Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những người lật đá tìm đất sống

PV - 21:51, 30/01/2018

Thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long (huyện Nho Quan, Ninh Bình) có 430 hộ, phần lớn không phải dân gốc. Từ nhiều năm nay, vì thiếu đất canh tác nên nhiều hộ trong thôn phải làm nhiều nghề để sinh sống, nhưng chẳng nghề nào đem lại thu nhập đáng kể.

Nghề “mót” đất!

Ngày xưa, có lẽ vào cái thời hợp tác xã đang thịnh, mới có cái việc, vào mùa gặt, xã viên gặt đến đâu thì theo sau là một số người đi nhặt những bông lúa còn sót lại, còn gọi là “mót” lúa. Bây giờ chẳng thấy còn ai mót lúa nữa chứ đừng nói là “mót” đất.

Người dân sản xuất trên đất “mót” được trên bãi đá chăn thả gia súc của Nông trường Đồng Giao (Ảnh chụp ngày 18/3/2017). Người dân sản xuất trên đất “mót” được trên bãi đá chăn thả gia súc của Nông trường Đồng Giao (Ảnh chụp ngày 18/3/2017).

 

Nhưng ở thôn 3 của xã vùng 3 Phú Long lại đang tồn tại cái nghề này. Từ nhiều năm nay, nó tồn tại hiển nhiên và là nguồn thu quan trọng cho nhiều gia đình nghèo. Đa phần họ là dân “ngụ cư”, nhưng đã ở thôn 3 hàng chục năm nay. Họ đến từ những huyện gần, huyện xa trong tỉnh. Rồi cả những người trong Hà Tĩnh, Quảng Bình,… cũng có.

“Ngụ cư” nên họ không có đất canh tác. Dù Phú Long là một trong 4 xã có diện tích lớn nhất của tỉnh Ninh Bình nhưng đất canh tác của xã một phần thuộc sự quản lý của Nông trường Đồng Giao (toàn đất bazan màu mỡ), một phần thì nằm trong quy hoạch xây dựng Công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia, phần ít còn lại đã giao cho các hộ dân có hộ khẩu địa phương.

Không có đất nên họ phải đi “mót” những khoảnh đất thừa của nông trường để trồng ngô, trồng sắn. Nơi họ “mót” đất là bãi chăn thả gia súc của nông trường, nay bỏ hoang. Bãi chăn thả nằm sát chân núi, đá nhiều hơn đất.

Trong những người phải đi “mót” đất, có lẽ cực nhất là gia đình anh Trương Văn Thành, sinh năm 1972, quê gốc huyện Gia Viễn (Ninh Bình). Đã qua gần chục mùa ngô, vợ chồng anh Thành sống tạm nhờ thu nhập từ 2.000m2 đất mà anh “mót” được trên bãi đá của nông trường. Cũng chừng ấy năm, gia đình Thành vẫn chưa thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã.

Thành bảo, lúc đầu khai hoang được chừng đấy đất khổ lắm, toàn đá hộc to tướng. Giờ thì số lượng đất gần ngang bằng số lượng đá rồi, cũng được chừng dăm sào Bắc bộ để trồng ngô, trồng sắn.

“Một năm trồng 1 vụ ngô, 2 vụ sắn. Chưa trừ chi phí thì thu về được tất cả khoảng 9 triệu đồng, trừ hết thì cũng chỉ còn 6 triệu đồng thôi”, anh Thành nhẩm tính.

Nhưng cực cho Thành và gia đình là anh bị liệt hai chân. Bố anh bị phơi nhiễm chất độc da cam khi tham gia thanh niên xung phong ở chiến trường Quảng Trị. Thành sinh ra với đôi chân teo liệt, phải dùng 2 tay thay chân để di chuyển.

“Trồng ngô, trồng sắn thì còn có thể bò trên đất, trên đá. Còn kiếm việc khác thì rất khó. Cũng mấy lần xin đi trồng dứa cho nông trường nhưng chẳng ai nhận. Bình thường, nếu vợ không ai thuê việc gì để kiếm vài chục nghìn một ngày thì cả nhà treo niêu”, anh Thành nói.

Muốn thoát nghèo nhưng khó vay vốn

Lo ăn chẳng đủ nên vợ chồng Thành chẳng thể lo nổi chỗ ở. Vợ chồng anh cùng hai đứa con nhỏ chui đụt trong căn nhà cấp 4 cũ kỹ mà bố mẹ cho thừa kế. Tài sản đáng giá nhất của gia đình là con Đực, chú trâu gắn bó với Thành từ năm 2005 đến nay.

Bị liệt 2 chân nhưng anh Thành vẫn phải đi “mót” đất để trồng ngô, trồng sắn. Bị liệt 2 chân nhưng anh Thành vẫn phải đi “mót” đất để trồng ngô, trồng sắn.

 

Cũng nhờ con Đực mà chàng thanh niên tàn tật có thêm cái nghề chở xe trâu thuê. Nhưng nghề xe trâu cũng chẳng giúp gì nhiều cho gia đình anh. Mỗi chuyến hàng, anh cũng chỉ kiếm thêm được khoảng 70 nghìn đồng. Thế nên thu nhập của vợ chồng Thành chỉ vài triệu một tháng, luôn trong cảnh giật gấu, vá vai.

Nhắc đến cảnh nghèo, anh Thành ức lắm. Anh bảo, nhiều năm rồi gia đình đều nằm trong danh sách hộ nghèo của xã. Được thụ hưởng một số chính sách của Nhà nước đấy, nhưng mình cứ nghèo mãi thì cũng cảm thấy chẳng sung sướng gì.

“Muốn thoát nghèo lắm nhưng thân mình thì tàn tật, sức khỏe của vợ lại yếu. Bố mẹ cũng già cả rồi. Vốn liếng lại không có nên đành cắn răng chịu”, Thành ngậm ngùi nói.

Khát khao thoát nghèo nên đã nhiều lần anh Thành muốn làm hồ sơ vay vốn ngân hàng theo diện hộ nghèo. Oái ăm, khi chỉ mới hỏi dò Trưởng thôn cũng như cán bộ tín dụng, ý tưởng của anh bị dội ngay gáo nước lạnh.

“Họ bảo, nhà mình chẳng có tài sản gì để làm đảm bảo nên không vay được. Làm hồ sơ chỉ mất công thôi”, anh Thành ấm ức.

Đúng là nhà anh chẳng có gì. Cũng như nhiều hộ nghèo khác “ngụ cư” ở thôn 3, không đất sản xuất, không có nghề nghiệp ổn định nên dù hộ nghèo, ngân hàng cũng chẳng dám cho vay.

Vậy chẳng lẽ, họ vẫn nghèo mãi như vậy hay sao?

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 16:18, 26/11/2024
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 15:55, 26/11/2024
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 13:36, 26/11/2024
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - An Yên - 13:25, 26/11/2024
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 11:53, 26/11/2024
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Quảng Trị có Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 11:22, 26/11/2024
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là Nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 09:12, 26/11/2024
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví giặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví giặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 09:07, 26/11/2024
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho Nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Hiệu quả giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Nam: Nhìn từ Phước Sơn

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 09:02, 26/11/2024
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Thái Nguyên: Ấm tình đồng bào trong những căn nhà mới

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 09:00, 26/11/2024
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.