.
Huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) phần lớn là đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều, Chứt, Thổ sinh sống. Thời gian qua, nhờ thụ hưởng nhiều chương trình, dự án, đề án đầu tư, hỗ trợ, nhất là Chương trình 135, đời sống của đồng bào các dân tộc ở Minh Hóa đã có nhiều thay đổi tích cực.
Những năm qua, từ việc triển khai xây dựng một số mô hình kinh tế ở địa bàn miền núi hiệu quả đã góp phần thay đổi diện mạo, đời sống đồng bào DTTS. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, có những mô hình đã “chết yểu” ngay sau khi dự án kết thúc, hoặc không thể triển khai tiếp.
Những năm gần đây, nhờ triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ trồng rừng, đặc biệt là Nghị định 75 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020, đồng bào DTTS vùng biên giới ven sông Đà thuộc tỉnh Lai Châu đã có một phần thu nhập ổn định.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang là một hướng đi đúng đắn của nền nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, để nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chính của nông nghiệp Việt Nam nói chung, vùng dân tộc và miền núi nói riêng thì cần một cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Kỳ 1: Tạm định cư, chưa định canhỞ bản Rào Tre, những người sinh năm 1990 trở về trước cơ bản không biết chữ. Người “nhiều chữ” nhất, được bảo trợ đi học THPT ở TP. Hồ Chí Minh cũng nằng nặc bỏ về.
Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) được phát động, triển khai từ năm 2010, tính đến thời điểm này, nhiều địa phương đã đạt được kết quả đáng ghi nhận.
Bằng uy tín và sự ảnh hưởng của mình, những năm qua, đội ngũ những người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thực sự là cầu nối quan trọng của chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo bền vững…
Nằm giữa vùng đồng bằng, nhưng huyện Tri Tôn (An Giang) là huyện miền núi, đa dân tộc, đa tôn giáo. Tỷ lệ đồng bào DTTS hiện chiếm trên 50% dân số. Đời sống của đồng bào còn khó khăn, có tư liệu sản xuất và mái nhà vững chãi để an cư phát triển kinh tế là điều mơ ước của nhiều hộ đồng bào DTTS nơi đây.
Ngày 18/1, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức cách mạng 4.0 cho 40 học viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Ngày 18/01/2018, tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Yên Thế tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín, học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) tiêu biểu và các doanh nghiệp có nhiều đóng góp cho thôn, bản đặc biệt khó khăn năm 2017.
Nhằm mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc có sừng tại các vùng miền núi trên địa bàn, những năm qua, từ các nguồn vốn của Trung ương và huy động các nguồn lực xã hội, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ bò giống, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, vỗ béo bò, nuôi bò sinh sản cho đồng bào nghèo ở các bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.