Làm thế nào để cấp ủy, chính quyền các địa phương, các tầng lớp nhân dân nắm rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) ở vùng DTTS và miền núi. Nhân dịp đầu Xuân năm mới, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải đã chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển xung quanh nội dung này.
Ngày 29/01, ông Đinh Quế Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT dẫn đầu Đoàn công tác của UBDT cùng Ban Dân tộc tỉnh Hoà Bình đã đến thăm hỏi, động viên và chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 xã Suối Nánh, Đồng Nghê, huyện Đà Bắc (Hòa Bình).
Đến thăm một số xã có đông đồng bào Khmer của tỉnh Sóc Trăng chúng tôi được tận mắt chứng kiến nhiều hộ nông dân đã xin được trả lại sổ hộ nghèo.
Thành phố Hà Nội có trên 92.000 đồng bào DTTS, sinh sống ở tất cả 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã có nhiều đóng góp tích cực trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
Ở thôn Sả Lủng (xã Pải Lủng, Mèo Vạc, Hà Giang), những căn nhà tạm xiêu vẹo dường như đã trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi người.
Ngày 30/01/2018, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác dân tộc năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Dự và đồng chủ trì Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Phan Văn Hùng, Lê Sơn Hải, Đinh Quế Hải. Tham dự Hội nghị có Thường trực Đảng ủy cơ quan; lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT; Lãnh đạo Ban Dân tộc một số tỉnh, thành phố…
Dời khỏi cánh đồng còn lởm chởm nhiều mô đá, mồ hôi đẫm ướt chiếc áo sờn màu nhưng bà Ka Hậu (ở thôn Đạ Nhing 1, Đạ Tông, Đam Rông, Lâm Đồng) vẫn tươi rói nụ cười và tự tin chẳng bao lâu nữa những thửa đất hoang, cằn cỗi cũng sẽ biến thành những nương sắn tốt tươi. Niền tin của bà Hậu cũng là minh chứng cho sự thay đổi tư duy, thay đổi cách làm của nhiều buôn làng người Cơ-ho khác ở huyện nghèo Đam Rông. Sự thay đổi ấy sẽ giúp nhà nhà tiến đến sự ấm no.
Lâu nay, khu vực miền núi, vùng cao luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi, đã thành truyền thống của người Việt, lá lành đùm lá rách, nên người dân miền xuôi trước thực trạng thiếu và yếu về mọi mặt của của miền núi đã luôn luôn có những động thái chia sẻ.
Năm 2013, chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công (NCC) với cách mạng đã được triển khai theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là QĐ 22). Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai, đến nay nhiều hộ gia đình NCC vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ do gặp nhiều vướng mắc.
Trồng rừng kinh tế đang được coi là mô hình chủ lực để huyện Mường Nhé (Điện Biên) tạo sinh kế cho người dân, giảm thiểu tình trạng phá rừng làm nương đang diễn ra hiện nay.
Nhiều năm trở lại đây, bản A Pa Chải được biết đến là một trong những điểm sáng về phong trào an ninh trật tự của xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Đóng góp vào kết quả đó có vai trò quan trọng của người có uy tín, Bí thư Chi bộ bản A Pa Chải, Lỳ Xuyến Phù, người dân tộc Hà Nhì.
Thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) có 430 hộ, phần lớn không phải dân gốc. Từ nhiều năm nay, vì thiếu đất canh tác nên nhiều hộ trong thôn phải làm nhiều nghề để sinh sống, nhưng chẳng nghề nào đem lại thu nhập đáng kể.
Sau 5 năm thực hiện Nghị định 05 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc, Phú Yên đã triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho vùng dân tộc và miền núi, nhờ đó, bộ mặt buôn làng đã có sự đổi thay đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4-5%/năm.
Một thời gian dài, lợi dụng sự khó khăn của đồng bào DTTS, “tà đạo” Hà Mòn đã len lỏi, lôi kéo nhiều đồng bào vùng Tây Nguyên với luận điệu “không làm cũng có ăn”. Nhiều người đã cả tin theo tà đạo, ngày càng lún sâu vào nghèo đói, cơ cực. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ ở xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà, Kon Tum lại kiên quyết không theo tà đạo, tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Chị Y Ksor H’Brô là một điển hình như thế.
Hiện nay, nghề nuôi cá lồng dọc bờ sông Gianh, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đang phát triển khá mạnh. Nuôi cá lồng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn nơi đây. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững, người nuôi cá đang rất cần những những chính sách hỗ trợ về tín dụng, khoa học, kỹ thuật...
Theo số liệu của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt nam, hiện cả nước có khoảng 3,7 triệu thanh niên DTTs. Dù có nhiều chính sách hỗ trợ thanh niên DTTs khởi nghiệp nhưng hiệu quả chưa như mong đợi. Thiếu đất sản xuất, thu nhập bấp bênh nhưng thanh niên DTTs không muốn đi học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp.
Nhiều năm trước, ý tưởng đầu tư một con đường từ bản Rào Tre sang các bản người Sách, người Mã Liềng, người Chứt ở Quảng Bình đã được lập thành dự án, với mục tiêu mở đường đi và “mở đường” phát triển cho cộng đồng người Chứt Hà Tĩnh. Nhưng đến nay, dự án vẫn chỉ là niềm mơ ước.
Ngày xưa, những chiếc nỏ được đồng bào dân tộc Raglai dùng để tham gia chống giặc ngoại xâm, nhất là trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Còn ngày nay, nỏ vẫn được dùng để bảo vệ mùa màng và phục vụ trong các sự kiện văn hóa-thể thao. Năm tháng đi qua, ở chốn thâm sơn Ma Nới, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) người ta vẫn hồi kể những câu chuyện đầy thi vị về những chiếc nỏ...
An Giang là tỉnh có cộng đồng người Chăm cư trú khá lâu đời, với số lượng trên 3.273 hộ, khoảng 15.000 người, chiếm 0,67% dân số toàn tỉnh, tập trung ở 8 xã, phường của 5 địa phương, gồm: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu và TP.Long Xuyên.
Tỉnh Bình Định có 3 huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão, với các dân tộc Ba-na, Chăm, H’rê, Kinh cùng sinh sống. Những năm qua, tỉnh đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc góp phần đổi thay đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây.