Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ gìn chữ viết dân tộc Mông: Cách làm hay ở Kỳ Sơn

PV - 14:51, 06/02/2018

Để bảo tồn và phát huy chữ viết của mình, thời gian qua, người Mông ở Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có nhiều cách làm hay. Từ những việc đơn giản như: trao đổi công việc hằng ngày, viết thư tay, tin nhắn qua điện thoại, hay thể hiện những bài hát… đều được viết bằng chữ của người Mông để mọi người cùng gìn giữ.

Trước đây, do quá trình di cư về vùng núi cao Nghệ An, cùng với điều kiện khó khăn, không có trường lớp học tập nên gần như người Mông ở Nghệ An đã mất đi chữ viết của mình. Nhưng hiện nay, trên các làng bản người Mông, những đứa trẻ lên 5 tuổi cũng đã có thể đọc làu làu, viết chữ của dân tộc mình.

Hầu hết học sinh dân tộc Mông cấp tiểu học ở Kỳ Sơn đều có thể đọc được tiếng của dân tộc mình. Hầu hết học sinh dân tộc Mông cấp tiểu học ở Kỳ Sơn đều có thể đọc được tiếng của dân tộc mình.

 

Để có được kết quả đó là cả một quá trình dài học tập và cố gắng của cộng đồng người Mông tại Kỳ Sơn. Theo trí nhớ của già làng Lầu Xái Phia ở bản Nậm Khiên (xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn) thì, khoảng những năm 1960, đã có một thầy giáo từ phía Bắc vào dạy tiếng Mông cho bà con xã Na Ngoi. Nhờ đó mà khơi dậy được ý thức giữ gìn ngôn ngữ, bản sắc dân tộc của đồng bào nơi đây.

Theo già Phia, từ đó về sau, không ai bảo ai, mọi người tự học hỏi lẫn nhau, họ thường viết thư hay trao đổi công việc bằng tiếng Mông. Sau này, rất vui mừng là ngành Giáo dục đã có chủ trương đưa tiếng Mông vào giảng dạy, đây là động lực giúp bà con phát triển và bảo tồn ngôn ngữ của mình.

“Thời điểm đó, hầu hết mọi người đều tham gia học đọc, học viết ngôn ngữ của dân tộc mình. Đến bây giờ, không còn ai là không biết đọc, viết tiếng Mông nữa cả” già Phia cho hay.

Không chỉ trao đổi với nhau bằng thư tay, hiện nay, những em học sinh người Mông còn sử dụng ngôn ngữ của mình trên internet, mạng xã hội... Cũng như mọi người, các em vui vẻ bình luận, đăng bài, ảnh đều sử dụng ngôn ngữ dân tộc của mình.

Em Và Thị Ly, học sinh lớp 7 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Nậm Cắn (Kỳ Sơn) cho biết, từ khi sử dụng mạng xã hội, những lúc nói chuyện với các bạn, em đều sử dụng tiếng Mông để chia sẻ, vừa gần gũi với mọi người, vừa giúp nhau giữ gìn tiếng dân tộc mình. Em Ly còn cho biết, mình mới tạo cho bố một tài khoản trên mạng xã hội bằng tiếng Mông và bố em cũng rất thích thú.

Nhìn qua trang cá nhân của Ly, với cái tên “

Kuv nco koj” (tôi nhớ bạn) chúng tôi có thể nhận ra ngay hầu như tất cả đều được em và các bạn sử dụng tiếng Mông để giao lưu với nhau. Một bức ảnh mà Ly mới đi chơi ở đảo Cát Bà với dòng chia sẻ: “Pom dej hiavtxwv nyob txhua qhov” (nghĩa là khắp nơi chỉ toàn nước biển mênh mông”.

Từng dòng trạng thái, từng chia sẻ hay như những bài hát đều bằng tiếng Mông. Vừa nói, Ly vừa giới thiệu với chúng tôi quyển sổ tay của mình, mà trang đầu tiên chính là bài hát “Người Mèo ơn Đảng” được em lưu lại bằng tiếng Mông của mình. Cụ thể: “

Nênhs Hmôngz ndu Đangv: Nor taox saz ntangr taox nênhs Hmôngz hu gâux, Luz hnuz kuz sâu ntux nênhs Hmông ndu Đangv, Iz tav nênhs Hmôngz pluôs tsâus nti,Tangr mak nhil nor Hmôngz pluôs luz nênhx yangr ntux. Ndu... njôngr Đangv txax njis. Hmôngz nhil nor sur so. Hmôngz nhil nor muôx naox,Tsơưv tsi tsao lax têz paor tsês, Nhil nor Hmôngz pluôs uô cê, Jêx jaol laov jêv yur kênhx, Nênhs Hmôngz ndu Đangv iz cxix.” (Đây rừng núi lưng đèo người Mèo ca hát; Sao còn sáng trên trời người Mèo ơn Đảng, Bao đời nay sống nghèo lam lũ. Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi. Nhớ ơn Đảng đưa tới, ta từ nay ấm no, không bỏ rẫy đốt nhà, mà lang thang nghèo suốt đời. Từ nay dân Mèo sống chung, bản Mèo vui trong tiếng khèn, Người Mèo ơn Đảng suốt đời”).

“Chúng em ghi lại bài hát Mông bằng chữ Mông thì hát mới thấy hay, đúng cảm xúc của đồng bào Mông…”, Ly chia sẻ.

Thế mới biết được, với người Mông, dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng trong lòng họ luôn có một ý thức cao trong việc giữ gìn và bảo tồn văn hóa của cha ông để lại.

HOÀNG QUÝ

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Quảng Bình: Trao Dê giống hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 11 giờ trước
Ngày 22/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tổ chức trao 12 con dê giống sinh sản để hỗ trợ sinh kế cho 5 hộ gia đình người Bru-Vân Kiều ở bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình).
Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Có một “Bệnh viện” nghèo phương tiện nhưng giàu tình người ở miền biên viễn

Sức khỏe - Tiêu Dao - 21:43, 22/09/2023
Không chỉ làm tốt công tác đảm bảo chủ quyền an ninh biên giới, hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, cán bộ chiến sỹ và quân y Đồn Biên phòng A Vao (BĐBP Quảng Trị) còn đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên địa bàn và cả Nhân dân nước bạn Lào.
Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Cảnh báo sự lây lan của virus gây chết người Nipah

Sức khỏe - Khoa Trịnh - 21:31, 22/09/2023
Ấn Độ đang thực hiện các bước khẩn cấp để ngăn chặn sự lây truyền của virus Nipah hiếm gặp nhưng gây chết người lây từ dơi sang người. Nipah được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là căn bệnh được ưu tiên cao với khả năng gây ra một đại dịch toàn cầu khác, khiến bất kỳ đợt bùng phát nào cũng trở thành một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.
“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

“Sắc màu Trung thu xưa” tại phố cổ Hà Nội

Sắc màu 54 - Thanh Nguyên - 21:30, 22/09/2023
Ngày 22/9, tại Hà Nội, nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày tài liệu và hiện vật với chủ đề “Sắc màu Trung thu xưa”.
Sơn La: Ra mắt mô hình

Sơn La: Ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà”

Xã hội - Mùi Len - 21:26, 22/09/2023
Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, phối hợp với Hội LHPN xã Tân Phong tổ chức Lễ ra mắt mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà" tại bản Mùng.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 20:46, 22/09/2023
Sáng ngày 22/9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã chính thức công bố lịch thi đánh giá tư duy (TSA) năm 2024. Theo đó, năm nay sẽ có 6 đợt thi TSA tạo điều kiện cho thí sinh được lựa chọn kết quả tốt nhất trong công tác xét tuyển.
PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

PC Ninh Bình: Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, độ tin cậy cung cấp điện

Kinh tế - PV - 20:44, 22/09/2023
Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối, là khả năng của hệ thống cung cấp đầy đủ và liên tục điện năng cho hộ tiêu thụ, với chất lượng điện năng đảm bảo, được thể hiện qua các chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI.. Những năm gần đây, được sự quan tâm và đầu tư đúng hướng của Công ty Điện lực Ninh Bình (PC Ninh Bình), lưới điện trên địa bàn tỉnh đã có nhiều thay đổi đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thất bại trước Iran, cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam chưa hết

Thể thao - L.Minh - 20:41, 22/09/2023
Thất bại 0-4 trước Iran khiến cửa đi tiếp của Olympic Việt Nam rất hẹp. Tuy nhiên HLV Hoàng Anh Tuấn cho rằng cuộc phiêu lưu ở Asiad 19 chưa kết thúc. Đội bóng của ông sẽ chơi hết mình trong trận đấu cuối với Saudi Arabia.
Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Gia Lai: Ra mắt sản phẩm “Rượu ghè mẹ Dung” của đồng bào Ba Na làng Kon Pơ Nang

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Thu - 20:36, 22/09/2023
Ngày 22/9, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức ra mắt thương hiệu sản phẩm “Rượu ghè Mẹ Dung” với mô hình sản xuất rượu cần từ gạo lứt và men của vỏ cây rừng tại làng Kon Pơ Nang.
Gia Lai: Điều tra, làm rõ vụ phá rừng sản xuất quy mô lớn

Gia Lai: Điều tra, làm rõ vụ phá rừng sản xuất quy mô lớn

Pháp luật - Ngọc Thu - 20:31, 22/09/2023
Một vụ khai thác gỗ trái phép quy mô lớn vừa bị phát hiện và triệt phá tại khu vực rừng sản xuất giáp ranh giữa hai huyện Mang Yang và Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Hiện vụ việc đang được Công an huyện Mang Yang (Gia Lai) điều tra, làm rõ.