Là huyện vùng cao khó khăn của tỉnh Quảng Bình, những năm qua nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước mà cụ thể là các chương trình hỗ trợ “Giảm nghèo bền vững” đã giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo bền vững góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Là huyện còn khó khăn của tỉnh Bình Thuận, nhiều gia đình vùng sâu vùng xa còn thiếu các mô hình thoát nghèo bền vững nên huyện Bắc Bình xác định lấy Hội phụ nữ làm nòng cốt đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới. Bằng nhiều cách làm sáng tạo cuộc vận động “5 không 3 sạch” đã đi sâu vào cuộc sống giúp hàng trăm gia đình vươn lên khá giả, bộ mặt các xóm làng ngày một khởi sắc.
Ngày 6/02, tại Hà Nội, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ mở rộng lần thứ 24, nhiệm kỳ 2015-2020 về tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018. Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy; Bí thư, Phó Bí thư các Chi bộ trực thuộc; Ban Thường vụ Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu Chiến binh cơ quan.
Trong 2 ngày (5-6/2), Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà và chúc Tết đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau.
Luôn miệt mài tìm kiếm các mô hình làm kinh tế mới để hướng dẫn cho bà con nông dân trong thôn, trong xã làm theo, cựu chiến binh Am Moăn (70 tuổi, ở thôn A Cha, xã A Xing, Hướng Hóa, Quảng Trị) được mọi người qúy mến, tôn trọng.
Những năm qua, hệ thống cơ sở Đảng ở vùng DTTS đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chú trọng. Công tác phát triển đảng viên, củng cố cơ sở Đảng ngày một vững chắc tạo tiền đề cho xã hội ổn định và phát triển, đời sống người dân ngày một nâng lên. Những đảng viên người DTTS đã phát huy được tính tiên phong, gương mẫu, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đầu tư cho vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, chính sách cấp không thu tiền một số loại báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo các Quyết định 2472, 1977/QĐ-TTg và nay là Quyết định 59/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mang lại những lợi ích thiết thực, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, trình độ dân trí, học tập những mô hình kinh tế điển hình… nhằm xoá đói giảm nghèo cho vùng miền núi. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Quốc Tuấn một số vấn đề về chính sách cấp phát báo chí không thu tiền cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Để bảo tồn và phát huy chữ viết của mình, thời gian qua, người Mông ở Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hay. Từ những việc đơn giản như: trao đổi công việc hằng ngày, viết thư tay, tin nhắn qua điện thoại, hay thể hiện những bài hát… đều được viết bằng chữ của người Mông để mọi người cùng gìn giữ.
i đã từng đến với thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên hẳn sẽ không thể quên mùi vị đặc trưng từ món bánh xén (khẩu xén) cổ truyền của dân tộc Thái, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về. Thật tự hào hơn, khi chiếc bánh xén đã không chỉ bó buộc trong mỗi gian bếp từng hộ gia đình mà vươn ra đến chợ, bán cho khách du lịch. Đồng bào nơi đây còn đang ấp ủ ước mơ đưa chiếc bánh xén ra các tỉnh, thành khác thậm chí “vượt biên” ra nước ngoài.
Từ hệ thống các chính sách đã và đang được triển khai, vùng DTTS và miền núi nước ta đã có nhiều khởi sắc, thể hiện rõ nhất ở kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Kết thúc năm 2017, nhiều xã ở khu vực này đã cán đích, trong đó có không ít xã biên giới, xã bãi ngang ven biển. Đây sẽ là những “đầu tàu” kéo phong trào xây dựng NTM ở vùng khó về đích trong tương lai gần.
Xuân này, về những vùng xa xôi, nghèo khó nhất của đất nước, không thể không vui mừng trước bức tranh nông thôn miền núi đã có những thay đổi rõ nét. Từ những thôn bản ở vùng sâu, xa nhất đến các xã và cụm xã ĐBKK, ở đâu cũng bắt gặp những công trình ghi dấu ấn “135”.
Xuất phát điểm thấp, nội lực yếu nhưng kết thúc năm 2017, nhiều địa phương khó khăn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã “cán đích” trong xây dựng nông thôn mới; đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Kết quả này đã phản ánh một cách đầy đủ quyết tâm “chuyển mình” của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng các tầng lớp nhân dân từ việc vận dụng hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
Sáng ngày 02/02/2018, Báo Dân tộc và Phát triển (DT&PT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.
Dăm năm trở lại đây, đồng bào Hà Nhì ở xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) không chỉ đón Tết “đủ” mà còn được hưởng Tết “đầy”. Ở miền biên viễn này, nơi “một tiếng gà gáy 3 nước (Việt-Trung-Lào) cùng nghe”, đã xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ chăn nuôi đại gia súc. Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên làm giàu, người Hà Nhì ở Sín Thầu đã và đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo quê hương mình.
Năm 2017 khép lại với nhiều hoạt động đối ngoại sôi động và hợp tác quốc tế thành công trong lĩnh vực công tác dân tộc. Có thể nhìn thấy rõ, nhiều điểm nhấn nổi bật trong các hoạt động đối ngoại qua sự quyết liệt chỉ đạo đổi mới thực hiện các hoạt động hợp tác, hội nhập quốc tế của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT). Chính “điểm sáng” về đổi mới phương pháp tiếp cận và tăng cường sự chủ động, hiệu quả của các hoạt động đối ngoại trong tình hình mới, lĩnh vực công tác dân tộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg đã tạo ra sự thay đổi lớn về quan điểm giảm nghèo. Với cách tiếp cận này, người nghèo không chỉ nâng cao thu nhập mà còn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để thoát nghèo bền vững.
Bảy mươi năm trước-năm Mậu Tý 1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào thi đua ái quốc. Ngày 11/6/1948, Người đã lần đầu tiên ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Để bảo đảm cuộc sống cho người dân những vùng thiếu nước sinh hoạt, những năm qua, các địa phương đã được ngân sách phân cấp đầu tư hàng trăm công trình nước sạch. Nhưng sau đầu tư, không ít công trình nước sạch đang dần “chết yểu”. Nguyên nhân chính được xác định là do các địa phương không bố trí được vốn để duy tu, bảo dưỡng, “có sinh mà không có dưỡng”.
Từ ngày 15/3/2017, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) sẽ không được vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Đây là một trong những điểm mới được quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN, ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước. “Điểm mới” này đang thực sự gây lo lắng cho không ít hộ gia đình, tổ hợp tác muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, nhất là ở khu vực miền núi.
Năm 2018 là năm bản lề thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2021; triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đảng ủy cơ quan Ủy ban Dân tộc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; đề cao trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Nhân dịp bước sang năm 2018, đón Xuân Mậu Tuất, đồng chí Nông Quốc Tuấn, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã trả lời phỏng vấn Báo Dân tộc và Phát triển.