Xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có khoảng 125ha đất sản xuất lúa nước, nhưng do điều kiện khắc nghiệt, nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Do vậy, việc tìm kế sách giúp bà con giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống thời gian qua được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Để giảm nghèo bền vững, khắc phục tình trạng tái nghèo, một trong những giải pháp quyết định là làm thế nào thay đổi tư duy của hộ nghèo. Bởi thực tế lâu nay, không ít hộ nghèo nhận thức về vấn đề giảm nghèo còn hạn chế, thậm chí có tư tưởng ỷ lại, thụ động không muốn thoát nghèo.
Thông tin nói chung, dịch vụ truyền hình hiện đại nói riêng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi.
Sáng 28/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện Quyết định 59/QĐ-TTg ngày 16/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tham dự Hội nghị có đại diện các báo, tạp chí thực hiện Quyết định 59; đại diện một số bộ ngành và một số vụ, đơn vị của UBDT. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị.
Chiều ngày 26/3, tại Khách sạn Khăn Quàng Đỏ, nằm trong chuỗi hoạt động của Tháng Thanh niên năm 2018, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng Bằng khen cho 15 cán bộ Đoàn tiêu biểu là người DTTS được trao giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2018.
Mục tiêu của Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất tại các huyện miền núi là “trao cần câu” để người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương, việc triển khai chính sách này vẫn còn nhiều bất cập.
Hỏi: Tôi là doanh nhân người DTTS, có uy tín, có điều kiện kinh tế, thường làm từ thiện và giúp đỡ đồng bào DTTS nghèo ở địa phương. Xin hỏi trường hợp của tôi có thuộc đối tượng được xem xét, bình chọn làm Người có uy tín không? Để được lựa chọn là Người có uy tín, cần phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Tỉnh Gia Lai hiện có 17 trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), trong đó có hai trường PTDTNT cấp tỉnh với 712 học sinh và 15 trường PTDTNT cấp huyện với 1.947 học sinh. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 25 trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) ở vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn trên cơ sở chuyển đổi từ trường tiểu học và trường trung học cơ sở.
Những năm qua, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) đã giải ngân hàng chục tỷ đồng để thực hiện các chương trình, dự án, các chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, trong đó đáng kể là Chương trình 135 và Chương trình 167.
Ngày 22/3, Ban Dân tộc tỉnh Bạc Liêu tổ chức tuyên dương 100 hộ đồng bào dân tộc Khmer vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững. Dịp này, Hội Bảo trợ người nghèo Tây Nam bộ và Quỹ Tấm lòng Việt Đài Truyền hình Việt Nam đã tặng nhà tình thương cho 90 hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn.
Được suy tôn là Người có uy tín trong cộng đồng người Thái bản Mển, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nhiều năm nay, ông Lường Văn Là (sinh năm 1953) luôn phát huy vai trò “đầu tàu”, gương mẫu trong mọi công việc từ trong gia đình, dòng họ ra đến cộng đồng.
Từ lâu, cây mía gắn liền với cuộc sống của bản người Mông ở Thang Sặp, xã Cao Chương, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng). Nhưng từ khi bà con mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh, cây mía mới thực sự đem lại nguồn thu đáng kể, góp phần tạo bước chuyển trong xây dựng nông thôn mới.
Mới đây, có dịp trở lại thăm xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ chúng tôi rất phấn khởi khi được chia sẻ, được nghe đồng bào Khmer nơi đây kể những câu chuyện thoát nghèo và tận mắt chứng kiến những căn nhà mới khang trang, trong đó có đủ vật dụng, đồ dùng sinh hoạt.
Tà Hừa là một trong những xã của huyện Than Uyên (Lai Châu) có điểm tái định cư thủy điện Bản Chát. Hiện tại, sau 7 năm di chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân tại các điểm tái định cư xã Tà Hừa đã từng bước ổn định.
Miền núi Quảng Ngãi là nơi có nhiều hồ, đập thủy lợi, sông, suối thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt. Toàn vùng hiện có hơn 750ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Trong thời gian qua công tác kết nghĩa giữa cơ quan, đơn vị với các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, tinh thần đoàn kết gắn bó với đồng bào các dân tộc. Qua đó, góp phần giúp các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.
Nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn gia tăng, nhiều trại sản xuất ếch giống trên địa bàn cả nước đã đi vào hoạt động và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Với quan niệm xưa nay, sản xuất nông nghiệp cố lắm cũng chỉ đủ ăn đã không còn trong suy nghĩ của Bí thư Chi đoàn thôn Lê Ngọc Đạt xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Xã Cường Lợi là xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Năm 2011, Cường Lợi bắt đầu triển khai Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau 7 năm triển khai thực hiện, với sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm cao giữa chính quyền và nhân dân, ngày 22/2 vừa qua xã Cường Lợi vinh dự đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM năm 2017.
Kể từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 230 hộ gia đình ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ trồng chè, nhất là ở huyện Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng chè cũ đã lạc hậu, năng suất không cao, chè nhanh già cỗi. Chính vì vậy nên nhiều cánh đồng chè trồng theo kiểu VietGap đang giúp các buôn làng ở vùng sâu Lâm Đồng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.