Nhờ khai thác hiệu quả nguồn vốn vay qua Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã triển khai nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng NTM.
Năm 2018, tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 3-4% (riêng 10 xã thuộc Chương trình 135 giảm tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS từ 5-6%)…
Sau 7 năm thực hiện, Dự án Ngân hàng bò đã trao gần 700 con bò giống- những "cơ nghiệp" quý giá cho hộ nghèo của 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ những "cơ nghiệp" ấy cũng có không ít hộ nghèo đã có cuộc sống ấm no hơn...
Hiện nay, hệ thống chính sách đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi đã bao phủ ở hầu hết mọi lĩnh vực.
Bình quân mỗi năm, ngân sách nhà nước đã chi hàng chục nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên, hành trình giảm nghèo bền vững vẫn cứ trơn trượt.
ây hồng xiêm xoài (mà bà con phía Nam gọi là cây Sabôchê) là một loại cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico. Người Pháp đã đưa nó vào trồng ở Việt Nam từ lâu. Cây hồng xiêm là cây trồng ưa thích khí hậu nóng ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 – 17oC thì cây không có khả năng ra hoa.
Gần chục năm làm trưởng thôn, bằng sự nhiệt tình, năng nổ với công việc anh Lý Seo Kính luôn giữ trọn lòng tin yêu của bà con ở thôn Khao B, xã Điện Quang, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Tại nhiều vùng đồng bào DTTS, khái niệm “quy chế dân chủ ở cơ sở” có lẽ không quen thuộc lắm với nhiều người nhưng việc được cùng bàn bạc, kiểm tra, giám sát những công trình xây dựng trong thôn, bản thì họ đã khá quen thuộc.
Mọi người biết đến ông Triệu Tiến Quý, dân tộc Dao, ở xóm Đèo Bụt, xã Hợp Tiến (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) là người kiêm nhiệm nhiều vai trò. Từ thành viên ban hòa giải, hội viên người cao tuổi, Hội Nông dân và là Người có uy tín trong đồng bào DTTS trong nhiều năm liên tục. Ở cương vị nào, ông cũng là người gương mẫu để mọi người noi theo.
Hằng chục năm qua, cái tên Giàng A Chống đã trở nên thân thuộc với hầu hết các gia đình ở bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Bởi, anh được đồng bào nơi đây coi trọng, xem anh là người “truyền lửa” cho đồng bào trong phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi hủ tục, tập quán lạc hậu.
Bình Định là một trong những tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na, H’rê với trên 38.418 người. Những năm qua, tỉnh đã nỗ lực triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc nhằm ổn định, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
Những năm qua, trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã có hàng trăm tiểu dự án sinh kế (TDA) trồng trọt, chăn nuôi… từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên được triển khai, giúp hàng ngàn hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng hưởng lợi thay đổi cách nghĩ, cách làm phát triển kinh tế và có thêm động lực để vươn lên thoát nghèo.
Xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa có 12 bản đều là người Mông di cư đến. Trước đây, Trung Lý là một xã trắng đảng viên, cuộc sống của đồng bào hết sức khó khăn.
Cùng với nguồn lực Nhà nước, công tác giảm nghèo bền vững đã và đang được người dân chung tay thực hiện. Nhờ đó, hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm xuống dưới 7%, giảm 1,5% so với cuối năm 2016. Đây là nền tảng vững chắc để triển khai chương trình trong năm 2018 và những năm tiếp theo.
Vốn được biết đến là một trong những xã xa nhất và khó khăn của huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), những năm qua, tận dụng lợi thế đất dốc, nhiều hộ dân ở xã Phan Thanh mạnh dạn chuyển đổi trồng cây dong riềng theo hướng hàng hóa. Trong những ngày thu hoạch dong riềng, xe của các thương lái về từng nhà thu mua củ dong tươi, tinh bột dong; có thị trường đầu ra ổn định, mở ra một hướng mới trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Xây dựng các trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú THCS là chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm giúp học sinh vùng khó khăn có điều kiện ăn ở, học tập. Tại tỉnh Quảng Ngãi tiến độ xây dựng đang rất chậm, chất lượng cũng không đảm bảo.
Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có thân thảo dạng bụi, lá kim. Cây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm. Đây là đối tượng cây trồng mới, có thị trường tiêu thụ lớn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện trên địa bàn huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa có khoảng 2.500ha rừng vầu, đây là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Tuy nhiên, quá trình khai thác bừa bãi đã khiến rừng vầu tự nhiên dần cạn kiệt. Do đó, năm 2014 huyện Quan Sơn đã triển khai Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình trồng thâm canh và phục tráng rừng vầu tại xã Tam Lư”.
Về làng rau ở khu phố Xuân Đồng, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp những vườn rau xanh mướt. Do đất đai phì nhiêu cộng với nguồn nước thuận lợi cho việc trồng các loại rau màu, vì vậy, cứ vào dịp Tết đến, người dân nơi đây lại tất bật gieo trồng theo hướng an toàn để tăng thu nhập.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Tiếp cận thông tin. Với Nghị định này, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có cơ hội nhiều hơn trong việc được tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, để Nghị định đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả như mong muốn, rất cần những giải pháp hiệu quả, bền vững.